Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Để trẻ khỏe mạnh bước vào năm học mới doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.85 KB, 6 trang )

Để trẻ khỏe mạnh bước
vào năm học mới




Cần theo dõi thân nhiệt cho trẻ bị sốt do nhiễm virut.



Trước sự bùng phát của dịch cúm A/H1N1/2009
trong cộng đồng, trường học là môi trường thuận
lợi cho virut lây lan nhanh chóng. Tuy nhiên
không chỉ có sự tấn công của virut cúm
A/H1N1/2009 hiện nay mà trẻ em còn có nguy cơ
mắc nhiều bệnh lý khác khi năm học mới đã đến
gần. Các biện pháp vệ sinh tốt có thể phòng ngừa
nhiều bệnh truyền nhiễm cho trẻ.

Sốt virut – bệnh dễ gặp nhất
Đây là bệnh trẻ rất dễ mắc phải khi vào năm học mới. Các
loại virut thường gây sốt gồm myxo, coxackie, entero, sởi,
thủy đậu, viêm não Nhật Bản… Trong điều kiện bình
thường cũng có những virut ký sinh trên đường hô hấp, tiêu
hóa… khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển, xâm
nhập cơ thể và gây bệnh. Sốt do nhiễm virut có biểu hiện
sau:

Sốt cao: Thường sốt từ 38 – 39oC, thậm chí 40-
41oC. Trong cơn sốt, trẻ thường mệt mỏi và ít đáp
ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như


paracetamol… Khi hạ sốt, trẻ lại tỉnh táo, chơi bình
thường. Trẻ đau mình mẩy, làm trẻ khó chịu, quấy
khóc. Một số trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo,
không kích thích, vật vã.
Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện của viêm long
đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng đỏ…
Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân
gây sốt do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện
muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là phân lỏng,
không có máu, chất nhầy.
Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau
khi ăn.
Không có các biểu hiện nhiễm khuẩn.
Ngoài ra còn gặp các biểu hiện khác như viêm hạch, phát
ban, viêm kết mạc.
Các triệu chứng trên thường xuất hiện rất rầm rộ và sau 3-5
ngày sẽ giảm dần rồi mất đi, trẻ trở lại khỏe mạnh.
Các bệnh do ký sinh trùng

Giun đũa, giun kim: Là loại ký sinh trùng phổ biến nhất
trong thời kỳ này. Tay trẻ thường bẩn bởi động tác di
chuyển cần sự hỗ trợ của tay, sàn nhà trẻ nếu không được
làm sạch thường xuyên sẽ có rất nhiều trứng giun đũa, giun
kim. Một thói quen khác của trẻ trong thời kỳ này là mút
ngón tay cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm. Những trẻ nhiễm
giun thường tăng cân chậm, suy dinh dưỡng, bụng trướng
to. Tình trạng này được khắc phục tốt sau khi tiến hành tẩy
giun.
Giun móc: Ấu trùng giun móc vào cơ thể qua đường ăn
uống hoặc qua da. Vì vậy, những trẻ có thói quen không đi

giày dép hoặc bò trên nền đất hoặc ăn uống mất vệ sinh rất
dễ nhiễm loại giun này. Trung bình mỗi ngày một con giun
móc có thể hút 0,2ml máu. Những trẻ nhiễm giun thường
chán ăn, đau vùng thượng vị hoặc quanh rốn, đau âm ỉ cả
lúc no lẫn lúc đói. Phân lúc táo lúc nát, có màu đen do chảy
máu đường tiêu hóa. Dấu hiệu thiếu máu xuất hiện từ từ
trong vòng 1-2 tháng hoặc kéo dài hơn. Trẻ mệt mỏi, xanh
xao, chóng mặt. Tình trạng này được khắc phục tốt sau điều
trị giun móc. Hậu quả của nhiễm giun móc là giảm hấp thu
các chất dinh dưỡng, viêm ruột, bội nhiễm ở phổi và có thể
suy tim do thiếu máu.
Để phòng tránh nhiễm giun, cần tăng cường vệ sinh cá
nhân. Không để trẻ bò lê dưới đất hoặc đi chân đất để tránh
ấu trùng giun móc chui qua da; rửa tay sạch bằng xà phòng
trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
Suy dinh dưỡng
Chứng bệnh thiếu chất nghiêm trọng này thường đi theo
sau các bệnh truyền nhiễm nhưng lại trực tiếp hoặc hỗ trợ
những căn bệnh khác gây tử vong ở trẻ. Nguyên nhân là do
tình trạng thiếu thốn thực phẩm hoặc mắc bệnh viêm
nhiễm, thậm chí là do cả hai. Các bậc cha mẹ nếu không
quan tâm đến con đầy đủ sẽ dễ bỏ qua vấn đề chăm sóc
dinh dưỡng khi trẻ đến tuổi tới trường.
Phòng chống suy dinh dưỡng bằng cách tăng cường chất
dinh nặng dưỡng cho trẻ và dự phòng các bệnh truyền
nhiễm như đã trình bày ở trên. Việc theo dõi cân theo biểu
đồ tăng trưởng là cần thiết và phải làm thường xuyên, khi
thấy có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đi khám bệnh để có
biện pháp xử lý cần thiết.
Dị ứng


Cơ thể trẻ giai đoạn này rất dễ mẫn cảm với các yếu tố lạ
của môi trường. Đặc biệt là sau một thời gian trẻ được nghỉ
hè ở nhà hoặc trẻ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường lớp
học có thể sẽ làm một số trẻ bị dị ứng với đồ dùng học tập,
không khí ở lớp, trường. Nếu có các dấu hiệu như mẩn
ngứa, ho, hắt hơi… nhiều cần cho trẻ đi khám.

×