SỞ GD & ĐT PHÚ THỌ
TRƯỜNG PT DTNT TỈNH
ĐỀ THI HỌC KỲ 2 . NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: Sinh học 11 NC
Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 209
Họ, tên thí sinh:
Lớp:
Chọn và tô đậm vào đáp án đúng ( A, B, C, D ) bằng bút chì
Câu 1: Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào
A. 3 lần giảm phân và 1 lần nguyên phân. B. 1 lần giảm phân và 2 lần nguyên phân
C. 1 lần giảm phân và 1 lần nguyên phân. D. 1 lần giảm phân và 3 lần nguyên phân
Câu 2: Nhận định không đúng khi nói về vai trò của nitơ đối với cây xanh:
A. Thiếu nitơ cây sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng nhạt.
B. Thiếu nitơ lá non có màu lục đậm không bình thường.
C. Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật.
D. Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục
Câu 3: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
A. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.
B. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
C. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng. D. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
Câu 4: Huyết áp cao nhất trong và máu chảy chậm nhất trong
A. Các tĩnh mạch cá động mạch B. Các động mạch các mao mạch
C. Các động mạch các tĩnh mạch D. Các tĩnh mạch các động mạch
Câu 5: Hoạt động nào của Insulin có tác dụng làm giảm đường huyết?
A. Chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu
B. Tăng biến đổi mở thành đường; chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trong gan và cơ; chuyển glicôgen thành
glucôzơ đưa vào máu
C. Tăng biến đổi mở thành đường. D. Chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trong gan và cơ
Câu 6: Hệ tuần hở có ở các động vật:
A. Cá, giun tròn, thân mềm. B. Ruột khoang, thân mềm, giun dẹp.
C. Chân khớp, thân mềm. D. Giun tròn, cá, da gai.
Câu 7: Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là:
A. Lực đẩy (áp suất rễ). B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
C. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ).
D. Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
Câu 8: Cân bằng nội môi là gì?
A. Là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
B. Các tế bào, các cơ quan của cơ thể chỉ có thể hoạt động bình thường khi các điều kiện lý hóa của môi
trường trong được ổn định.
C. Sự ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong (máu, bạch huyết, dịch mô) đảm bảo cho động vật
tồn tại và phát triển.
D. Là duy trì sự ổn định giữa môi trường trong và môi trường ngoài cơ thể.
Câu 9: Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là:
A. Nước và ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế thụ động.
B. Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu) còn các ion khoáng di chuyển từ đất
vào tế bào rễ một cách có chọn lọc theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động.
C. Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế
bào rễ theo cơ chế thụ động.
D. Nước và các ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động.
Câu 10: Cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu của máu chủ yếu dựa vào:
A. Điều hòa hấp thụ K
+
ở thận. B. Điều hòa hấp thụ K
+
và Na
+
ở thận.
C. Điều hòa hấp thụ nước và Na
+
ở thận. D. Tái hấp thụ nước ở ruột già.
Câu 11: Ý nào sau đây là đúng về điện thế hoạt động khi ở giai đoạn tái phân cực?
A. Trong giai đoạn tái phân cực, K
+
khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào.
Trang 1/4 - Mã đề thi 209- Học kỳ 2 . Năm học 2009-2010
B. Trong giai đoạn tái phân cực, tính thấm màng tế bào thay đổi.
C. Trong giai đoạn tái phân cực, K
+
khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào.
D. Trong giai đoạn tái phân cực, Na
+
dư thừa làm bên trong màng tích điện dương.
Câu 12: Điện thế hoạt động là gì?
A. Là điện thế xuất hiện khi tế bào ở trạng thái hoạt động.
B. Là điện thế xuất hiện khi có sự chênh lệch nồng độ giữa bên trong và bên ngoài tế bào.
C. Là sự biến đổi rất nhanh điện thế ở màng tế bào, từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực, tái phân cực.
D. Là điện thế xuất hiện khi có sự phối hợp hoạt động của các cơ quan.
Câu 13: Chọn câu đúng nhất khi nói về xinap?
A. Tốc độ truyền tin qua xinap hoá học chậm hơn so với lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có
bao mielin.
B. Tất cả các xinap đều có chứa chất trung gian hoá học là axetyl colin.
C. Xinap là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau.
D. Chuyển giao xung thần kinh khi qua xinap hoá học có thể không cần hất trung gian hoá học.
Câu 14: Tại sao xung thần kinh trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?
A. Xung thần kinh lan truyền nhờ quá trình khuếch tán chất trung gian hoá học qua một dịch lỏng.
B. Các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xinap mà xinap chỉ cho xung thần kinh đi theo một
chiều.
C. Xinap là cầu nối giữa các dây thần kinh. D. Xuất hiện điện thế hoạt động hoạt động lan truyền đi tiếp.
Câu 15: Ý nào không đúng khi nói về hạt
A. Hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành. B. Mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ.
C. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi. D. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ.
Câu 16: Hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú được gọi là hệ tuần hoàn kín vì:
A. Là hệ tuần hoàn kép gồm 2 vòng tuần hoàn (vòng nhỏ vòng cơ thể).
B. Là hệ tuần hoàn đơn theo một chiều liên tục từ tim qua động mạch tới mao mạch qua tĩnh mạch về tim.
C. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (qua động mạch, tĩnh mạch và mao mạch để về tim) dưới áp lực cao
hoặc trung bình, máu chảy nhanh.
D. Máu đi theo 1 chiều liên tục và trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
Câu 17: Ý nào không phải là sinh sản vô tính ở động vật đa bào?
A. Mảnh vụn vỡ từ cơ thể phát triển thành cơ thể mới.
B. Trứng không thụ tinh ( trinh sinh ) phát triển thành cơ thể mới.
C. Chồi con sau khi được hình thành trên cơ thể mẹ sẽ tách ra thành cơ thể mới.
D. Bào tử phát sinh phát triển thành cơ thể mới.
Câu 18: Tế bào diễn ra phân giải hiếu khí, phân giải kị khí khi nào?
A. Khi có nhiều CO
2
thì xảy ra quá trình lên men, khi không có CO
2
thì xảy ra quá trình hô hấp hiếu khí.
B. Khi thiếu O
2
xảy ra lên men và có đủ O
2
thì xảy ra hô hấp hiếu khí.
C. Khi có sự cạnh tranh về chất tham gia phản ứng: nếu có glucozơ thì hô hấp hiếu khí và khi không có
glucozơ thì xảy ra quá trình lên men. D. Khi có sự cạnh tranh về ánh sáng.
Câu 19: Nhận định không đúng khi nói về khả năng hấp thụ nitơ của thực vật:
A. Thực vật có khả năng hấp thụ nitơ phân tử.
B. Cây không thể trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.
C. Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ khoáng từ đất dưới dạng NO
3
-
và NH
4
+
.
D. Nitơ trong NO và NO
2
trong khí quyển là độc hại đối với cơ thể thực vật.
Câu 20: Ở động vật, cảm ứng là:
A. Các phản xạ không điều kiện, giúp bảo vệ cơ thể
B. Là khả năng tiếp nhận và đáp ứng các kích thích của môi trường, giúp cơ thể tồn tại và phát triển
C. Các phản xạ không điều kiện và các phản xạ có điều kiện, giúp bảo vệ cơ thể và thích nghi với môi trường
D. Các phản xạ có điều kiện, giúp cơ thể thích nghi với môi trường
Câu 21: Điện thế nghỉ là
A. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện
âm, còn ngoài màng mang điện dương.
B. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện
dương, còn ngoài màng mang điện âm.
C. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện
dương, còn ngoài màng mang điện âm.
D. sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng
mang điện âm, còn ngoài màng mang điện dương.
Trang 2/4 - Mã đề thi 209- Học kỳ 2 . Năm học 2009-2010
Câu 22: Ứng động nở hoa của cây bồ công anh (Taraxacum officinale) nở ra vào lúc sáng và cụp lại lúc
chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu là kiểu ứng động:
A. Ứng động sinh trưởng - nhiệt ứng động. B. Ứng động không sinh trưởng - quang ứng động
C. Ứng động không sinh trưởng - nhiệt ứng động. D. Ứng động sinh trưởng - quang ứng động
Câu 23: Các biện pháp giúp cho quá trình chuyển hoá các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan
thành dạng hoà tan dễ hấp thụ đối với cây:
A. Bón vôi cho đất kiềm
B. Trồng các loại cỏ dại, chúng sức sống tốt giúp chuyển hóa các muối khoáng khó tan thành dạng ion.
C. Làm cỏ, sục bùn phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống, bón vôi cho đất
chua. D. Tháo nước ngập đất, để chúng tan trong nước
Câu 24: Ý nào sau đây không đúng khi nói về diễn biến của giai đoạn mất phân cực trong cơ chế hình
thành điện thế hoạt đông?
A. Na
+
khuếch tán từ ngoài vào trong màng làm trung hoà điện tích âm bên trong màng.
B. Tính thấm màng tế bào thay đổi (cổng Na
+
mở).
C. Sự chênh lệch điện thế ở hai bên màng tế bào giảm nhanh (từ 70mv tới 0mv).
D. Tính thấm của màng đối với Na
+
giảm (cổng Na
+
đóng lại).
Câu 25: Cho biết kích tố sinh trưởng Auxin kích thích sự sinh trưởng giãn của tế bào, tăng tốc độ phân
chia của tế bào. Vậy auxin hoạt động theo cơ chế nào mà khi đặt cây nằm ngang, sau đó rễ cây hướng đất
dương?
A. Auxin tập trung ở mặt trên, kích thích tế bào phân chia và lớn lên làm rễ uốn cong theo chiều hướng đất
B. Auxin có khối lượng rất nặng, chìm xuống mặt dưới của rễ, kích thích tế bào phân chia mạnh, làm rễ cong
hướng xuống đất
C. Auxin tập trung ở mặt trên, ức chế các tế bào mặt trên sinh sản, làm rễ hướng đất
D. Do tác động của trọng lực, auxin buộc rễ cây phải hướng đất
Câu 26: Vì sao sự truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin lại theo kiểu "nhảy cóc"?
A. Vì sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.
B. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh. C. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.
D. Vì giữa các eo Ranvie, sợi thần kinh bị bao bằng bao miêlin cách điện.
Câu 27: Tại sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại?
A. Kim nhọn đâm vào ngón tay, tuỷ sống phát lệnh đến cơ ngón tay làm ngón tay co lại.
B. Kim nhọn đâm vào ngón tay, thụ quan giúp rụt ngón tay lại.
C. Khi kim nhọn đâm vào ngón tay, cơ ngón tay co làm ngón tay co lại.
D. Kim nhọn đâm vào ngón tay, thụ quan đem truyền tin về tuỷ sống phát lệnh đến cơ ngón tay làm ngón tay
co lại.
Câu 28: Tập tính bẩm sinh là
A. những hoạt động phức tạp của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố hoặc mẹ, đặc trưng cho loài.
B. những hoạt động đơn giản của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố hoặc mẹ, đặc trưng cho loài.
C. một số ít hoạt động của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố hoặc mẹ, đặc trưng cho loài.
D. những hoạt động cơ bản của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố hoặc mẹ, đặc trưng cho loài.
Câu 29: Hai loại hướng động chính là
A. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng tránh xa
nguồn kích thích).
B. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới đất).
C. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn ánh sáng) và hướng động âm (sinh trưởng hướng về trọng
lực).
D. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới
nguồn kích thích).
Câu 30: Học ngầm là
A. những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng.
B. những điều học được một cách không có ý thức mà sau đó động vật rút kinh nghiệm để giải quyết vấn đề
tương tự.
C. những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự
dễ dàng.
D. những điều học được một cách không có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề
tương tự dễ dàng.
Câu 31: Phản xạ phức tạp thường là
A. phản xạ có điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh, trong đó có các tế bào tuỷ sống.
Trang 3/4 - Mã đề thi 209- Học kỳ 2 . Năm học 2009-2010
B. phản xạ có điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh, trong đó có các tế bào vỏ não.
C. phản xạ không điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh, trong đó có các tế bào vỏ
não.
D. phản xạ có điều kiện, có sự tham gia của một số ít tế bào thần kinh, trong đó có các tế bào vỏ não.
Câu 32: Nhận định không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng tới cường độ quang hợp:
A. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ.
B. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohiđrat.
C. Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng đến cường độ quang hợp là như nhau.
D. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin.
Câu 33: Tại sao ở các tế bào còn non số lượng ti thể trong tế bào nhiều hơn so với các tế bào khác?
A. Vì ở các tế bào còn non, quá trình đồng hóa yếu, nên quá trình phân giải xảy ra mạnh
B. Vì ở các tế bào còn non, chứa lượng nước trong chất nguyên sinh rất lớn
C. Vì ở các tế bào còn non, quá trình đồng hóa mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng
D. Vì ở tế bào còn non, chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng, xúc tác các enzim phân giải hoạt động mạnh
hơn
Câu 34: Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O
2
và máu giàu CO
2
là:
A. Cá xương, chim, thú. B. Lưỡng cư, bò sát, chim.
C. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú. D. Lưỡng cư, thú.
Câu 35: Hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể thực vật?
A. Cung cấp năng lượng dạng nhiệt và dạng ATP sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây; tạo ra sản phẩm
trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
B. Phân giải hoàn toàn hợp chất hữu cơ thành CO
2
và H
2
O và năng lượng dưới dạng nhiệt để sưởi ấm cho cây.
C. Tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cây.
D. Cung cấp năng lượng và tạo ra sản phẩm cuối cùng là chất hữu cơ cấu thành nên các bộ phận của cơ thể
thực vật.
Câu 36: Ý nào sau dây không phải là vai trò của chất trung gian hoá học trong truyền tin qua xinap?
A. Enzym có ở màng sau xinap thuỷ phân axetylcolin thành axetat và côlin.
B. Xung thần kinh lan truyền đến chuy xinap và làm Ca
2+
đi vào trong chuỳ xinap.
C. Chất trung gian hoá học đi qua khe xinap làm thay đổi tính thấm ở màng sau xinap và làm xuất hiện điện
thế hoạt động lan truyền đi tiếp.
D. Axetat và côlin quay trở lại chuỳ xinap và được tái tổng hợp lại thành axetylcolin chứa trong các túi.
Câu 37: Động vật nào sau đây có hình thức tiêu hóa nội bào?
A. Động vật có xương sống. B. Động vật đơn bào và Động vật không xương sống bậc thấp .
C. Động vật không xương sống bậc thấp. D. Động vật đơn bào.
Câu 38: Ý nào không đúng khi nói về ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết
kiệm nănng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.
B. Nhờ các hạch thần kinh liên hệ với nhau nên khi kích thích nhẹ tại một điểm thì gây ra phản ứng toàn thân
và tiêu tốn nhiều năng lượng.
C. Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau và hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng
phối hợp hoạt động giữa chúng được tăng cường.
D. Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh của động vật tăng lên.
Câu 39: Cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mielin là:
1- Điện thế hoạt động lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
2- Tốc độ lan truyền trên sợi thần kinh nhanh hơn.
3- Điện thế hoạt động lan truyền liên tục từ điểm này sang điểm khác của tế bào.
4- Tốc độ lan truyền trên sợi thần kinh chậm.
A. 1 - 2. B. 3 - 4. C. 1 - 4. D. 3 - 2.
Câu 40: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?
A. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
B. Phục chế giống cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.
C. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền cung cấp cho chọn giống.
D. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
Trang 4/4 - Mã đề thi 209- Học kỳ 2 . Năm học 2009-2010