Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Sán lá gan doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.87 KB, 6 trang )

Sán lá gan
Sán lá gan là một loài ký sinh trùng sống ký sinh ở các động vật ăn cỏ như trâu,
bò, cừu, dê Có hai loại sán lá gan: sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ.
Tại một số quốc gia, tỷ lệ nhiễm bệnh lên tới 80-100%.
Cơ thể sán lá gan hình lá, dẹp, dài 2 - 5cm, màu đỏ máu.
Mắt, lông bơi tiêu giảm. Ngược lại, các giác bám phát triển.
Nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, nên sán lá gan có thể chun dãn,
phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh.
Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ. Hầu có cơ khỏe giúp miệng
hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột phân nhiều nhánh
nhỏ để vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Sán lá gan chưa có hậu
môn.
Sán lá gan lưỡng tính. Cơ quan sinh dục gồm : cơ quan sinh dục đực và cơ quan
sinh dục cái với tuyến noãn hoàng. Phần lớn chúng có cấu tạo dạng ống phân
nhánh và phát triển chằng chịt.
Sán lá gan đẻ nhiều trứng (khoảng 4 000 trứng mỗi ngày).
Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.
Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng, sinh sản cho niều ấu trùng có đuôi.
Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết
vỏ cứng, trở thành kén sán.
Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm sán lá gan.
Vòng đời của sán lá gan khá phức tạp. Đầu tiên ấu trùng trứng sán lá gan được
thải ra ngoài theo đường phân trâu, bò Khi gặp môi trường nước ấu trùng sẽ
nở ra, xâm nhập vào vật chủ trung gian là ố c nước ngọt có tên khoa học là
Limnea Truneatula. Sau đó ấu trùng này thoát ra ngoài chuyển thành trạng thái ấu
trùng có tên khoa học là Fasciola gigantica. Chúng sẽ bám vào các cây rau (ví dụ
rau ng ổ, rau c ả i xoong, rau mu ố ng, rau c ầ n, ) Những loại rau này nếu người ăn
không rửa sạch, nấu chín thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm ấu trùng sán lá gan.
San la gan nho
Sán lá gan nhỏ là loại ký sinh trùng có chu kỳ phức tạp bao gồm cả người
và vật chủ trung gian (như ốc, cá ). Cách tốt nhất để ngăn chặn sự lan


truyền bệnh là phá vỡ ít nhất một khâu trong vòng đời của sán.
Trứng sán lá gan nhỏ có trong đường mật sau đó được bài xuất ra ngoài
theo phân. Ở bên ngoài, trứng cần phải có môi trường nước để tiếp tục
phát triển và hình thành ấu trùng lông. Ấu trùng lông di chuyển tự do trong
nước, tìm đến vật chủ trung gian thứ nhất để cư trú là các loài ốc. Trong
ốc, ấu trùng lông phát triển thành những ấu trùng đuôi. Sau đó ấu trùng
đuôi rời ốc và tìm đến các loài cá nước ngọt (vật chủ trung gian thứ hai) để
cư trú. Tại đây ấu trùng đuôi phát triển thành các nang ấu trùng nằm trong
các thớ thịt của cá, đây là giai đoạn nhiễm bệnh. Nếu ăn cá sống (gỏi cá),
hoặc cá nấu chưa chín, ấu trùng sẽ theo thức ăn vào đường ruột sau đó
xâm nhập vào ống mật, trở thành sán lá gan nhỏ trưởng thành và gây
bệnh. Thời gian từ lúc ấu trùng xâm nhập cơ thể đến khi xuất hiện sán
trưởng thành có khả năng gây bệnh khoảng từ 3-4 tuần.
Đặc điểm tổn thương và các biểu hiện của bệnh
Do sán thường bám chặt vào ống mật, dùng mồm để hút thức ăn nên lâu
dần gan sẽ bị xơ hóa lan toả và thoái hoá mỡ. Độc tố do sán tiết ra có thể
gây nên các tình trạng dị ứng, đôi khi có thể gây thiếu máu.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh sán lá gan nhỏ phụ thuộc nhiều vào cường
độ nhiễm và phản ứng của vật chủ. Trong trường hợp nhiễm ít có khi
không có triệu chứng gì đặc biệt. Giai đoạn khởi phát người bệnh bị mắc
bệnh sán lá gan nhỏ thường bắt đầu với các biểu hiện của rối loạn dạ dày
ruột như chán ăn, ăn không tiêu, đau âm ỉ vùng gan, tiêu chảy hoặc táo
bón thất thường. Kèm theo có thể thấy toàn thân phát ban, nổi mẩn. Giai
đoạn sau người bệnh thường đau vùng gan nhiều hơn, kèm theo thiếu
máu, vàng da và cổ trướng có thể xuất hiện ở giai đoạn muộn. Nếu có bội
nhiễm do vi khuẩn, bệnh nhân có thể sốt thành từng cơn hoặc sốt kéo dài.
Bệnh sán lá gan lớn
Hầu hết các bệnh do giun, sán gây nên đều có mối liên quan chặt chẽ tới đường
êu hoá. Nói cách khác căn nguyên gây bệnh thường qua đường ăn uống mà xâm
nhập vào cơ thể và gây bệnh. Bệnh sán lá gan lớn cũng có chung đặc điểm nói

trên. Tuy nhiên chỉ riêng tên gọi cũng đã cho người ta có sự phân biệt với bênh
sán lá gan nhỏ. Bệnh có một số đặc điểm tương đối khác biệt như mô tả dưới
đây.
Căn nguyên gây bệnh
Fasciola hepatica (F.hepatica) và Fasciola gigantica (F.gigantica) là hai căn nguyên
gây bệnh sán lá gan lớn. Trong khi F.hepatica chủ yếu phân bố ở châu Âu, châu
Mỹ, Đông Nam châu Phi và Nhật Bản thì F.gigantica lại chủ yếu phân bố ở châu
Phi, Đông Nam Á, Ấn Độ và khu vực quần đảo Hawaii. Đây là loại sán có kích
thước lớn nhất trong họ sán lá, chiều dài từ 2-3cm, chiều rộng khoảng 1cm (có lẽ
đây là lý do chính để gọi là sán lá gan lớn).
Sán lá gan lớn.
Đường lây truyền bệnh sán lá gan lớn
Về bản chất có thể gọi đây là loại bệnh của các loài động vật ăn cỏ (còn gọi là
động vật nhai lại) như trâu, bò, dê, cừu, hươu (gọi là vật chủ cuối cùng hay vật
chủ chính); còn người và một số động vật khác như lợn, chó, mèo là các đối tượng
không may mắc bệnh (tạm gọi là vật chủ không may hoặc vật chủ không thường
xuyên). Nghiên cứu chu kỳ gây bệnh, chúng ta sẽ hiểu tại sao người lại có thể mắc
bệnh sán lá gan lớn.
Trứng sán có trong đường mật của vật chủ chính. Sau đó trứng được đào thải ra
ngoài theo phân dưới dạng trứng chưa trưởng thành. Ở bên ngoài, trứng chưa
trưởng thành cần phải có môi trường nước để tiếp tục phát triển và hoàn thiện chu
kỳ. Trong môi trường nước, trứng sán tiếp tục phát triển thành phôi, sau đó tự giải
phóng ra ngoài dưới dạng ấu trùng lông (trong điều kiện thời tiết mùa hè thích hợp
thời gian này mất khoảng 2 tuần). Trùng lông di chuyển trong nước, tìm đến và
xâm nhập vào vật chủ trung gian thích hợp là các loài ốc. Ở trong ốc, ấu trùng lông
phát triển qua các giai đoạn thành bào ấu trùng và ấu trùng. Để tiếp tục chu kỳ các
ấu trùng của sán lá gan lớn rời khỏi ốc bám vào bề mặt của các cây thủy sinh như
các loại rau, cỏ Ấu trùng có ở bề mặt của các cây thủy sinh là giai đoạn có khả
năng gây bệnh của sán lá gan lớn. Lúc này các loại động vật ăn cỏ ăn phải cỏ có
chứa ấu trùng hoặc người không may ăn phải các loại rau, củ thủy sinh có chứa ấu

trùng thì sẽ mắc bệnh sán lá gan lớn. Điểm khác biệt của sán lá gan lớn so với sán
lá gan nhỏ và một số loại sán lá khác là có thể "phát huy" vai trò gây bệnh ngay sau
khi thoát ra khỏi vật chủ trung gian thứ nhất là ốc chứ không đòi hỏi phải có vật
chủ trung gian thứ hai.
Sau khi xâm nhập qua đường miệng, ấu trùng tới ruột non và thoát vỏ. Từ đây ấu
trùng xâm nhập vào các khoang của cơ thể bằng cách xuyên qua thành ruột và
nhập vào đường mật bằng cách xuyên qua nhu mô gan. Đôi khi ấu trùng tới gan
bằng đường máu hoặc đường bạch huyết ở thành ruột. Ngoài gan và đường mật, ấu
trùng sán lá gan lớn còn có thể xâm nhập vào phổi, tử cung, hoặc một số tổ chức
liên kết. Khi đã tới được các cơ quan hay tổ chức, ấu trùng sẽ phát triển thành sán
trưởng thành gây bệnh, đẻ trứng để bắt đầu chu kỳ tiếp theo.
Phòng bệnh
Biện pháp phòng, tránh bệnh sán lá gan tốt nhất là không ăn gỏi cá và các
loại thực phẩm chế biến từ cua cá nấu chưa chín. Những địa phương có
lưu hành bệnh cần có các biện pháp quản lý cũng như tuyên truyền cho
cộng đồng từ việc nuôi cá (như không thả phân tươi xuống ao) đến việc
chế biến các loại thực phẩm từ cá.Vì ốc là vật chủ trung gian và ăn rau sống
hay ăn phải các loại cây thủy sinh là căn nguyên mắc bệnh nên biện pháp dự
phòng đơn giản nhất là không ăn rau sống, các loại rau, cây thủy sinh, đặc biệt
trong vùng đang có bệnh lưu hành.
Biện pháp dự phòng áp dụng trong cộng đồng là quản lý, xử lý tốt phân của gia
súc. Tiến hành êu diệt ốc trên diện rộng khi có dịch bệnh lưu hành.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×