Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

phân loại vi sinh vật bằng sinh học phân tử (tt) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.65 KB, 5 trang )



2. Cách tiếp cận phân loại học
với kỹ thuật sinh học phân tử:
Ngày nay những tiến bộ trong
sinh học phân tử đã mở ra khả năng
ứng dụng hữu hiệu trong phân loại
học và nghiên cứu đa dạng vi sinh
vật. Nếu như các phương pháp
truyền thống chỉ tập trung trên một
số đối tượng vi sinh vật thì phương
pháp sinh học phân tử có thể áp
dụng trên mọi đối tượng vi sinh
vật.
Nói chung các phương pháp
sinh học phân tử tập trung vào các
kỹ thuật chủ yếu là:
+ Phân tích acid nucleic.
+ Phân tích protein.
+ Phân tích
lipopolysaccharid.
+ Hóa phân loại học.
Trong phần này chúng tôi tập
trung giới thiệu một số kỹ thuật
phân loại liên quan đến acid
nucleic. Các phần sau chúng tôi
lần lượt giới thiệu các phương
pháp liên quan đến polysaccharid,
lipoprotein và hóa phân loại.
Phương pháp phát hiện dựa vào
thay đổi màu:


Phương pháp đo màu có thể
thực hiện trên môi trường dịch thể
hay chất mang và khá nhạy so với
phương pháp phát quang. Người ta
đã tạo ra các cơ chất sinh màu khi
có mặt enzym (chẳng hạn như
Alkaline phosphatase). Lợi thế của
phương pháp này là việc phát hiện
đơn giản do kết quả là sự thay đổi
màu dễ phát hiện và ứng dụng
trong các phòng thí nghiệm vi sinh
vật.
Một phương pháp có thể làm
tăng độ nhạy của phản ứng màu
bằng cách thêm một enzym kích
hoạt phản ứng màu vào hệ thống.
Một ví dụ cho điều này là vai trò
loại nhóm phosphat của phân tử
NADP thành NAD do Alkaline
phosphatase trong hệ thống phát
hiện mẫu dò nucleic. Trong hệ
thống này thì NAD có vai trò kích
hoạt chu trình oxy hoá mà có sự
tham gia của alcohol
dehydrogenease và diaphorase.
Trong mỗi một chu trình thì NAD
sẽ bị khử thành NADPH + H
+
.
Phản ứng oxy hoá này lại kèm theo

phản ứng oxy hoá mà NADPH +
H
+
lại bị oxy hoá thành NAD, mọi
phản ứng xảy ra gắn liền với việc
khử ρ-indonitro-tetrazolium màu
tím thành formazan. Sản phẩm
cuối cùng formazan được định
lượng bằng phép so màu (Self.
1985).


Vietsciences- Dương Văn Hợp,
Nguyễn Lân Dũng

×