Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kinh nghiệm dân gian phòng chống rắn độc cắn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.05 KB, 3 trang )

Kinh nghiệm dân gian phòng
chống rắn độc cắn

Khi bị rắn độc cắn, tùy theo loại rắn và lượng nọc độc xâm nhập vào cơ thể nhiều hay ít
mà xuất hiện các triệu chứng tại chỗ và toàn thân nhanh hay chậm, nặng hay nhẹ. Tại chỗ
thường xuất hiện dấu hiệu sưng tấy, phù nề và hoại tử lan dần ra xung quanh. Toàn thân
có thể xuất hiện tình trạng sốc, phù phổi cấp, xuất huyết nội tạng, liệt các chi, liệt hô hấp
và có thể dẫn tới tử vong. Khi bị rắn độc cắn, trước hết cần phải:
- Không để nạn nhân tự chạy, tự đi. Khẩn trương tiêm truyền huyết thanh chống nọc đặc
hiệu (nếu có).
- Băng ép trên chỗ bị rắn cắn cách 5 - 10cm đủ chặt sao cho máu động mạch vẫn qua lại
được.
- Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Rạch rộng hoặc giác hút (chỉ làm trong 1 - 2 giờ đầu).
Trong khi tiến hành các biện pháp trên và đưa nạn nhân đến bệnh viện có thể áp dụng
một trong các bài thuốc dân gian sau đây:
Bài 1: Lá cây phèn đen tươi 1 nắm lớn (chừng 50g), rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống
và xoa bã khắp người. Có thể dùng vỏ cây phèn đen phơi khô, tán nhỏ, đựng trong lọ kín.
Khi cần, dùng sắc qua hoặc chế nước sôi uống và xoa như trên.
Bài 2: Hạt quất hồng bì 10g, hoa vông vang 4g, hoa bông báo 4g. Ba thứ sao qua, tán bột
mịn, khi dùng chỉ lấy 1 thìa bột thuốc cho vào nước sôi rồi bôi quanh vết thương (không
bôi vào trong vết thương).
Bài 3: Lá khoai tía (một loại khoai nước có đốm tía ở đầu cuống lá) 1 cái, nếu nạn nhân
tỉnh thì nhai nuốt nước, bã đắp vào vết thương.
Bài 4: Rau răm 30g, rau má 30g, rau ngót 30g, giã đắp và sắc đặc uống.
Bài 5: Lá ớt 30g, lá hy thiêm 30g, lá ké hoa vàng 30g, rửa sạch, giã nát vắt nước cốt
uống, bã đắp lên vết thương.
Bài 6: Lá bồ cu vẽ 50g, lá cỏ chỉ thiên 30g, lá cây sữa bò 30g, giã nát vắt lấy nước cốt
uống, bã đắp lên vết thương.
Bài 7: Lá trầu không 40g, gừng tươi 40g, quế chi 80g, phèn chua 20g, vôi tôi 20g. Đem
gừng tươi, lá trầu không giã nhỏ, quế chi và phèn chua tán bột rồi trộn với gừng và lá trầu


không cùng một ít hồ nước vê thành viên, mỗi viên chừng 10g. Khi dùng, mài 1 viên bôi
vào vết thương và uống 10 viên mỗi ngày từ 1- 3 lần tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Bài 8: Kim ngân hoa 15g, cam thảo 3g, sắc lấy nước ngâm rửa vết thương, mỗi lần 10 -
15 phút, vài ba lần trong ngày.
Bài 9: Dùng tỏi giã nát, đắp lên vết thương rồi cứu bằng ngải nhung, mỗi lần 3 - 4 mồi.
Bài 10: Bạch phàn 30g, hùng hoàng 30g, cam thảo 15g. Ba thứ tán bột rồi trộn với nước
lạnh đắp lên vết thương.
Bài 11: Bán biên liên lượng vừa đủ, giã nát đắp lên vết thương. Nếu có thêm lá diếp cá
thì càng tốt.
Bài 12: Nga bất thực thảo 30g, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương.
Bài 13: Mộc hương tươi, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương.
Bài 14: Lá hẹ 60g, giã nát với một chút muối ăn rồi đắp quanh vết thương.
Bài 15: Thất diệp nhất chi hoa 60g rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương.
Bài 16: Thổ tam thất 100g, sắc lấy nước rửa vết thương và giã nát đắp lên vết thương.
Bài 17: Thiên nam tinh 50g sắc với bỗng rượu lấy nước bôi lên vết thương. Có thể dùng
rễ thiên nam tinh giã nát để đắp.
Bài 18: Phượng tiên thảo 60g, địa nhĩ thảo 20g, hai thứ rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết
thương, dùng băng cố định, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 19: Bồ công anh 200g, rửa sạch, giã nát đắp lên vết thương.
Bài 20: Diệp hạ châu 200g rửa sạch, giã nát vắt lấy nước rửa vết thương.
Bài 21: Rễ mã tiên thảo tươi (cỏ roi ngựa) 50g giã nát đắp vết thương.
Bài 22: Lá phù dung và lá diếp cá lượng bằng nhau rửa sạch, giã nát cùng với một chút
hùng hoàng và muối ăn rồi đắp lên vết thương.
Bài 23: Thạch xương bồ lượng vừa đủ. Sau khi bị rắn cắn lập tức lấy thạch xương bồ nhai
nát rồi đắp lên vết thương.
Bài 24: Bạch mao căn 50g, xạ hương 0,5g. Sắc bạch mao căn lấy nước rồi hòa với xạ
hương bôi lên vết thương, mỗi ngày 3 - 5 lần.
Bài 25: Uất kim 20g vừa sắc lấy nước uống vừa giã nát đắp lên vết thương.


×