Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Giới thiệu một số kỹ thuật bảo quản vi sinh vật (tt) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.38 KB, 11 trang )




Giới thiệu một số kỹ thuật
bảo quản vi sinh vật (tt)




3. Một số điểm lưu ý đối với một
Bộ sưu tập vi sinh vật:
3.1. Duy trì khả năng sống của vi
sinh vật bảo quản:
Trong khi thực hiện các
phương pháp bảo quản và trong
quá trình bảo quản các tế bào vi
sinh vật sẽ bị chết do đó phải áp
dụng phương pháp bảo quản thích
hợp nhằm hạn chế thấp nhất khả
năng chết của tế bào.
3.2. Quan tâm đến số lượng tế
bào khi tiến hành bảo quản:
Trong quá trình bảo quản thì
số lượng tế bào vi sinh vật giảm
dần theo thời gian do vậy cần tính
toán số lượng vi sinh vật tại thời
điểm bảo quản thích hợp để duy trì
số lượng vi sinh vật sống trong thời
gian bảo quản dài.
3.3. Duy trì đặc tính di truyền ổn
định của chủng vi sinh vật bảo


quản:
Nói chung với các chủng vi
sinh vật bảo quản, đặc biệt với các
chủng vi sinh vật chuẩn, các chủng
vi sinh vật có ứng dụng trong công
nghiệp thì yêu cầu duy trì đặc tính
sinh học, tính trạng di truyền là rất
quan trọng. Các phương pháp bảo
quản không thích hợp có thể dẫn
đến đột biến hoặc mất plasmid. Vì
vậy cần phải chọn các phương pháp
bảo quản thích hợp cho các chủng
này.
3.4. Tính thuần chủng của vi sinh
vật bảo quản:
Chủng vi sinh vật từ khi bảo
quản đến khi sử dụng phải đảm bảo
thuần chủng đúng theo tên và các
đặc điểm sinh học đặc trưng. Đây
cũng là yêu cầu tiên quyết đối với
công việc của một Bảo tàng vi sinh
vật, do vậy mà các thao tác và
phương pháp tiến hành phải được
thực hiện sao cho hạn chế tới mức
tối thiểu đối với các chủng bảo
quản nhằm tránh tạp nhiễm.
3.5. Kinh phí cần cho Bộ sưu tập
vi sinh vật:
Kinh phí bao gồm kinh phí về
lương cho cán bộ, thiết bị, vật tư

hoá chất, nhà xưởng và điện nước
tiêu hao. Các kinh phí này tuỳ
thuộc vào quy mô của Bộ sưu tập
giống vi sinh vật và phương pháp
bảo quản, phạm vi dịch vụ thực
hiện đối với khách hàng.
Tên Nước

Số lượng chủng vi
Bảo
tàng vi
sinh
vật
(viết
tắt)
sinh vật
ATCC

Mỹ 73507
DSMZ

Đức 14460
NBRC

Nhật

18300
Bảng 1. Quy mô của một số bộ sưu
tập giống vi sinh vật.


STT
Tên Bảo tàng
vi sinh vật,
Nước
Giá thành
(USD)
1 ATCC, Mỹ 80
2 CBS, Hà Lan 60
3 VKM, Nga 45
4 Thái Lan 40
Bảng 2. Giá thành cho bảo quản
mỗi chủng vi sinh vật hàng năm

3.6. Bảo quản các chủng có giá
trị:
Đối với các chủng vi sinh vật
có giá trị thì tuỳ theo yêu cầu mà
cần thực hiện nhiều phương pháp
khác nhau cũng như bảo quản tại
các nơi khác nhau để hạn chế khả
năng mất các đặc tính quý cũng
như mất chủng do những rủi ro
ngẫu nhiên (cháy nổ, động đất,
chiến tranh v.v ).
3.7. Cung cấp chủng giống cho
khách hàng:
Đối với các chủng cần cung
cấp nhiều cho khách hàng (hoặc
các chủng cần cho nghiên cứu
thường xuyên) thì cần phải bảo

quản với số lượng lớn với phương
pháp thích hợp cho việc vận
chuyển đến khách hàng.
3.8. Cung cấp các thông tin liên
quan đến chủng bảo quản:
Chất lượng của Bộ sưu tập
giống liên quan đến các số liệu,
thông tin về từng chủng vi sinh vật
bảo quản. Do đó, nhu cầu nghiên
cứu để thu nhận các thông tin cần
thiết cung cấp cho khách hàng là
rất quan trọng.
3.9. Kiểm tra chất lượng chủng vi
sinh vật bảo quản:
Các chủng của Bộ sưu tập vi
sinh vật cần phải tuân theo các qui
định nghiêm ngặt kiểm tra định kỳ
theo từng thời gian bảo quản như tỷ
lệ sống sót, mức tạp nhiễm, thay
đổi đặc tính di truyền như dấu
chuẩn di truyền, sự tồn tại của
plasmid, đặc điểm phân loại, khả
năng sinh các chất có hoạt tính sinh
học…Một trong các cách đánh giá
khả năng sống sót của chủng vi
sinh vật bảo quản là dựa theo
phương trình sau:
t = 8Log(So/Log So-Log Sac)
Trong đó: t - Thời gian của
mẫu bảo quản trong ampoule.

So - Số lượng tế
bào sống sót ngay sau khi bảo
quản.
Sac - Số lượng tế
bào sống sót ngay sau khi tiến hành
thí nghiệm.
3.10. Cơ sở dữ liệu của Bộ sưu
tập vi sinh vật:
Ngày nay, khi tin học là lĩnh
vực xâm nhập và làm thay đổi sâu
sắc đến mọi lĩnh vực đời sống thì
việc quản lý Bộ sưu tập vi sinh vật
không còn là một ngoại lệ. Người
ta đã ứng dụng các phần mềm máy
tính phù hợp để quản lý các chủng
vi sinh vật bảo quản, các thông tin
liên quan cũng như chương trình
kiểm tra chất lượng định kỳ. Sử
dụng tin học là công việc có tiện
ích lớn, nó giúp cho người quản lý
nắm bắt được toàn bộ thông tin
cũng như lý lịch của các chủng vi
sinh vật và dễ dàng tra cứu, làm
báo cáo khoa học theo các tiêu chí
riêng. Nói chung với các bộ sưu tập
có số lượng vi sinh vật không lớn
thì có thể sử dụng phần mềm:
Microsoft Access, Access Visual
Basic.


Vietsciences- Dương Văn Hợp,
Nguyễn Lân Dũng

×