Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chiếc áo ngực đầu tiên cho con gái pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.41 KB, 8 trang )

Chiếc áo ngực đầu tiên
cho con gái


Núi đôi chỉ là một
trong những dấu
hiệu cho thấy các
bé gái đang bước
vào giai đoạn
chuyển từ cô bé
con nữa trở thành
một người trưởng
thành. Trong giai
đoạn này, hình ảnh
bản thân trong mắt
người khác là điều
mà bé rất quan

Biết được số đo chính xác sẽ giảm
được nhiều vấn đề gặp phải khi
mặc áo ngực

tâm; và bạn có thể giúp con mình yêu quý bản
thân hơn bằng nhiều cách. Cùng con đi sắm sửa
chiếc áo ngực đầu tiên cũng như các phụ kiện tế
nhị khác chẳng hạn.



Trong bài này:
1. Hệ thống kích cỡ áo ngực?


2. Nên mua áo cỡ nào?
3. Nên mua áo loại nào?
4. Một vài kinh nghiệm

1. Hệ thống kích cỡ áo ngực theo ABC
Kích cỡ của áo ngực có hai phần: kích cỡ ngực (còn gọi là
kích cỡ đai) và kích cỡ bầu áo. Kích cỡ ngực hoặc đai được
đại diện bởi một số (32, 34, 36…) và là phần áo chạy ngang
ngực, ôm lưng. Bầu áo là phần ôm lấy hai bầu vú và được
đại diện bằng các chữ cái (AA, A, B, C…). Áo ngực có
nhiều kích cỡ, do sự kết hợp khác nhau của các kích cỡ đai
và bầu áo, ví dụ: 32AA, 34C…

2. Vậy nên mua áo cỡ nào?
Bé gái có thể cảm thấy xấu hổ về “núi đôi” đang phát triển
của mình và không muốn người khác nhìn hay bàn luận gì
về chúng. Tuy nhiên đo để có được những số đo đúng là
việc rất quan trọng vì mặc áo ngực đúng kích cỡ có thể làm
giảm những vấn đề mà bé gái có thể gặp phải khi mặc áo
ngực, như áo bị nhăn nhúm, lỏng lẻo, hoặc xê dịch.
Nhân viên của các cửa hàng bán quần áo lót sẽ giúp bé đo
kích cỡ vòng 1, nhưng chính bạn cũng có thể giúp bé tự đo
tại nhà, theo những hướng dẫn sau đây:
- Vòng thước dây ngay dưới chân ngực, vòng quanh lưng
và lồng ngực. Thước dây phải áp sát vào người, thật phẳng
trên lưng mà không quá chật đến nỗi hằn lên da thịt và
không quá lỏng đến nỗi trễ xuống trên lưng.
- Ghi lại các số đo sau khi cộng thêm 5 inch (12,5 cm). Đó
chính là kích cỡ đai áo.
- Vòng thước dây quanh người qua đỉnh của núm vú để đo

kích cỡ bầu áo.
- Ghi lại số đo này và trừ đi số đo đai áo. Hiệu số chính là
kích cỡ bầu áo. Nếu hiệu nhỏ hơn 1 inch (2,5cm), kích
thước của bầu áo là AA. Nếu là 1 inch (2,5cm), kích thước
của bầu áo là A; 2 inch (5cm) là B; 3 inch (7,5cm) là C …
Ví dụ: Nếu số đo bầu ngực là 33 inch (82,5cm) và vòng
ngực là 32 inch (80cm). Hiệu là 1 inch (2,5cm) vậy kích cỡ
áo ngực của bé sẽ là 32A.
- Nếu kết quả số đo bầu ngực là một số lẻ, như 31 inch
(77cm) hoặc 33 inch (83cm) thì quy tắc thường là làm tròn
đến số chẵn tiếp theo. Hầu hết áo ngực đều có các nấc để
điều chỉnh bằng móc để điều chỉnh độ ôm của áo. Và nên
làm tròn lên chứ không phải làm tròn xuống bởi vì khi bạn
mua một áo ngực mới thì móc sẽ cài ở nấc đầu tiên hoặc
giữa thay vì nấc cuối cùng, khi bé phát triển thêm một chút
vẫn có thể mặc vừa áo.
3. Phải mua áo loại nào?
Vì đây là một bước ngoặt hoàn toàn mới mẻ với bé, nên
việc tìm được một chiếc áo vừa vặn và phù hợp là rất quan
trọng. Một chiếc áo vừa vặn có nghĩa là nó nằm ở vị trí trên
khung sườn, không quá chật và bé cảm thấy thoải mái –
như thế sẽ giúp con gái của bạn có cảm giác tích cực hơn
về cơ thể đang phát triển của mình.
Chiếc áo ngực đầu tiên cô bé nên sử dụng nên là một chiếc
áo cotton mềm, không gọng để bảo vệ bầu vú đang phát
triển chứ chưa quan trọng tác dụng nâng đỡ ngực. Có rất
nhiều loại áo khác nhau từ loại vải, độ dày mỏng… Ngày
nay, nhiều bé gái chọn áo ngực thể thao làm chiếc áo ngực
đầu tiên cho mình bởi vì loại áo này có phần bầu áo phẳng
hơn, mềm và không làm thay đổi nhiều hình dáng ngực.

Nếu bé có những nhu cầu đặc biệt, chẳng hạn như nếu cỡ
bầu ngực của bé là C hoặc lớn hơn thì nên chọn áo ngực có
gọng. Ngoài ra còn có cả những loại áo có tác dụng nâng
hoặc làm nhỏ ngực dành cho các bé gái muốn ngực của
mình trông nhỏ hơn. Những áo này thường được làm bằng
vải tương đối dày và có dây đai chắc chắn.
4. Một vài kinh nghiệm:
– Cách tốt nhất để biết xem áo có vừa với con bạn hay
không là bảo bé mặc áo và đi lại khoảng vài phút; ngồi
xuống; duỗi tay ra trước và đưa tay lên cao. Nếu áo bị xô
lệch hoặc thít chặt vào người bé thì có tiếc cũng đành phải
bỏ qua thôi.
– Ở lứa tuổi này, trẻ thường dùng trang phục như một
cách thể hiện mình, cả áo lót cũng vậy. Chất liệu cotton
luôn là lựa chọn hàng đầu, nhưng còn màu sắc thì sao? Hãy
chọn theo ý thích của bé, nhưng nên là những chiếc áo có
màu sắc tươi sáng và dễ thương. Bên cạnh đó cũng cần chú
ý đến những thói quen và hoạt động thường ngày của con,
chẳng hạn bé thích chơi thể thao thì sẽ cần đến một chiếc
áo chắc chắn và ôm ngực hơn.
– Luôn nhớ rằng: chọn quần áo lót phải hợp với tuổi. Dù
con bạn có khăng khăng rằng mình đã lớn lắm rồi thì
những loại áo nhiều ren, áo trong suốt hay quần lọt khe
nhất định không phải là lựa chọn mà bạn nên nghĩ đến. Hãy
giúp con lựa chọn trang phục phù hợp.
– Đừng quên mua một vài chiếc áo để có thể thường
xuyên thay đổi và giặt sạch.
– Nhưng không nên mua cùng lúc quá nhiều áo. Vì sao ư?
Vì trong giai đoạn này cơ thể của con bạn mới bắt đầu thay
đổi thôi, và những thay đổi ấy sẽ diễn ra nhanh lắm.



Có mẹ bên cạnh giúp con vượt qua lúng túng
Ảnh: Inmagine
Chiếc áo ngực đầu tiên – đó vừa là khởi đầu tuổi niên
thiếu của con, cũng là một cơ hội tuyệt vời để thắt
chặt tình cảm mẹ con. Tất nhiên bạn cũng phải nhớ
tôn trọng quyền riêng tư của bé nhé, vì bé có thể cảm
thấy không thoải mái về những thay đổi trong cơ thể
mình và không muốn chia sẻ với ai. Bạn sẵn sàng và
cởi mở với con vào thời điểm này sẽ mở ra cơ hội
cho nhiều cuộc chuyện trò khác về “quá trình trưởng
thành”.
Đó có thể là một trải nghiệm có ảnh hưởng tích cực đến
tính cách của con bạn, vậy nên chúc bạn thành công!

×