Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đông y trị đái buốt khi có thai docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.41 KB, 3 trang )

Đông y trị đái buốt khi có thai

Trong thời gian mang thai bị đi tiểu nhiều lần và đi nhỏ giọt ít một, đái rắt có kèm
theo cảm giác đau buốt ở đường niệu, triệu chứng đó gọi là đái buốt khi có thai, còn
gọi là “tử lâm”, bệnh này rất giống như chứng bệnh viêm niệu đạo bàng quang của
nữ giới trong y học hiện đại. Những người có thai, tiểu tiện nhiều lần, thấy buốt là
do bào thai của người có thai thuộc thận, thận bị hư nhiệt thì sinh ra tiểu tiện buốt
rắt.
Nguyên nhân bệnh là do thận và bàng quang hư nhiệt, bàng quang dương hư, âm vô dĩ
hóa, phế khí hư, tiểu tràng nhiệt, phế hư bàng quanh nhiệt mà khí hóa không hành được,
phế kinh uẩn nhiệt, can kinh thấp nhiệt, ăn quá nhiều chất bổ dưỡng, lao động vất vả mệt
nhọc gây tổn thương, ăn nhiều thức ăn quay, rán, nướng, tỳ vị khí hư nhược.
Trên lâm sàng thường thấy có mấy nguyên nhân là tâm hỏa lên cao, thấp nhiệt hạ chú,
khí hư không mạnh lên được, âm hư nội nhiệt. Tùy thể bệnh mà dùng các bài thuốc thích
hợp.
Đái buốt khi có thai do tâm hỏa lên cao
Nguyên nhân: Cơ thể vốn dương vượng, sau khi có thai, âm huyết tập trung xuống để
dưỡng thai nguyên, tâm hỏa mất điều dưỡng thì động dương lên cao. Hoặc ăn quá nhiều
thức ăn cay, nhiệt uẩn kết ở trong gây động tâm hỏa, tâm với tiểu tràng giống như biểu lý,
nhiệt di chuyển về tiểu tràng, truyền vào bàng quang, khí hóa mất bình thường, thủy đạo
không thông thoát mà sinh ra đái rắt, đái buốt.
Biểu hiện: Người có thai đi tiểu nhiều lần, khi tiểu tiện khó đi và rít, đau, nước tiểu ít và
đỏ, miệng khát tâm phiền, miệng lưỡi sinh lở loét. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng và khô, mạch
hoạt sác.
Phép trị: Tả hỏa thông lâm.
Bài thuốc: Sinh địa 9g, mộc thông 9g, ngọn cây cam thảo 9g, trúc diệp 9g, mạch môn
đông 9g, sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
Đái buốt khi có thai do thấp nhiệt hạ chú
Nguyên nhân: Chăm sóc bảo dưỡng không thận trọng, tà thấp nhiệt xâm nhập vào, hoặc
ăn quá nhiều cao lương mỹ vị bổ dưỡng, tỳ mất kiện vận, uẩn sinh thấp nhiệt, hoặc do
gan mật thấp nhiệt hạ chú, thấp nhiệt uẩn kết ở bàng quang, khí hóa mất sự điều khiển


thủy đạo bất lợi mà thành tử lâm.
Biểu hiện: Người có thai khi tiểu tiện ngắn, lúc đi nhiều lần, lúc đi gấp, khi đi thấy nóng
bỏng, đau buốt, màu nước tiểu vàng đục, đầu nặng, ăn ít, ngực tức, miệng đắng, tâm
phiền, khát mà uống không nhiều, lưỡi đỏ, ở gốc lưỡi rêu vàng nhẫy, mạch hoạt sác hoặc
huyền sác.
Phép trị: Thanh nhiệt thông lâm.
Bài thuốc: Bạch thược 12g, sinh địa 12g, ngân hoa 12g, hắc chi tử 9g, phục linh 9g,
hoàng cầm 9g, trúc diệp 9g, trạch tả 9g, xa tiền thảo 9g, cam thảo 6g, đăng tâm thảo 5
cọng, sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
Đái buốt khi có thai do khí hư suy không lên được
Nguyên nhân: Trung khí vốn hư nhược, hoặc khi có thai không chú ý giữ gìn và thiếu sự
chăm sóc, lao động mệt mỏi quá sức, sinh ra khí hư suy, khí đã hư suy thì không có sức
để nâng thai lên được, thai trụy, chèn ép bàng quang, thủy hành bất lợi, sinh ra đái buốt.
Biểu hiện: Có thai được mấy tháng, đi tiểu tiện nhiều lần, rỉ nhỏ giọt ra dầm dề, khi tiểu
tiện thấy rít buốt, muốn đi ngay mà không đi được, hoặc cứ thế ứa ra mà không kìm
được, màu nước tiểu vàng nhạt, trước và sau khi nước tiểu ứa ra thì âm hộ hoặc bụng
dưới sa xuống và đau, sắc mặt ủ dột, tinh thần mệt mỏi, khí đoản, lưỡi nhạt, rêu lưỡi
mỏng trắng, mạch tế hoãn (chậm chạp).
Phép trị: Ích khí, chỉ lâm.
Bài 1: Mạch môn đông 12g, thông thảo 9g, hoạt thạch 15g, đương quy 6g, đăng tâm thảo
6g, cam thảo 4g, nhân sâm 9g, tế tân 6g, hoàng kỳ 9g, thăng ma 9g, sắc lấy nước uống 1
thang.
Bài 2: Nhân sâm 9g, mạch môn đông 15g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 9g, tang phiêu sao
9g, thăng ma 9g, sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
Đái buốt khi có thai do âm hư nội nhiệt

Nguyên nhân: Cơ thể vốn âm hư, sau khi có thai, thận thủy, âm huyết tập trung vào nuôi
dưỡng thai, nên âm tân càng thiếu hụt, hư nhiệt nội sinh, tướng hỏa (cũng là mệnh môn
hỏa) thịnh vượng, nóng bỏng bàng quang, tân dịch rít, thiếu, thủy đạo bất lợi, từ đó sinh
tử lâm.

Biểu hiện: Trong thời gian có thai, đi tiểu nhiều lần, rít, khó đi, rát bỏng và đau buốt,
lượng nước tiểu ít, màu vàng, thân hình gầy yếu, hai má ửng đỏ, lòng bàn tay chân nóng,
tâm phiền khó ngủ, miệng khô uống ít, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng và khô, ít hoặc không
có rêu lưỡi, mạch tế hoạt sác.
Phép trị: Tư âm thông lâm.
Bài thuốc: Sinh địa 21g, xa tiền tử 21g, tri mẫu 9g, hoàng bá 9g, hoài sơn 9g, trạch tả
9g, sơn thù du 9g, phục linh 9g, mạch môn đông 9g, đan bì 9g, sắc lấy nước uống ngày 1
thang.
Một số bài thuốc dân gian đơn giản hiệu nghiệm
Bài 1: Rau sam tươi hoặc cây chua me đất mỗi thứ 1 nắm, nấu lấy nước chia làm 3 lần
uống hết trong ngày. Điều trị chứng đái buốt khi có thai do thấp nhiệt hạ chú rất có hiệu
quả.
Bài 2: Trư linh 150g, nghiền thành bột, uống với nước sôi mỗi lần 9g, ngày uống 3 lần,
điều trị chứng đái buốt khi có thai do thấp nhiệt sinh ra.
Bài 3: Rễ cây chuối tiêu 30g, hạn liên thảo 30g, nấu lấy nước uống, điều trị chứng bệnh
tử lâm do âm hư, trong nước tiểu có lẫn máu.
Bài 4: Hải kim sa 6g, tang phiêu sao 6g, ích trí nhân 9g, đem sắc lấy nước uống, điều trị
chứng bệnh đái buốt khi có thai do thận hư có nhiệt.


×