Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

NHỮNG THỨC ĂN CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.34 KB, 2 trang )

NHỮNG THỨC ĂN CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM

Có thực phẩm có thể gây nghẹn cho trẻ, hoặc không thích hợp đối với hệ
tiêu hoá chưa phát triển hoàn thiện của bé. Bạn nên cẩn thận trước khi cho trẻ ăn
những thực phẩm này.

1. Đối với trẻ mới sinh cho đến 4 - 6 tháng tuổi
Nên tránh tất cả các thực phẩm ở thể rắn.AAP (Hiệp hội Nhi khoa Hoa
Kỳ) đã khuyến cáo chỉ nên cho trẻ bú mẹ hoặc nuôi bằng sữa công thức trong
giai đoạn từ lúc mới sinh cho đến 4 – 6 tháng đầu đời

2. Thực phẩm cần tránh cho trẻ từ 4 tháng đến 1 tuổi.
Mật ong: Mật ong có thể là nơi ẩn chứa của bào tử Clostridium – chất có
thể gây ngộ độc. Đường ruột của một người trưởng thành có thể ngăn chặn sự
phát triển của loại bào tử này, nhưng trong ruột trẻ em thì nó lại phát triển và có
thể gây ngộ độc hoặc nặng hơn là đe doạ đến tính mạng.
[img] />04/01/vmatong.jpg[/img]
Bơ lạc: Bơ lạc và một số loại bơ hạt khác có thể rất cứng đối với trẻ nhỏ,
làm bé khó nuốt và dễ gây hóc, nghẹn.
Sữa bò: Nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức đến hết năm đầu
đời. Tại sao ư? Con của bạn không thể tiêu hoá được protein trong sữa bò ở năm
đầu đời. Sữa bò không có đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ dưới 1 tuổi, và nó còn
chứa một số khoáng chất có thể gây hại cho thận của bé.
Các mẩu thức ăn lớn: Các mẩu thức ăn nhỏ cỡ hạt đậu là an toàn nhất
cho trẻ. Chúng không gây nghẹn trong họng trẻ. Các loại rau củ như: cà rốt, cần
tây, và đậu xanh nên nghiền nát, cắt nhỏ, nấu chín. Cắt các loại trái cây như nho,
cà chua, anh đào và dưa ra làm 4 phần trước khi cho trẻ ăn. Cắt thịt và phômai
thành những mẩu rất nhỏ hoặc nghiền nát chúng.
Những thức ăn nhỏ, cứng: Các loại hạt, bỏng ngô, viên thuốc ho, các
loại kẹo cứng, nho khô, và các loại hoa quả khô cỡ nhỏ và các thứ hạt khác đều
có thể gây nghẹn cho trẻ


Các thức ăn mềm như các loại kẹo dẻo cũng có thể gây nghẹn trong cổ
họng trẻ

[img] />keo.jpg[/img

Cách phòng tránh dị ứng thức ăn cho trẻ
Bác sỹ thường khuyến cáo nên đợi trẻ được 1 tuổi hoặc lớn hơn nữa mới
cho chúng ăn các thức ăn cứng vì một số thức ăn loại này có thể là chất gây dị
ứng, đặc biệt là đối với những trẻ có nguy cơ bị dị ứng cao. Học viện Nhi khoa
Hoa Kỳ (AAP) đã thay đổi quan điểm của họ, vì các nghiên cứu chỉ ra rằng
những sự trì hoãn này không giúp cho trẻ tránh được dị ứng.
Ý tưởng thông minh là nên cho trẻ ăn một cách từ từ các loại thức ăn mới,
đợi một vài ngày sau mỗi thực đơn mới để chắc chắn rằng trẻ không có phản ứng
với các thứ thức ăn đó. Và khi bạn cho là trẻ bị dị ứng với loại thức ăn nào đó -
ví dụ như loại dị ứng đã có di truyền trong gia đình bạn thì hãy hỏi ý kiến bác sỹ
để quyết định về phương pháp tốt nhất làm sao cho trẻ làm quen với các loại thức
ăn dễ gây dị ứng như: trứng, sữa,đậu phộng, lúa mỳ, đậu nành,các loại hạt, cá,
các loại hải sản có vỏ cứng….

[b]Theo aFamily[/b]

×