Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

8 cách giúp trẻ chăm học pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.27 KB, 7 trang )

8 cách giúp trẻ chăm học

Làm cách nào để
thuyết phục trẻ siêng
học mà không hề tỏ ra
ép buộc và không làm
nó khóc? Hãy thử thực
hiện 8 cách sau đây:
1. Chấp nhận khả
năng thật của bé:
Nếu bạn đặt nặng mục
tiêu là con mình phải
trở thành học sinh giỏi nhất lớp thì bạn đã quá ảo tưởng rồi
đấy. Mọi đứa trẻ đều phát triển theo một tốc độ khác nhau.
Việc bạn hay so sánh khả năng của con mình với những
đứa trẻ khác chỉ làm cho con bạn có cảm giác sợ: nếu
không đáp ứng được sự mong đợi của bố mẹ thì nó là kẻ
thất bại.
Trường hợp ngược lại, nếu con bạn sớm tỏ ra có năng khiếu
về hội họa hoặc thể thao, hãy tạo mọi cơ hội để bé có thể
phát triển năng lực của mình. Nhưng nhớ đừng bắt ép mà
hãy động viên thật nhiều. Bạn không thể nào bắt một đứa
trẻ phải chạy trong khi bé chưa biết đi, nhưng nếu bé muốn
chạy, hãy hết lòng giúp đỡ bé.
2. Tạo cơ hội cho bé:
Một trong những cách hay nhất và hiệu quả nhất để giúp trẻ
phát huy năng khiếu là cho trẻ làm theo sở thích của nó.
Nếu được quyền chọn lựa, trẻ sẽ nỗ lực hơn để thực hiện
cái mà chúng quyết định theo đuổi. Nhưng dù gì đi nữa, trẻ
rất cần sự hỗ trợ của các vị phụ huynh.
Mặc dù cháu đã định thứ bảy này đi nghe nhạc, nhưng nếu


bạn không dắt trẻ đi thì nó không thể nào đi đến đó được.
Thông thường thì bọn trẻ thích rất nhiều thứ nên cha mẹ
phải có giải pháp thu hẹp lại, giúp con phát hiện ra lãnh vực
nào nó quan tâm nhiều nhất. Ðối với những đứa trẻ quá đặc
biệt, nếu không hướng trẻ vào khả năng nổi bật của nó, trẻ
sẽ mất dần sự tập trung vào năng khiếu của mình và chỉ
thích ngồi xem ti vi hoặc chơi đùa với bạn bè mà thôi.
3. Kiểm tra xem có gì gây khó khăn cho trẻ không:
Ðiều này nghe có vẻ dễ dàng và hiển nhiên nhưng có bao
giờ bạn hỏi con mình tại sao nó không muốn đi trại, không
thích tham gia hướng đạo sinh hoặc tại sao không làm bài
tập về nhà… chưa? Có nhiều nguyên nhân: có thể khi đi
học nó hay bị bạn bè chọc ghẹo, có thể nó không thích thầy
phụ trách đội hay nó thấy chán học môn toán nên không
làm bài về nhà…
Môi trường thích hợp cũng là yếu tố rất quan trọng. Một số
trẻ chỉ có thể tập trung ý tưởng trong những phòng tuyệt
đối yên tĩnh nhưng những đứa khác thì lại thích ngồi học ở
sân chơi náo nhiệt. Nếu con trai bạn nói rằng nó không
muốn ngồi học một mình trong phòng riêng thì hãy dọn dẹp
cho bé ngồi học trong nhà bếp. Nếu trẻ trở nên ham học,
không cần đến sự nhắc nhở của người khác thì chắc hẳn
phải có một nguyên nhân tốt nào đó.
4. Nói chuyện với con về công việc của bạn:
Bạn cảm thấy mệt mỏi sau một ngày làm việc cực nhọc là
việc không thể tránh khỏi nhưng hãy dành một ít thời gian
nói chuyện với con về cả chuyện vui lẫn chuyện buồn. Nói
với con những suy nghĩ của bạn và nó sẽ tự suy nghĩ, biết
đâu nó tự nhủ rằng mình cố gắng học giỏi thì sẽ thành công
như mẹ. Nếu bạn đang làm một công việc tẻ nhạt và không

tìm ra được từ nào tốt đẹp để ca ngợi thì cũng nói cho con
biết sự thật: tình hình là như thế nào với một người không
có bằng cấp, chắc chắn họ sẽ không thể nào tìm được một
công việc tốt. Ðôi khi trẻ sẽ tự động viên mình học tập
chăm chỉ chỉ vì chúng muốn cuộc sống sau này sẽ tốt hơn
cuộc sống của cha mẹ.
5. Khen ngợi trẻ:
Khen ngợi cũng là một cách để động viên trẻ học nhưng
phải có chừng mực vì trẻ con không ngu dại gì mà tin mãi
những câu "Giỏi lắm" hoặc "Tốt lắm". Nếu ngày nào nó
cũng mang cho bạn xem những bài làm ở trường và nghe
vẫn chừng ấy lời thì bọn trẻ hiểu rằng bạn không quan tâm
thực sự đến chuyện học hành của chúng.
Vậy bạn có thể nói những gì? Ðơn giản thôi, nhưng là rất
cụ thể. Ví dụ: "Mẹ rất thích ý tưởng này trong bài văn của
con, nó rất sâu sắc và ấn tượng" hoặc "Con đàn bài ‘Trường
làng tôi’ hay lắm". Cháu sẽ thấy rằng bạn rất quan tâm đến
những hoạt động của nó và nó sẽ cố gắng hơn trong những
lần sau đó.
6. Thưởng cho trẻ:
Một số phụ huynh thường hứa sẽ thưởng cho con một chiếc
xe đạp nếu nó làm bài thi thật tốt và tất nhiên nếu thi rớt thì
sẽ chẳng được gì cả. Cách đối xử như vậy không hẳn là một
phương pháp tốt vì chỉ làm cho trẻ căng thẳng trước kỳ thi,
sợ thi điểm thấp thì không được thưởng. Và nếu thi hỏng
thật thì nó rơi vào trạng thái chán nản vô cùng.
Trên lý thuyết, kết quả thi tốt đã là phần thưởng cho bé
nhưng trên thực tế, trẻ sẽ đạt được kết quả tốt hơn nếu có
quà thưởng để khích lệ chúng. Thay vì hứa hẹn tặng cho bé
một món quà thật lớn thì chỉ cần một món quà nhỏ cũng đủ

khích lệ trẻ rồi. Phần thưởng sẽ động viên trẻ cố gắng hơn
và cũng không làm cho trẻ quá hối tiếc nếu vuột mất cơ hội
giành được phần thưởng đó.
7. Thỉnh thoảng hãy để con tự do làm những gì nó
thích:
Trẻ con thường tiến bộ rất nhanh nếu chúng được cha mẹ
quan tâm và khuyến khích, tuy nhiên trẻ cũng cần thời gian
để có thể đạt được sự tiến bộ đó. Những câu la mắng như:
"Mày đang làm gì vậy? Sao không chịu học hành gì cả?" sẽ
làm cho trẻ bị tổn thương.
Mọi người đều cần phải có thời gian để nghỉ ngơi, nghe
nhạc hay thậm chí chỉ để ngồi và nhìn chăm chăm vào
khoảng không trước mặt. Và khi năng lượng của chúng ta
được phục hồi, chúng ta sẽ cảm thấy tỉnh táo, khoẻ mạnh
và sẵn sàng đương đầu với thử thách trước mắt.
8. Giải thích cho trẻ hiểu tại sao bạn muốn trẻ học tập
thật tốt:
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không muốn con bỏ lớp học
piano vì bạn chắc chắn là trẻ có năng khiếu về âm nhạc, đặc
biệt là khả năng chơi đàn piano? Bạn phải làm gì?
Ðừng la mắng trẻ vì chỉ một lúc sau trẻ sẽ không để tâm
đến việc bạn đang trách móc nữa. Bạn hãy nói chuyện và
giải thích cho bé hiểu tại sao bạn cho rằng trẻ nên tiếp tục
học đàn piano và mâu thuẫn giữa hai mẹ con sẽ được giải
quyết ngay. Nếu trẻ vẫn không chịu vâng lời, biết đâu sau
này trẻ đang chuyển hướng sang đam mê thanh nhạc và
thích tham gia vào một nhóm tam ca, tứ ca nào đó… Dù trẻ
đồng ý hay không đồng ý thì tất cả những gì trẻ học được
trước đây vẫn được lưu giữ an toàn trong "ngân hàng kinh
nghiệm" của nó và nó sẽ không bao giờ quên được.


×