Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.18 KB, 2 trang )
Cách xử trí với dị vật đường thở
Sự cố dị vật đường thở rất nguy hiểm, nhẹ thì bị ho sặc tím tái, viêm phổi,
nặng sẽ tử vong. Nếu không được cấp cứu kịp thời và đúng mức, bệnh nhân
có thể tử vong do ngưng thở.
Bất kỳ tuổi nào cũng có thể bị dị vật đường thở, song phổ biến nhất là từ 1
đến 3 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Dị vật có thể là thực vật như hột dưa, hột đậu
phộng, hột mãng cầu , hoặc có nguồn gốc động vật như xương cá, đốt sống
cá, vỏ tép. Ngoài ra còn có dị vật kim loại như kim ghim vải, đinh hoặc thậm
chí chất lỏng như sữa, cháo
Các vị trí của dị vật:
- Dị vật to thường mắc ở thượng thanh môn, như hột chôm chôm.
- Dị vật nhỏ hơn có thể bị kẹt ở thanh môn, như xương cá.
- Dị vật có thể đi xuống dưới thanh môn, khí quản hay phế quản.
- Dị vật có thể nằm im trong khí quản hay phế quản như hột mãng cầu; di
động lên xuống theo nhịp thở như hột dưa; ghim vào thành khí phế quản như
lưỡi câu, kim
Các hội chứng của người bị dị vật đường thở:
- Hội chứng xâm nhập: trẻ đang ăn hoặc chơi tự nhiên thì bị ho sặc, khó thở,
tím tái cần nghĩ ngay đến dị vật lọt vào đường thở.
- Khó thở thanh quản: thở hước, thở rít, trẻ ráng sức hít vào, bứt rứt, vật vã
do đường thở bị bít tắc.
- Nếu dị vật không gây các triệu chứng trên, hoặc có song thoáng qua, có thể
bị bỏ qua khiến bệnh nhân sau đó bị viêm phổi tái phát.
- Khám phổi bằng ống nghe có thể phát hiện tiếng thở rít do đường thở bị
hẹp hay một số triệu chứng của viêm phổi, khí thũng phổi, hoặc dấu cờ bay
lật phật do dị vật di chuyển theo nhịp thở.
Cách xử trí:
- Nếu dị vật là chất lỏng: bệnh nhân khó thở do phản xạ co thắt thanh môn.
Để cấp cứu, đặt trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay hay trên đùi rồi vỗ mạnh vào
lưng 2-3 cái. Nếu trẻ lớn hơn, để trẻ nằm ngửa rồi ấn tay vào thương vị, nhồi
2-3 cái để trẻ ho bắn ra và thở trở lại. Nếu trẻ vẫn chưa thở được, phải hà hơi