Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Dùng cam thảo không đúng có thể gây hậu họa! docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.84 KB, 3 trang )

Dùng cam thảo không đúng có
thể gây hậu họa!

Cam thảo bắc (Radix glycyrrhiza uralensis) là loại cây mọc nhiều ở vùng Nội Mông,
Cam Túc và Tân Cương, Trung Quốc. Ở nước ta không có cam thảo bắc mà phải
nhập khẩu. Nhưng lại có cam thảo nam, cam thảo dây hoặc là cây sóng rắn ở miền
Nam cũng gọi là cam thảo.
Cam thảo bắc được ghi tên rất sớm trong bản thảo với tên quốc lão. Đông y cho rằng cam
thảo có vị ngọt, tính bình, đi vào các kinh tỳ, vị, phế, tâm. Khi sống cam thảo có vị ngọt,
tính bình, nhưng khi nướng (chích) lại có vị ngọt, tính ôn.
Qua nhiều tài liệu nghiên cứu đều nhận thấy tác dụng dược lý của cam thảo bắc là bổ
trung ích khí, nhuận phế, chỉ khái, hoãn cấp chỉ thống, thanh nhiệt giải độc, chủ trị các
chứng tỳ vị hư nhược, tâm khí hư, mạch kết, mạch đại, ho suyễn, đau cấp hoãn, hầu họng
sưng đau, giải độc thuốc và thức ăn, điều hòa tính vị và cả tác dụng của thuốc. Do vậy
khi cam thảo bắc dùng kèm với các vị có độc thì giải độc, hoặc với thuốc có tác dụng
mạnh thì làm cho hòa hoãn, nhưng với thuốc giải biểu lại làm tăng thêm tác dụng của
thuốc Đặc biệt cam thảo còn có tác dụng dẫn thuốc như dẫn các thuốc khí vào phần
khí, dẫn thuốc huyết vào phần huyết, nhờ tác dụng dẫn thuốc của cam thảo cho nên
không nơi nào trong cơ thể là thuốc không đến được, cũng vì vậy mà vị thuốc cam thảo
bắc mới có tên là quốc lão.
Trong các nghiên cứu của y học hiện đại cho biết về mặt dược lý của cam thảo này như
tác dụng giải độc. Thuốc có tác dụng giải độc nhiều loại thuốc là chlorahydrat
physostigmin, acetycholine, pilocarpine song còn tác dụng giải độc rất mạnh đối với
độc tố của bạch cầu, chất độc của cá, rắn
Ngoài ra còn thấy tác dụng chỉ khát hóa đàm nhờ khả năng của cam thảo đã kích thích
vào vùng hầu họng làm tăng xuất tiết nên đờm loãng ra. Cam thảo cũng có tác dụng như
corticoid là giữ nước trong cơ thể, bài thải kali gây phù, làm tăng huyết áp. Chống loét
đường tiêu hóa nhờ khả năng ức chế tiết acid dịch vị và histamin nên vết loét chóng lành.
Chống co thắt với cơ trơn như ống tiêu hóa. Trên thí nghiệm còn thấy tác dụng nội tiết tố
dục tính đối với âm đạo chuột bạch. Tác dụng kháng khuẩn (antibiotique). Song còn thấy
chất glyxyrisin của cam thảo làm hạ mỡ máu rõ rệt, nhưng không có tác dụng phòng xơ


vữa động mạch. Cam thảo dùng với sài hồ có tác dụng chống thoái hóa mỡ gan. Tác dụng
giải nhiệt, độc tính ở cam thảo rất thấp. Tuy nhiên cần lưu ý không dùng cam thảo phối
hợp với cam toại, đại kích, nguyên hoa, vì khi sử dụng lượng cam thảo phối hợp với
chúng, nếu như lượng cam thảo ít hơn hoặc bằng lượng nhau thì không thấy tác dụng
tương phản xảy ra. Nhưng khi sử dụng lượng cam thảo nhiều hơn lượng các vị này thì tác
dụng tương phản lại xuất hiện. Do vậy cần thận trọng khi sử dụng cam thảo phối hợp với
các vị thuốc trên.
Nhờ tác dụng tuyệt vời của cam thảo bắc mà trong sử dụng trị liệu với vị thuốc này thật
phong phú. Sau đây xin giới thiệu những phương thuốc chữa bệnh từ cam thảo hay có vị
cam thảo phối hợp:
Chữa rối loạn nhịp tim:
Sử dụng: “Chích cam thảo thang” (trích trong Thương hàn luận). Phương này tác dụng
làm kiện tỳ, dưỡng tâm, ích khí, bổ huyết, trị chứng tâm khí huyết bất túc sinh ra mạch
kết, mạch đại (tức rối loạn nhịp tim).
Dược liệu: Chích cam thảo 16g, mạch môn đông 12g, a giao 12g, ma nhân 12g, đẳng sâm
12g, quế chi 12g, sinh khương 12g, đại táo 4 quả. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần
trong ngày. Cần uống 5-7 thang liền.
Hoặc: Cam thảo sống 30g, chích cam thảo 30g, trạch tả 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia
2 lần uống sớm, tối. Lưu ý: Khi uống thang này mà thấy ra mồ hôi nhiều, người bứt rứt,
mất ngủ, cảm thấy nóng lạnh bất thường cần uống trước phương “Quế chi gia long cốt
mẫu lệ thang” rồi mới uống thuốc này.
Chữa nhiễm độc thức ăn: Sinh cam thảo 9-15g, sắc lấy nước uống, chia làm 3-4 lần
trong ngày. Trong 2 giờ nếu thấy có sốt cần gia bột hoàng liên 1g trộn vào nước sắc mà
uống. Nếu ngộ độc nặng (phải cấp cứu tại cơ sở y tế) có thể dùng tới 30g cam thảo, sắc
cô đặc còn lại 300ml và cứ 3-4 giờ thì thụt rửa dạ dày 100ml, truyền dịch.
Chữa đái nhạt: Dùng cam thảo tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần 5g bột.
Chữa viêm tuyến vú cấp: Sinh cam thảo 30g, xích thược 30g, sắc lấy nước thuốc uống
liên tục trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang, cần uống từ 1-3 thang liền.
Chữa chứng nứt da: Cam thảo 50g, ngâm trong 200ml cồn etylic 75o, sau 24 giờ chắt
lấy nước thuốc cho vào 200ml glycerin. Hằng ngày rửa sạch nơi da nứt nẻ và dùng dung

dịch này bôi vào.
Chữa viêm tắc tĩnh mạch: Cam thảo 50g, sắc lấy nước thuốc uống vào trước bữa ăn.

Chữa loét dạ dày: Dùng cao cam thảo. Hằng ngày lấy cao cam thảo 2 phần và 1 phần
nước để hòa tan rồi uống, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê. Uống không quá 2
tuần.
Cần lưu ý: Liều trung bình sử dụng của cam thảo bắc là 4-12g, tuy nhiên khi cần có thể
sử dụng tới 50g cho mỗi thang thuốc, tùy theo mục đích sử dụng của thầy thuốc.
Các trường hợp cần thận trọng khi dùng: Bụng đầy nôn, phù trướng. Trường hợp lợi tiểu
trừ thấp, thông hạ cần có tác dụng nhanh trong trị liệu thì không nên phối hợp với cam
thảo. Thận trọng khi sử dụng cam thảo phối hợp với hải tảo vì có tài liệu nói hai vị này
tương phản nhau. Nhưng cổ phương cũng có sử dụng phối hợp như trong phương “Hải
tảo ngọc hồ thang”.

×