Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vì sao trẻ hay bị giun lên ống mật? pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.67 KB, 7 trang )

Vì sao trẻ hay bị giun lên ống mật?


Giun lên ống mật là hiện
tượng giun đũa chui qua
cơ vòng Oddi vào đường
dẫn mật. Đây là một
trong những cấp cứu
thường gặp ở trẻ em,
nhất là trẻ 3-7 tuổi. Số
lượng giun lên ống mật
có thể chỉ một, vài con
nhưng có trường hợp tới
hàng trăm con.
Giun lên ống mật là một trong những tai biến ngoại khoa
thường thấy của giun đũa (tắc ruột, viêm ruột thừa, giun lên
ống mật, viêm tụy cấp xuất huyết hoại tử… ) có thể dẫn
đến ứ mật, giãn ống mật trong gan, kéo theo đủ loại vi

Khi trẻ quấy khóc, đau bụng
vật vã cần nghĩ đến giun chui
lên ống mật.
khuẩn đường ruột (hay gặp E. coli, Proteus). Trẻ em hay bị
viêm đường mật, và dễ hình thành sỏi mật.
Về cơ chế sinh bệnh, có ý kiến cho rằng trẻ biếng ăn (do
mắc một bệnh nào đó) hay bị giun lên ống mật do trong quá
trình tìm kiếm thức ăn, giun đã chui vào ống mật; cũng có ý
kiến cho rằng giun đũa vốn sống môi trường kiềm trong khi
độ toan của dịch vị ở trẻ em lại thấp hơn người lớn nên
chúng bò đi nơi khác tìm môi trường thuận lợi hơn và dễ
ngược dòng, chui vào đường mật.



Bệnh có thể tái phát nhiều lần nếu không được định kỳ tẩy
giun và vẫn tiếp tục tái nhiễm giun.

Biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là những cơn đau bụng cấp.
Diễn biến bệnh ở trẻ em và người lớn rất khác nhau:
Ở giai đoạn sớm, có thể thấy trẻ đột ngột đau bụng dữ dội
kèm nôn nhiều, có trẻ còn nôn ra giun. Trẻ đau từng cơn,
đau lăn lộn, vật vã; có trẻ phải ôm bụng hoặc cào cấu vùng
thượng vị, cắn xé quần áo hoặc nằm phủ phục, chổng
mông, bắt bế vác lên vai, bụng tỳ vào vai mẹ chạy quanh
nhà. Rồi đột nhiên cơn đau dịu đi, trẻ mệt lả, đẫm mồ hôi,
mắt nhắm rồi cơn đau khác tái diễn. Cứ như vậy mỗi ngày
có đến 15-20 cơn. Khám thấy bụng hơi chướng, có phản
ứng ở một phần tư bụng trên-phải, dưới bờ sườn phải và
điểm dưới mũi ức rất đau, có thể thấy khối u (búi giun) ở
vùng thượng vị.
Khoảng 1 tuần sau trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân:
thân nhiệt dao động, buổi chiều sốt 38-39oC, trẻ vẫn đau
liên tục nhưng có dịu hơn một chút chỉ đau âm ỉ nhưng
phản ứng mạnh ở vùng thượng vị nhất là vùng hạ sườn
phải, ấn vào mũi ức rất đau, có khi co cứng. Các dấu hiệu
này chứng tỏ trẻ đã bị viêm nhiễm đường mật. Trẻ em hay
bị viêm nhiễm, nếu không được điều trị dễ tiến triển thành
áp xe gan. Vì giun không làm tắc hoàn toàn đường mật nên
có thể chưa thấy trẻ vàng da, vàng mắt.
Chừng 2-3 tuần sau khi có những cơn đau đầu tiên trẻ xanh
xao, gày yếu, thiếu máu, sốt cao 39-40oC kéo dài, ăn kém
hẳn, bụng đau nhiều hơn. Khám thấy gan to, chắc, đau

nhưng dấu hiệu rung gan không rõ; nhiều khi phải chụp X
quang mới thấy nếu gan to về phía trên, cần siêu âm để xác
định bệnh. Xét nghiệm thấy số lượng hồng cầu giảm, bạch
cầu tăng, tăng bạch cầu đa nhân trung tính, cũng có thể thấy
tăng bạch cầu đa nhân ái toan; chức năng gan bị ảnh hưởng:
tỉ lệ prothrombin hạ thấp, men phosphatase kiềm và men
gan transminase tăng; tốc độ lắng máu tăng chứng tỏ trẻ đã
bị áp-xe gan.
- Ở trẻ dưới 2 tuổi, triệu chứng nhiễm trùng xuất hiện rất
sớm, có thể chỉ sau vài ba ngày một tuần, trẻ đã bị áp xe
gan. Trong trường hợp này, trẻ thường có triệu chứng thiếu
máu kèm theo.
- Ở trẻ lớn hơn (3-7 tuổi), tình trạng nhiễm trùng có phần
nhẹ hơn, viêm nhiễm xảy ra muộn hơn.
- Ở người lớn, bệnh cảnh lâm sàng giun lên ống mật điển
hình hơn, biểu hiện bằng những cơn đau bụng gan dữ dội
kèm theo nôn nhiều nhưng tình trạng viêm nhiễm lại ít hơn.
Người bệnh đau vùng dưới sườn phải, đau lan ra sau lưng
và đau lan lên bả vai; đau từng cơn, lăn lộn, vật vã, phải
xoay người đủ các tư thế để chống lại cơn đau, nhiều khi
phải nằm chổng mông, gập người mới đỡ đau. Khám thấy
đau vùng dưới sườn phải và điểm dưới mũi ức cách 1,5 –
2cm về phía phải và dưới mũi ức (tương ứng với chỗ chia
nhánh của ống gan trái thành ống dưới phân thùy II và III
của gan trái rất đau; đặc biệt điểm sườn lưng đau (đau nhói
khi ấn vào khối cơ thắt lưng ở góc sườn thứ 12); không
thấy vàng da, vàng mắt.

Biến chứng của áp xe gan do giun đũa:
- Áp xe gan vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc toàn thể.

Bệnh rất nặng.
- Áp xe gan vỡ vào màng phổi gây tràn dịch màng phổi.
Người bệnh khó thở, chọc dò hút ra mủ thối, có khi có
trứng giun; nuôi cấy có vi trùng đường ruột.
- Áp xe gan vỡ vào màng ngoài tim: rất khó chẩn đoán, trẻ
tử vong nhanh.
- Áp xe dưới cơ hoành thường phát hiện được bằng X
quang.
Chẩn đoán
Việc xác định bệnh, thường phải dựa vào các triệu chứng
sau:
- Đau dữ dội ở bụng trên, ấn đau ở dưới mỏm xương ức;
- Có thể trước đó vài ngày người bệnh đã tẩy giun; hoặc
trong cơn đau có nôn ra giun, xét nghiệm thấy trứng giun
trong dịch mật hoặc dịch hút tá tràng;
- Chụp X quang có cản quang hoặc siêu âm vùng túi mật
thấy hình giun trong túi mật, đường mật giãn, túi mật có thể
to.
Có ý kiến cho rằng trẻ biếng ăn (do mắc một bệnh nào đó)
hay bị giun lên ống mật do trong quá trình tìm kiếm thức
ăn, giun đã chiu vào ống mật; cũng có ý kiến cho rằng giun
đũa vốn sống trong môi trường kiềm trong khi độ toan của
dịch vị ở trẻ em lại thấp hơn người lớn nên chúng bò đi nơi
khác để tìm môi trường thuận lợi hơn và dễ ngược dòng,
chui vào đường mật.
Về điều trị
Ở giai đoạn đầu nên điều trị nội khoa: nghỉ ngơi, ăn đủ
chất, cho thuốc giãn cơ Oddi, thuốc lợi mật, tẩy giun; chưa
nên dùng thuốc kháng sinh. Theo dõi chặt chẽ để có kết
luận chẩn đoán chính xác và phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm

trùng để xử trí kịp thời.
Việc điều trị ngoại khoa chỉ đặt ra khi điều trị nội khoa
không kết quả hoặc bệnh diễn biến lâu có nguy cơ biến
chứng. Khi đã có chỉ định mổ, cần phải chuẩn bị chu đáo,
nâng cao thể trạng, chống nhiễm trùng, và chăm sóc tốt sau
mổ.

×