Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.42 KB, 5 trang )
KINH CÂN VÀ CÁCH VẬN DỤNG
(Kỳ 3)
2. Triệu chứng rối loạn đường kinh:
- Co cứng ngón 4, lan đến mặt ngoài chi dưới, mặt ngoài gối.
- Cứng đau khớp gối và co cứng nhượng chân.
- Đau mặt trước ngoài đùi, đến vùng háng đùi, đau vùng mặt trong đùi đến
xương cụt.
- Đau hông sườn đến hố thượng đòn.
Thiên kinh cân, sách Linh khu: “Khi bệnh, nó (túc thiếu dương) sẽ làm cho
chuyển cân ở ngón áp út phía ngón út, dẫn lên đến gối làm chuyển cân ở mép
ngoài gối, làm cho gối không co duỗi được, khoeo chân bị co rút, mặt trước co
giật lên đến háng, phía sau làm cho giật đến vùng xương cùng. Nó làm đau lan
tràn lên đến vùng mềm của bờ sườn cụt, lên trên nó dẫn đến vùng ngực, vú và
Khuyết bồn cũng đau. Cân duy trì ở cổ bị co rút từ trái sang phải, mắt phải không
mở ra được ”.
C. KINH CÂN VỊ
1. Lộ trình đường kinh:
Xuất phát từ góc ngoài các gốc ngón chân 2, 3, 4 chạy đến gắn vào cổ chân
rồi chia làm 2 nhánh:
- Nhánh ngoài chạy theo mặt ngoài xương chày, gắn vào mặt ngoài gối,
chạy thẳng lên háng, đến huyệt Hoàn khiêu. Từ đây lên vùng sườn 11, 12 và tận
cùng ở cột sống.
- Nhánh trong đi từ cổ chân theo xương chày lên gối, gắn vào phía dưới
xương bánh chè và từ đây chia làm 2 nhánh nhỏ:
+ Một nhánh chạy ra ngoài lồi cầu ngoài xương chày đến huyệt Dương lăng
tuyền.
+ Một nhánh chạy lên qua vùng phục thỏ đến tam giác Scarpa ở dưới bẹn,
chạy vào giữa ở huyệt Khúc cốt và Trung cực, gắn vào các cơ bụng, chạy tiếp