Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Bấm huyệt chữa chứng co giật ở trẻ em pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.92 KB, 2 trang )

Bấm huyệt chữa chứng co giật ở trẻ em

Co giật, y học cổ truyền gọi là kinh phong hoặc kinh huyết, là một tình trạng cấp cứu
thường thấy ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây nên như co giật do rối loạn chức năng
(trong đó thường gặp là do sốt cao đơn thuần trong các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi,
viêm phế quản, viêm họng, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp trên do virut ), do tổn
thương thực thể ở não - màng não (trong viêm não, viêm màng não, u não, chấn thương
sọ não ) và co giật mạn tính (trong bệnh động kinh tiên phát và thứ phát).
Chứng kinh phong thường chia làm hai thể: cấp tính gọi là cấp kinh phong và mạn tính
gọi là mạn kinh phong. Cấp kinh phong khởi bệnh đột ngột, bệnh nhân đột nhiên xuất
hiện cơn co giật kèm theo trạng thái mất ý thức, nhẹ thì sau chừng vài giây hoặc vài phút
thì chấm dứt, nặng thì có thể kéo dài hơn hoặc tái phát nhiều lần trong một khoảng thời
gian ngắn. Mạn kinh phong ngoài co giật và rối loạn ý thức còn kèm theo các triệu chứng
khác như mặt nhợt nhạt, tụt thân nhiệt, chân tay lạnh, hơi thở nhỏ yếu
Khi gặp trẻ em bị kinh phong, trong hoàn cảnh thuốc chưa có trong tay, thầy không có tại
chỗ hoặc giả ngay khi đã và đang sử dụng các biện pháp của y học hiện đại, chúng ta có
thể mạnh dạn kết hợp tiến hành một số kỹ thuật day bấm của y học cổ truyền lần lượt
theo các bước sau đây:
- Dùng ngón tay cái hoặc trỏ bấm mạnh vào các huyệt nhân trung (ở điểm nối 1/3 trên với
2/3 dưới của rãnh nhân trung, giữa đáy rãnh), thiếu thương (ở chỗ gặp nhau của đường
tiếp giáp da gan tay và mu tay phía ngoài ngón cái và đường ngang qua gốc móng tay cái)
và nhị phiến môn (ở khe giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa và giữa ngón tay giữa và
ngón tay đeo nhẫn).
- Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day ấn huyệt bách hội nằm ở điểm gặp nhau của
nhau hai đường vuông góc: một đường ngang qua hai đỉnh vành tai (xác định bằng cách
gấp hai vành tai về phía trước) và một đường dọc qua giữa đầu, khi sờ thấy một khe
xương lõm xuống.
- Dùng ngón tay cái vận nội bát quái (ở gan bàn tay) và ngoại bát quái (ở mu bàn tay)
theo chiều nghịch (ngược kim đồng hồ). Thủ thuật: đẩy vận 1-5 phút ngược chiều kim
đồng hồ sao cho da tại chỗ ẩm và ấm là được.
- Dùng ngón tay nhúng nước lạnh day ấn huyệt ấn đường (ở điểm giữa đường nối đầu


trong hai lông mày) và tiểu thiên tâm (ở chỗ lõm trên nếp gấp cổ tay giữa mô cái và mô
út).
- Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ bấm mạnh vào huyệt tứ phùng ở giữa nếp gấp mặt
trước khớp đốt 1 và đốt 2 của các ngón tay trỏ, giữa, nhẫn và út (trừ ngón tay cái).
- Dùng gốc bốn ngón tay trỏ, giữa, nhẫn và út xoa day vùng quanh rốn trong 2 phút.
- Dùng ngón tay cái hoặc trỏ day bấm huyệt sơn căn (ở phần sống mũi lõm giữa hai khóe
mắt).
- Dùng hai ngón tay (nếu trẻ nhỏ) hoặc hai gốc bàn tay (nếu trẻ lớn) bắt đầu từ huyệt quy
vĩ (ở đầu chót xương cùng) đẩy từ dưới lên trên, day xát dọc hai khối cơ cạnh cột sống.
Khi tiến hành cần chú ý cường độ thao tác phải tăng dần từ nhẹ đến mạnh, tuyệt đối
không được quá thô bạo. Nếu bệnh nhi phát sốt cần nới rộng quần áo, tạo sự thông
thoáng và thực hành các biện pháp giải nhiệt cần thiết. Nhưng nếu thấy trẻ vã mồ hôi cần
phải lập tức tránh gió lùa đề phòng bị nhiễm lạnh.


×