Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài tập kinh tế phát triển - Phân tích tính chất kế thừa và sự tiến bộ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.04 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN

HỌ TÊN: NGUYỄN QUANG LỰC
LỚP : KTPT49A
MÔN : KINH TẾ PHÁT TRIỂN

ĐỀ BÀI: phân tích tính chất kế thừa và sự tiến bộ trong quan niệm về
vai trò các yếu tố nguồn lực tác động tới tăng trưởng kinh tế của các trường
phái kinh tế cổ điển, tân cổ điển, Keynes, hiện đại .
1
Mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất
về sự tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa
chúng.
Xét trên thời gian xuất hiện ta có các mô hình :
Mô hình tăng trưởng Cổ Điển : Y=f(K,L,R)
Mô hình tăng trưởng Keynes(Harrod-Domar) : Y=f(K,L,R).
Mô hình tăng trưởng Tân-Cổ Điển : Y=f(K,L,R,T) T- công nghệ ngoại sinh.
Mô hình tăng trưởng Hiện Đại : Y=f(K,L,R,T)
Những mô hình đại diện cho các trường phái này có sự thay đổi lớn lao,từ
quan niệm về sự vận động của nền kinh tế,vị trí của chính phủ ,đến việc xác định
những yếu tố chủ yếu tác động đến tăng trưởng kinh tế và việc lượng hoá tác
động của chúng. Mô hình tăng trưởng của Cổ Điển,Keynes đều khẳng định vai
trò của các yếu tố vật chất tác động đến tăng trưởng kinh tế là K,L,R.Trong đó
Ricardo coi R là yếu tố quan trọng nhất và là giới hạn của tăng trưởng,còn
Keynes khẳng định tiết kiệm,đầu tư làm cho vốn sản xuất gia tăng và là nguồn
gốc của tăng trưởng. Mô hình tăng trưởng của Tân-Cổ Điển và Hiện đại,Theo họ
ngoài các yếu tố vật chất K,L,R tác động đến tăng trưởng thì yếu tố tiến bộ công
nghệ trở thành yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng của thu nhập quốc dân.
Các mô hình tăng trưởng kinh tế đều ra đời trong những hoàn cảnh khác
nhau.Chính những bối cảnh mới xuất hiện làm cho mô hình tăng trưởng kinh tế


cũ không còn khả năng áp dụng để làm nền kinh tế phát triển nữa.Đây là điều
kiện tất yếu để một mô hình tăng trưởng mới ra đời và thích ứng với hoàn cảnh
hiện tại . Bối cảnh ra đời của trường phái Cổ điển là:Trong thời kỳ này nông
nghiệp đang ở vị trí thống trị,khoa học công nghệ chưa được để ý đến.Mô hình
kinh tế cổ điển được xem xét trong một nền kinh tế không có sự điều tiết của
chính phủ,các chính sách của chính phủ không có ảnh hưởng quan trọng đối với
sự hoạt động của nền kinh tế.Nền kinh tế luôn luôn đạt được mức sản lượng
tiềm năng(Yf)dựa trên sự tự điều tiết của giá cả và tiền lương danh nghĩa.Ngoài
ra,nền kinh tế còn bị ảnh hưởng rất nhiều của quy luật lợi tức biên giảm dần theo
quy mô.
Hàm sản xuất Y=f(K,L,R)
Theo trường phái Cổ điển thì các yếu tố cơ bản của tăng trưởng là R(số lượng
và chất lượng ruộng đất),K(vốn),L(lao độn).Theo Ricardo muốn có g>0 thì phải
có K>0.Ta có:
g=f(I)
I=f(Pv) . Pv_lợi nhuận
Pv=f(W). W_tiền lương.
W=f(Pa). Pa_giá của nông sản.
Pa=f(R). => R chính là yếu tố quyết định đến tăng
trưởng và cũng là yếu tố giới hạn của tăng trưởng.
Vào những năm 30 của thế kỷ 20 khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp diễn ra
thường xuyên,nghiêm trọng.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
chứng tỏ học thuyết “tự điều tiết”nền kinh tế là thiếu chất xác đáng.Điều này đòi
hỏi các nhà kinh tế phải đưa ra những học thuyết mới có khả năng thích ứng với
tình hình mới dẫn đếnTrường phái Keynes-(Harrod-Domar) ra đời.
2
Theo Harrod-Domar nền kinh tế luôn cân bằng ở dưới mức sản lượng tiềm
năng vì vậy luôn luôn tồn tại một khoảng cách suy thoái-luôn tồn tại thất
nghiệp.Muốn chấm dứt tình trạng này thì phải đẩy tổng cầu-mở rộng đầu
tư.Ngoài ra muốn thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và thất nghiệp thì nhà nước

phải thực hiện điều tiết bằng chính sách kinh tế ,vì vậy vai trò của nhà nước
được đánh giá rất cao.
Hàm sản xuất Y=f(K,L,R). Ở đây công nghệ là cố định.
Đầu tư đóng vai trò quyết định quy mô việc làm nhưng chất lượng đầu tư
phụ thuộc vào lãi xuất cho vay và hiệu xuất biên của vốn.Theo gt=
và kt=
Cuối thế kỷ 19 là thời kỳ đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của khoa học –
kỹ thuật.Hàng loạt các phát minh khoa học và hàng loạt các nguồn tài nguyên
được khai thác phục vụ cho quá trình sản xuất.Sự chuyển biến này đã có những
ảnh hưởng rõ rệt trong các trào lưu chính của tư tưởng kinh tế.Sự phát triển của
trào lưu này hình thành một trường phái kinh tế mới”Trường phái Tân-Cổ
điển”.Giống như bối cảnh của Cổ điển,trong điều kiện thị trường cạnh tranh(sự
tự điều tiết)khi nền kinh tế có biến động thì sự linh hoạt của giá cả và tiền công là
nhân tố cơ bản khôi phục nền kinh tế về vị trí tiềm năng(Yf).Cổ điển luôn luôn đạt
được mức sản lượng tiềm năng còn Tân-Cổ điển thì chỉ đạt được tại một thời
điểm,cụ thể đó là thời điểm bắt đầu một chu kỳ kinh doanh.Trong thời kỳ này quy
luật lợi tức biên giảm dần theo quy mô vẫn chi phối mạnh mẽ.
Hàm sản xuất Y=f(K,L,R,T)
Theo Tân-Cổ điển các nhân tố cơ bản tác động đến tăng trưởng kinh tế là
K,L,R,T.Thêm yếu tố công nghệ,nhưng công nghệ ở đây là công nghệ ngoại
sinh,phải dựa vào các cú sốc công nghệ từ các nước phát triển.Họ cho rằng
chính yếu tố công nghệ là yếu tố cơ bản nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế.Bởi
vì T có ý nghĩa tác động đến việc sử dụng hiệu quả các yếu tố K,L,R,ngoài ra T
còn tạo nên yếu tố hiệu quả theo số nhân.
Dựa vào lý thuyết của Keynes.Chính phủ các nước đã sử dụng chính sách
kinh tế của Nhà nước để hạn chế mức độ lạm phát và thất nghiệp,làm tăng mức
sản lượng tiềm năng.Nhưng sau một thời gian áp dụng lý thuyết này các nước
có xu hướng quá nhấn mạnh vai trò của chính sách kinh tế ,do đó lại hạn chế
mức độ tự điều chỉnh của thị trường và xuất hiện những trở ngại mới cho quá
trình tăng trưởng.Trong bối cảnh đó,một trường phái kinh tế mới ra đời.”Kinh tế

học Hiện đại”.Các nhà kinh tế của trường phái này ủng hộ việc xây dựng một
nền kinh tế hổn hợp,cả AD và AS quyết định đến điểm cân bằng của thị trường
và đăc biệt đề cao vai trò của vốn,công nghệ.
Hàm sản xuất Y=f(K,L,R,T)
Theo kinh tế hoc Hiện đại thì sự cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết
tại mức sản lượng tiềm năng,mà thường ở dưới mức sản lượng tiềm năng,trong
điều kiện hoạt động bình thường nền kinh tế vẫn có thất nghiệp và lạm phát.
Thống nhất với cách xác định của mô hình kinh tế Tân-Cổ điển về các yếu tố tác
động đến sản xuất.Họ cho rằng tổng mức cung của nền kinh tế dược xác định
bởi các yếu tố đầu vào sản xuấtc đó là L(nguồn lao động),K(vốn),R(tài
nguyên),T(công nghệ).Và vốn ,công nhệ là 2 yếu tố quyết định đến tăng trưởng
kinh tế.
3
Xét theo thời gian ra đời,các mô hình sau luôn luôn có sự kế thừa ,hoàn
thiện và phát huy của các mô hình trước đó:
Nếu theo quan điểm của trường phái Cổ điển thì yếu tố cơ bản của tăng
trưởng kinh tế là đất đai,lao động và vốn,nhưng trong từng ngành và phù hợp
với một trình độ kỹ thuật nhất định,các yếu tố này kết hợp với nhau theo một tỷ lệ
nhất định,không thay đổi được.Ngoài tỷ lệ đó ra không còn cách lựa chọn nào
khác cho sự kết hợp giữa vốn và lao động.Còn theo mô hình Tân-Cổ điển các
nhà kinh tế học bác bỏ quan điểm cho rằng sản xuất trong một tình trạng nhất
định đòi hỏi những tỷ lệ nhất định về vốn và lao động.Trong quá trình sản xuất có
thể có nhiều cách kết hợp với nhau về các yếu tố đầu vào.Tùy thuộc vào điều
kiện của từng nước mà chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật nhiều vốn hay nhiều
lao động.
So với mô hình Cổ điển mô hình Harrod-Domar đã hoàn thiện hơn ở chổ đã
định lượng được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng
kinh tế.Ngoài Harrod-Domar.Tân-Cổ điển cũng đã định lượng được các yếu tố
tác động đến tăng trưởng kinh tế.Cụ thể là hàm sản xuất Cobb-Douglas.
Y=T .K .L .R ( )

Sau khi biến đổi Cobb-Douglas,thiết lập được mối quan hệ theo tốc độ tăng
trưởng của các biến số.
g=t + k + l + r
Trong đó :g_tốc độ tăng trưởng của GDP
k,l,r_tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào.
t_phần dư còn lại,phản ánh tác động của khoa học –công nghệ.
_là các số lũy thừa,phản ánh tỷ lệ cận biên của các yếu tố
đầu vào.
Nếu như trong Harrod-Domar,yếu tố công nghệ là cố định ,có nghĩa là tác
động rất yếu đến tằng trưởng thì trong Tân-Cổ điển T được đánh giá cao và
trong mô hình kinh tế Hiện đại rất được qua tâm,chú ý đến.Nếu trong Tân-Cổ
điển .công nghệ chỉ là công nghệ ngoại sinh ,phụ thuộc vào các cú sốc của nước
ngoài thì trong mô hình Hiện đại ,công nghệ ngoài ra còn có các yếu tố bên
ngoài,năng suất nhân tố tổng hợp tác động đến công nghệ như cơ chế chính
sách,nghiên cứu triển khai công nghệ…
Đối với các nhân tố cơ bản tác động đến tăng trưởng ,hoàn thiên hơn Cổ
điển ,Harrod-Domar.Tân Cổ điển chia các yếu tố thành 2 nhóm : Nhóm nhân
tố phát triển theo chiều rộng gồm K.L.R.
Nhóm nhân
tố phát triển theo chiều sâu T .
Trong Cổ điển “Sự tự điều tiết” của thị trường đóng vai trò tối cao,vai trò của
chính phủ ,nhà nước bị lãng quên thì trong Harrod-Domar lại ngược lại Harrod-
Domar quá đề cao vai trò của nhà nước, của các chính sách kinh tế.Nghiên cứu
học thuyết của Samelson(mô hình Hiện đại) ta thấy học thuyết thể hiện ra như là
sự xích lại gần giữa hai trường phái Tân –Cổ điển và Keynes.Theo Samelson
nền kinh tế vận động chịu sự điều tiết của của hai yếu tố :Cơ chế thị trường và
nhà nước.hai yếu tố này giữa vai trò ngang nhau. Ngoài ra sản lượng cân bằng
của nền kinh tế chịu sự tác động của cả AD và AS.Mô hình tăng trưởng Hiện đại
kế thừa quan điểm Tân –Cổ điển về tỷ lệ vốn và lao động-có nhiều cách kết
4

hợp giữa vốn và lao động để tạo ra hiệu quả sản xuất.Tiếp đó,còn kế thừa
Harrod-Domar về vai trò của vốn nhưng hoàn thiện hơn là chia vốn thành hai
loại:
Vốn vật chất
Vốn nhân lực
Vốn nhân lực không tuân theo quy luật lợi tức biên giảm dần theo quy mô vì
vậy cần phải tập trung đầu tư vào giáo dục.Chính nguồn chất xám này sẽ làm
cho nền kinh tế phát triển nhanh,mạnh và bền vững.
Mặc dù những lý thuyết này không cung cấp liều thuốc thần để bảo đảm
rằng một nền kinh tế sẽ đạt được tăng trưởng nhanh chóng.Nhưng từ việc
nghiên cứu các mô hình này giúp chúng ta hiểu sâu hơn về nguồn gốc tăng
trưởng kinh tế và tạo ra khuôn khổ tri thức cho nhiều cuộc tranh luận về chính
sách tăng trưởng kinh tế
THỰC TRẠNG CỦA KINH TẾ VIỆT NAM
Kể từ khi bắt đầu công cuộc Đổi Mới, Việt Nam đã đạt những thành tựu
đáng kể về tăng trưởng GDP và nâng cao mức sống bình quân. Tuy nhiên, gần
đây đã xuất hiện một số hiện tượng đáng lo ngại, ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế bền vững của nước ta, như chỉ số ICOR cao, chỉ số cạnh tranh giảm sút,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế diễn ra chậm chạp… Khủng hoảng kinh tế có tác dụng
hai mặt: một mặt làm lộ rõ tất cả những yếu kém, khuyết tật và bất hợp lí của cơ
cấu kinh tế hiện tại, nhưng mặt khác lại tạo cơ hội để tái cấu trúc lại nền kinh tế
phù hợp hơn. Vì vậy, hơn bao giờ hết, việc xác định các nguồn tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam là hết sức cần thiết, nhằm tìm hiểu động lực dẫn đến tăng trưởng
ở Việt Nam trong thời gian qua và tìm ra chiến lược tăng trưởng kinh tế trong
những năm sắp tới. Các số liệu phân tích về nguồn tăng trưởng (theo phương
pháp hạch toán tăng trưởng) cho thấy từ năm 1996 đến nay, vốn có đóng góp
ngày càng lớn vào quá trình tăng trưởng kinh tế nước ta, trong khi đóng góp cho
tăng trưởng của yếu tố “tổng năng suất” có xu hướng giảm sút. Một câu hỏi lớn
là liệu nền kinh tế Việt Nam có thể tiến ngay vào quá trình tăng trưởng kinh tế
không chủ yếu phụ thuộc vào tích luỹ vốn hay không? Hoặc liệu chúng ta có thể

kết hợp được phát triển dưới dạng “lai” các mô hình dựa vào vốn và tăng năng
suất để sớm thoát ra khỏi “bẫy” tăng trưởng dựa vào vốn hay không? Dù mô
hình dựa trên các nguồn tăng trưởng của chúng ta được xác định cụ thể như thế
nào, cũng cần thấy rõ một kết luận rất cơ bản của các nhà kinh tế là sự đóng
góp của tổng năng suất nhân tố đối với tăng trưởng thu nhập thực tế quan trọng
hơn nhiều so với đóng góp của các yếu tố đầu vào. Nếu như lực lượng chính
của tăng trưởng kinh tế không phải là sự tích luỹ vốn hữu hình (như quan điểm
truyền thống) mà là tiến bộ công nghệ (được hiểu theo nghĩa rộng là tổng năng
suất), thì cho dù các nước nghèo có khả năng tiết kiệm thấp vẫn có thể đạt được
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nếu có thể nhập khẩu công nghệ từ các nền kinh
tế tiên tiến. Khi đó, việc đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu và phát triển (hỗ trợ
hoạt động cải tiến ở các doanh nghiệp tư nhân, bao gồm cả nhập khẩu công
nghệ nước ngoài) sẽ mang lại hiệu quả tăng trưởng kinh tế cao hơn là việc chỉ
cố gắng gia tăng lượng vốn hữu hình. Các mô hình tăng trưởng nội sinh, đặc
biệt là các mô hình xét đến vốn con người đã góp phần giải thích đáng kể sự
5
chênh lệch về thu nhập giữa các quốc gia. Các mô hình này cho thấy không có
xu hướng các nước nghèo (ít vốn) có thể đuổi kịp các nước giàu về mức thu
nhập bình quân, cho dù có cùng tỷ lệ tiết kiệm. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự
chênh lệch không chỉ ở lượng vốn vật chất (có thể bù đắp nhờ đầu tư và viện trợ
nước ngoài) mà quan trọng hơn là ở vốn con người. Bởi thế, ý nghĩa to lớn của
các mô hình tăng trưởng nội sinh là: tốc độ tăng trưởng dài hạn có thể phụ thuộc
vào hành động chính sách của chính phủ (đánh thuế, cung ứng cơ sở hạ tầng,
bảo hộ sở hữu trí tuệ, cung cấp các dịch vụ công liên quan đến giáo dục, y tế…),
vì các chính sách này có thể tác động tới các hoạt động sáng chế, phát minh và
tích lũy vốn con người. Câu hỏi cuối cùng là phải chăng các mô hình tăng trưởng
nội sinh là những mô hình tốt nhất cho nền kinh tế của ta? Câu trả lời là không,
bởi vì các mô hình này vẫn phụ thuộc vào một số giả định truyền thống mà
dường như không phù hợp với các nền kinh tế đang phát triển. Chẳng hạn, các
mô hình tăng trưởng nội sinh còn bỏ qua những yếu tố như sự yếu kém về cấu

trúc hạ tầng, cấu trúc thể chế ở các nước đang phát triển, mà đây cũng là những
yếu tố kìm hãm tăng trưởng, giống như mức tiết kiệm và tích luỹ vốn con người
thấp. Từ lâu người ta đã nhận ra rằng các nhân tố phi kinh tế có mối tương tác
với quá trình tăng trưởng. Tuy nhiên, trong các mô hình tân cổ điển và tăng
trưởng nội sinh, lịch sử và thể chế không có vai trò gì. Các kỹ thuật tính toán
tăng trưởng đo tầm quan trọng tương đối của mức vốn, lao động và công nghệ
trong quá trình tăng trưởng kinh tế chỉ thực hiện trong khuôn khổ một hàm sản
xuất kinh tế vĩ mô. Thế nhưng các nhà kinh tế thể chế hiện đại lập luận rằng thể
chế là cấu trúc mang tính thúc đẩy của một xã hội, do đó các luật lệ, quy tắc…
tạo nên nền tảng thể chế của một xã hội sẽ chi phối sự phân bổ các nguồn lực
của xã hội và nền kinh tế, và do vậy có ảnh hưởng lớn đến năng suất. Dường
như, việc xem xét và mô hình hoá tác động của các nhân tố phi kinh tế nói
chung, và yếu tố thể chế nói riêng, sẽ trở thành một hướng đi mới, một bước tiến
mới trong con đường tìm tòi và khám phá “các nguồn tăng trưởng kinh tế” trong
tương lai phù hợp với Việt Nam
6

×