Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

7 câu nói cha mẹ nên tránh ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.17 KB, 7 trang )

7 câu nói cha mẹ
nên tránh
Những từ ngữ tích cực sẽ có
ảnh hưởng lớn đến cuộc sống
của con trẻ. Tương tự như
vậy, những từ ngữ tiêu cực
cũng có tác hại không nhỏ đến
tâm lý của chúng. Vì vậy, các
phụ huynh cần lưu ý khi trò
chuyện cùng con, bởi lời nói
không được suy xét cẩn trọng
cũng để lại tác động xấu đến
tình cảm cũng như tâm lý con
trẻ.
Phụ huynh chắc chắn không thể
tránh được việc phạm phải lỗi
lầm, kể cả với con cái của họ. Có những từ ngữ rất bình
thường đối với người lớn nhưng lại gây tác động xấu cho

Bé luôn cần đư
ợc cha
mẹ dành nhi
ều thời
gian quan tâm, chơi
đùa cùng mình.
trẻ em. Cha mẹ tuyệt đối không nên xúc phạm hoặc hạ
thấp giá trị của con mình, dù với mục đích gì đi chăng
nữa.
Thông thường, bản thân những bậc phụ huynh này cũng
không hề cố ý và không hiểu hết tác hại của những gì
mình đã nói với con. Tuy những từ ngữ ấy không khiến


con bạn bị đau đớn về mặt thể chất, nhưng có thể để lại
những vết thương lớn trong tâm hồn. Vì vậy, bạn cần
phải suy nghĩ thật kỹ trước khi nói với con mình những
lời khó nghe.
1. Đầu tiên, bạn không được nói với con mình những
câu kiểu như: “Im ngay, đồ ngốc!” hoặc những lời sỉ vả
khác, nhất là trước mặt bạn bè của bé. Một đứa bé đôi khi
tỏ ra khá ngốc nghếch, vụng về và phiền toái, nhưng điều
đó không có nghĩa là phụ huynh cho họ cái quyền chỉ
trích thái độ hoặc hành vi của con mình, đặc biệt là trước
mặt người khác. Tốt nhất, bạn hãy nói chuyện riêng với
con về cách cư xử của bé.
2. Một điều nữa mà bạn không nên nói với con là
những câu đại loại như “Con phải cư xử như anh (chị)
của mình”. Nói như vậy chẳng khác nào bạn không chấp
nhận những cá tính, suy nghĩ và con người vốn có của
trẻ. Bất cứ sự so sánh nào giữa bé và các anh chị em
cũng sẽ mang đến những tác hại cho tình cảm của bọn
trẻ. Đặc biệt, khi bản thân trẻ chưa thật sự hòa hợp với
anh chị của mình, những câu nói kiểu như vậy sẽ không
giúp ích được gì cho cả bạn và bé. Bên cạnh đó, bạn
cũng đừng so sánh bé với bất kỳ những đứa trẻ nào khác
và chỉ ra những lỗi lầm hoặc nhược điểm của bé. Tốt
nhất, bạn chỉ nên tập trung vào riêng trường hợp của trẻ
và giúp trẻ hoàn thiện bản thân bằng chính những gì
thuộc về mình. Nếu cần, bạn nên dẫn chứng một vài ví
dụ cụ thể để bé noi theo.
3. Điều quan trọng bạn cần tránh nói với con là “Đừng
có làm phiền ba (mẹ), con có thấy là ba (mẹ) đang rất
bận không vậy?”. Trẻ con thường bất ngờ chạy lại bên

cạnh ba mẹ khi bạn đang làm việc. Có thể bạn đang rất
mệt mỏi với công việc của mình, nhưng bé lại đang rất
háo hức muốn chia sẻ những gì bé đã làm được ở trường,
hoặc những gì xảy ra trong ngày đối với bé. Tất nhiên,
công việc là quan trọng và luôn chiếm nhiều thời gian
của bạn, nhưng bạn đừng quên nhu cầu được bày tỏ ý
kiến cá nhân và sự quan tâm của cha mẹ dành cho mình
là vô cùng quan trọng với trẻ.
Dù bận rộn đến đâu, bạn cũng nên dành thời gian chia sẻ,
trò chuyện với con để bé biết rằng mình được yêu thương
và quan tâm. Đừng quát trẻ đi nơi khác, và cũng đừng
nói “không phải bây giờ”. Hãy kéo dài thời gian làm việc
của bạn bằng cách bảo trẻ đi thay quần áo, làm vệ sinh cá
nhân, hay cho trẻ một bữa ăn hoặc làm bất cứ việc gì
trước khi kể cho ba mẹ nghe về những điều trẻ đang
mong được chia sẻ.
4. “Con không thể hành động một cách người lớn
hơn được à?” – Câu nói này ảnh hưởng nhiều đến lòng
tự tin của trẻ. Mọi trẻ em đều muốn cảm nhận rằng mình
có thể thực hiện được một việc gì đó, hoặc được tin
tưởng mình có khả năng làm được điều đó. Nếu con bạn
mắc sai lầm, bé sẽ có cơ hội học được một điều mới.
Thật không đúng tí nào nếu bạn cho rằng con mình là chỉ
là “đứa bé to đầu” khi chúng đánh rơi một đồ vật hay làm
đổ thức ăn ra bàn. Những lời nói chỉ trích về sự non nớt,
vụng về của bé sẽ khiến trẻ càng trở nên căng thẳng và
bối rối.
Chính những câu nói bày tỏ sự thất vọng của bạn về trẻ
có thể khiến bé mắc những sai lầm lớn hơn. Ngược lại,
trẻ sẽ tiến bộ hơn khi được bố mẹ ghi nhận những thành

tích mới. Một phụ huynh thông minh nên dành cho con
mình những lời khen ngợi khi bé có thể tự mình làm việc
gì đó, dù là đơn giản như đi vệ sinh hoặc tự lấy nước
uống. Nếu bé mắc lỗi, đừng nói “Tại sao con không thể
hành động một cách người lớn hơn?”, mà hãy nói “Con
nên cố gắng cẩn thận hơn trong việc này” hoặc “Lần sau,
con tránh đừng để nước đổ vào người nữa nhé!”

Sự tin tưởng và tôn trọng của cha mẹ giúp bé thêm t
ự tin.
Ảnh: Images

5. Đừng bao giờ nói với con rằng “Mẹ (ba) chỉ đùa
với con thôi”. Nhiều phụ huynh cho rằng việc đùa giỡn
hay trêu ghẹo của cha mẹ sẽ giúp bé chuẩn bị tinh thần
cho cuộc sống bên ngoài, bởi đây là điều không ai có thể
tránh khỏi.Thế nhưng, đó là một nhận thức sai lầm. Sự
trêu ghẹo của ba mẹ hoặc người thân sẽ khiến trẻ cảm
thấy bối rối, xấu hổ và lung lay niềm tin rằng gia đình là
nơi ẩn náu an toàn và yêu thương nhất. Đừng dạy con
mạnh mẽ bằng cách làm tổn thương chúng. Mặc dù mọi
người đều cần học hỏi nhiều về thực tế cuộc sống, nhưng
hãy để chính cuộc đời dạy cho chúng điều đó.

6. Câu nói: “Con của tôi rất ngoan và sẽ không có
những hành động xấu như thế này” cũng không nên
đưa vào danh sách những lời nên nói với trẻ. Đây là lối
nói không công bằng đối với trẻ. Có thể, trẻ sẽ trở nên
ganh đua hơn hoặc hờn dỗi vì điều đó. Phụ huynh nên để
con cảm nhận những cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực của

cha mẹ nhưng bằng những cách thật khéo léo và tế nhị.
Dù sao, những câu nói tốt nhất dành cho trẻ vẫn là “Con
làm tốt lắm” hoặc “Con là một đứa trẻ ngoan”.

7. Đừng phàn nàn con bằng câu: “Chậm chạp quá, cứ
để đó mẹ tự làm được rồi”. Một đứa trẻ sẽ có cảm giác
mình thật vô dụng nếu cha mẹ có những lời phàn nàn
như vậy. Trẻ em thường rất thích làm việc và đóng góp
sức mình vào một vài công việc nào đó. Vì vậy, đừng cố
tình ngăn cản hoặc trách mắng khi trẻ cố gắng muốn giúp
đỡ bạn. Hãy cho bé làm những công việc vừa sức, như
dọn dẹp đồ chơi và không ngừng khuyến khích, động
viên trẻ. Điều này sẽ giúp bé tự tin rằng mình không hề
vô dụng mà chỉ không phù hợp với một số công việc, vì
ba mẹ vẫn tin tưởng giao cho mình nhiều việc làm vừa
sức.
Điều gì các bậc phụ huynh nên nói với con mình? – Đó
là câu “Mẹ (ba) xin lỗi con” nếu bạn vừa làm một việc gì
đó sai, hoặc thô lỗ với con mình. Nhiều phụ huynh sợ
rằng câu nói này sẽ làm giảm uy quyền của mình trước
mặt con cái. Nhưng trẻ em cũng cần được tôn trọng như
người lớn. Một lời xin lỗi là cần thiết đối với bất kỳ sai
lầm nào, kể cả trong việc làm cha mẹ. Kèm với lời xin
lỗi, bạn hãy giải thích cụ thể vì sao mình phải xin lỗi con
(chẳng hạn: vì mẹ đã quá nóng nảy, vì ba mẹ đã trêu
chọc con… ). Như vậy, con bạn sẽ học được cách cư xử
tốt từ ba mẹ và có niềm tin rằng trẻ vẫn luôn được ba mẹ
yêu thương và tôn trọng.


×