Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

10 cái bẫy trong giáo dục con cái doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.21 KB, 19 trang )

10 cái bẫy trong giáo
dục con cái

Trong giáo dục, ranh
giới giữa “quá nhiều”
và “chưa đủ” rất khó
để phân biệt rõ ràng.
Chính vì thế mà các
bậc cha mẹ cũng
thường xuyên không
tách bạch được điều
này. Các bác sĩ tâm lý
Nicole Catheline, Anne
Gatecel Emmanuelle đã ghi nhận lại những sai
lầm mà các bậc làm cha mẹ rất dễ mắc phải.

1. Quá nhiều quà tặng



Biểu hiện

Đứa bé thường không hào hứng khi nhận một món
quà. Bé coi quà tặng như một thứ mà mọi người buộc
phải cho bé. Bằng cách đó, bé đòi nhiều hơn và
không bao giờ hài lòng với những thứ mình nhận
được. Cuối cùng, lẫn lộn giữa quà tặng và tình cảm,
bé suy nghĩ một cách sai lầm khi cho rằng quà tặng là
biểu hiện của tình thương yêu mà mọi người dành
cho bé. Bé sẽ không hiểu được ý nghĩa của món quà.
Và sẽ đến lúc, sự dư thừa giết chết niềm đam mê


sáng tạo và sự mơ mộng của bé.

Giải pháp

Bạn hãy tự hỏi khi mua cho bé nhiều quà có phải bạn
đang bù đắp lại một điều gì đó? Chẳng hạn việc bạn
thường xuyên vắng mặt hay bạn sợ bé sẽ không yêu
quý bạn.

Chỉ nên tặng quà cho bé vào những ngày hoặc
những sự kiện đặc biệt như sinh nhật, ngày lễ chẳng
hạn.

Hãy để bé tự lên danh sách các món quà. Như vậy
bạn sẽ dạy cho bé biết cách sắp xếp các thứ tự ưu
tiên và không bao giờ để bé có thể nhận được ngay
một lúc tất cả các món quà trong danh sách.

Chọn những món phù hợp với lứa tuổi, tâm lý và tính
cách của bé.

Đừng để bé chơi một mình: Để giúp bé làm chủ món
đồ chơi, bạn hãy chỉ cho bé các nguyên tắc của trò
chơi và hãy chơi cùng bé.

Khuyến khích bé tự làm các món quà tặng để bé hiểu
được giá trị của món quà và niềm vui khi tặng chúng.

2. Xem tivi quá nhiều


Biểu hiện

Một đứa trẻ xem tivi quá nhiều có thể trở nên thụ
động, thậm chí hung hăng, nhất là khi bé xem nhiều
hình ảnh bạo lực. Bé sẽ khó phân biệt được thực tế
và phim, khó tìm cách tập trung. Dần dần bé sẽ
không thích các hình ảnh tĩnh, không thích sách và
bắt đầu tăng cân. Bé xem tivi nhiều có nguy cơ bị rối
loạn trong các hoạt động phát triển tâm lý và cảm
xúc, như trong đối thoại hoặc trong mối quan hệ với
người khác.

Giải pháp

Hạn chế thời gian bé ngồi trước màn hình. Không cho
bé xem tivi trước một tuổi. Từ 1 đến 4 tuổi, tối đa 15
phút một ngày, với sự có mặt của cha mẹ. Từ 5-6
tuổi, tối đa nửa tiếng mỗi ngày.

Hãy chọn những chương trình phù hợp với lứa tuổi
của bé.

Khi xem, hãy bình luận những hình ảnh cùng bé để
giúp bé phát triển khả năng phê bình.

Cấm bé xem tivi trong những khoảng thời gian nhất
định như: trong khi ăn, buổi sáng sớm và buổi tối
trước khi đi ngủ.

Bạn hãy tự mình làm gương và đừng mở tivi suốt

ngày.

3. Chơi game quá nhiều

Biểu hiện

Đứa trẻ thường có những vấn đề như ngủ gật ( lơ
mơ) khó phân biệt được thế giới thực và thế giới ảo,
đôi khi trẻ có hành động hung hăng. Đứa trẻ cũng có
khi trở nên phụ thuộc. Bé có xu hướng từ bỏ những
trò giải trí quen thuộc, không chơi chung với các bạn
và ngày càng dành nhiều thời gian hơn để chơi
game. Đứa trẻ sẽ có xu hướng vượt ra khỏi những
ranh giới do chính nó tự đặt ra và thậm chí không có
khả năng ngừng lại.

Giải pháp

Hãy hạn chế giờ chơi : từ 7-8 tuổi không để bé chơi
quá 1h mỗi ngày

Cấm bé chơi các trò chơi bạo lực và sex, đồng thời
giải thích cho bé hiểu vì sao lại không được chơi.

Chọn các trò chơi mang tính phản xạ và chiến thuật
phù hợp với tuổi của bé, những trò chơi giành cho hai
người hoặc nhiều hơn.

Nên đặt máy tính ở phòng sinh hoạt chung, không
nên để trong phòng của trẻ


Nên chú ý không để thời gian chơi game lấn át các
trò giải trí và các hoạt động thể thao khác của bé.

4.Ăn quá nhiều bánh kẹo

Biểu hiện

Con bạn suốt ngày nhấm nháp nhưng khi đến bữa bé
lại không màng đến đồ ăn. Bé tăng cân và bị sâu
răng. Bé ăn không thấy đói …

Giải pháp

Mọi đứa trẻ khi mới sinh ra, thường thích đồ ngọt một
cách bẩm sinh. Bạn hãy giúp bé phát triển vị giác
bằng cách cho bé nếm thử các vị mặn cay và chua.

Chỉ cho bé ăn bánh kẹo trong một vài dịp như trong
bữa ăn xế hoặc trong tiệc sinh nhật

Tránh tích trữ bánh kẹo và kem ở nhà và đừng cho
phép bé tự do lục lọi tủ đồ ăn.

Khi bé khóc hoặc bị đau, tránh đưa bánh kẹo cho bé
để dỗ bé nín.

Hãy trình bày đĩa đồ ăn thật đẹp để kích thích tính
thèm ăn cuae bé: bạn có thể trang trí cho đĩa của bé
bằng vài cọng rau hoặc cà rốt chẳng hạn.


Cho bé tham gia chuẩn bị bữa ăn cùng bạn để giúp
bé làm quen với các món ăn mới.

5.Ôm ấp bé nhiều

Biểu hiện

Con bạn có thể cảm thấy khó chịu và muốn trốn tránh
sự vuốt ve của bạn để khẳng định tính độc lập của
mình. Cũng có những trường hợp ngược lại khi con
để cho bạn ôm ấp chúng nhưng chúng không hề có
chút cảm xúc nào. Điều đó có thể khiến bé cảm thấy
một cách vô thức là cơ thể của chúng không thuộc về
chúng và người khác có toàn quyền đối với chúng.
Chúng có thể nghĩ đến việc trao đổi: đổi một nụ hôn
trên má để đổi lấy điều chúng muốn. Đến một lúc nào
đó, điều này sẽ ngăn cản bé khám phá thế giới và
người khác: Ngay khi bé cảm thấy sợ hoặc cảm thấy
khó chịu bé sẽ tìm cách chạy trốn trong vòng tay bạn
thay vì đương đầu và khám phá thế giới xung quanh.

Giải pháp

Bạn hãy tự hỏi lại mình: có phải bạn đang tìm cách tự
trấn an mình về tình yêu của bé giành cho bạn, có
phải bạn đang timg cách chứng tỏ mình là những ông
bố, bà mẹ tốt hay bạn lo sợ con bạn đang lớn lên?

Hãy tránh việc trao đổi và dừng nói bé “ nếu con

muốn cái đó, hãy ôm mẹ một cái nào”. Đứa bé sẽ
cảm thấy việc vuốt ve giống như một phương tiện để
trao đổi.

Tránh việc ôm hôn bé ngay sau khi bạn la hét vì bé
phạm lối để giúp bé nhận thức được hành vi của
mình và sẵn sang nhận trách nhiệm về hành vi đó.

Hãy để con bạn tự biểu lộ tình cảm theo cách của bé:
Một động tác chào thân mật bằng tay, một cái hôn,
một bức tranh…

6.Quá nghe theo bé

Biểu hiện

Con bạn suốt ngày than vãn, chảy nước mắt và khó
cân bằng cảm xúc. Trong phần lớn các trường hợp,
khi gặp khó khăn bé thường chờ mọi người đến giúp
đỡ chứ không tự tin vào bản thân mình. Bé khó chấp
nhận những điều trái ý và khi không được đáp ứng bé
thường mè nheo, lặp đi lặp lại lời cầu xin của mình
bằng những từ ngữ khéo léo để đạt được điều mình
muốn. Bé cũng có thể trở nên ích kỷ, chỉ chú ý đến
bản thân mình và ít quan tâm đến người khác.

Giải pháp

Hãy phân biệt những điều quan trọng, bạn cần thật
sự lắng nghe để giúp bé giải tỏa tâm lý và cảm thấy

thỏa mái( chẳng hạn như cuộc cãi cọ giữa bé và các
bạn trong trường), với những điều bé muốn nói với
bạn chỉ đơn giản để bạn chú ý hơn đến bé ( chẳng
hạn chuyện con búp bế bị mất một chiếc giầy).

Đừng để bé ngắt lời của bạn khi bạn đang bận điện
thoại hoặc đang nói chuyện với người lớn.

Khi bạn đang bận, hãy đề nghị bé chờ một vài phút
tới lượt mình. Như vậy bé sẽ học được cách chú ý
đến người khác và biết phân biệt được cái gì là quan
trọng và cái gì là không?

7. Quá nhiều quy tắc

Biểu hiện

Con bạn khó phân biệt được những nguyên tắc chính
giúp bé thấy thoải mái và bảo vệ bé an toàn với
những nguyên tắc kém quan trọng hơn. Đôi khi bé
khó hiểu được điều mọi người mong đợi ở bé. Bé sẽ
bị ức chế và không tự tin, bé ít sáng tạo và cảm thấy
bị lạc lỏng khi ở một mình hoặc không có bố mẹ bên
cạnh. Cũng có trường hợp ngược lại, một vài đứa trẻ
phản kháng lại, trở nên bất ổn, quậy phá và chống
đối.

Giải pháp

Hãy đặt ra những phương pháp rõ ràng và vững chắc

liên quan đến sự an toàn của bé. Sự thoải mái về mặt
tinh thần và nguyên tắc hướng dẫn bé cách thức giao
tiếp.

Đối với những việc khác, bạn hãy nói chuyện với bé,
cùng thảo luận và cho phép bé lựa chọn (chẳng hạn
như việc mặc một chiếc áo thun đỏ thay chiếc áo màu
xanh, đi bơi thay vì đến thư viện…)

Khi đặt ra nguyên tắc với con, bạn hãy dùng những
từ ngữ đơn giản và phù hợp với lứa tuổi của bé.

Đừng bắt bé phải tuân thủ theo một nguyên tắc mà
bạn chẳng bao giờ làm theo.

8.Hay giận dữ

Biểu hiện

Con bạn bị ức chế, không tự tin và luôn bị ám ảnh
rằng mình là người xấu. Bé ngần ngại đưa ra những
sáng kiến, không còn ham muốn và cảm xúc, lúc nào
bé cũng sống trong nỗi sợ hãi, và làm mọi người thất
vọng.

Ngược lại, cũng có những đứa trẻ trở lên chai lì và
dạn dĩ với những cơn tức giận của cha mẹ. Chúng
không còn chú ý đến điểu mọi người nói với chúng
nữa. Và đối với chúng, cách thức giao tiếp thông
thường để đạt được điều chúng muốn là giận dữ và

la hét.

Giải pháp

Trong một vài trường hợp như khi con bạn đang gặp
nguy hiểm hoặc hoặc không nghe lời, thì việc bạn nổi
giận là hoàn toàn hợp lí và bình thường. Khi đó bé sẽ
ý thức được về hành vi của mình.

Tuy nhiên, điều chủ yếu là bạn phải kiểm soát được
bản thân mình: Bạn phải giải thích cho con hiểu tại
sao bạn giận, hãy tránh la hét lên với bé, tránh dùng
những từ ngữ nặng nề để lăng mạ bé, bạn hãy nói về
hành vi của bé và tránh phê bình con người bé.

Cuối cùng, bạn hãy tự hỏi bản thân khi bạn giận dữ
như vậy có phải bạn đang tìm cách khẳng định quyền
lực không?

9. Quá căng thẳng

Biểu hiện

Bạn đang gây áp lực cho bé bằng cách nhắc đi nhắc
lại thúc giục bé khẩn trương lên hay đi nhanh hơn.
Bạn áp đặt cho bé một thời gian biểu kín mít khiến bé
không có một giây phút nào để sáng tạo để phát triển
tâm lý và để biết mức giới hạn. Con bạn cảm nhận
được sự căng thẳng của bạn và đến lượt mình bé
cũng bị căng thẳng theo. Bé có thể gặp những rối

loạn về giấc ngủ, khó khăn khi phải tập trung, bị đau
đầu và đau bụng. Bé cũng có thể bị thụt lùi, cư xử
như một em bé và có những hành vi bạo lực với
người khác hoặc với đồ chơi

Giải pháp

Hãy đặt một thời gian phù hợp với bé và hãy cho bé
chút thời gian mơ mộng

Đặt ra những mục tiêu phù hợp với lứa tuổi và khả
năng của bé.

Hãy chấp nhận suy nghĩ là con bạn không hoàn hảo
và những sai lầm sẽ giúp bé lớn lên.

Hãy khen ngợi bé và cổ vũ những thành tích bé đạt
được

Khuyến khích bé tham gia những hoạt động mà bé
đạt kết quả tốt để giúp bé tự tin hơn.

10. Nói quá nhiều

Biểu hiện

Khi đề nghị bé làm việc gì, bạn thường xuyên nhắc đi
nhắc lại nhiểu lần và bạn biện minh rằng làm như vậy
bé sẽ không làm trái ý mình. Lâu ngày con bạn sẽ tìm
cách “ lảng tránh” và cuối cùng bé không còn nghe

bạn nữa. bé tìm cách lý luận, thương lượng và luôn
hỏi lại về các giới hạn mà bạn đặt ra cho bé. Và thế là
bắt đầu một vòng luẩn quẩn: Để bé nghe lời bạn lại
bắt buộc phải nói với bé nhiều hơn.

Giải pháp

Hãy nói một cách ngắn gọn và rõ ràng về những điều
cấm liên quan đến sức khỏe, sự an toàn và mối liên
kết xã hội của bé.

Hãy nói một lần và tránh giải thích dài dòng.

Hãy nói một cách chậm rãi, cương quyết, thể hiện
quyền lực của bạn bằng cách nhìn thẳng vào bé để
tránh việc bé tìm cách tranh cãi với bạn.

Giải thích trước cho bé thấy nếu không vâng lời bé sẽ
bị phạt như thế nào. Nếu bé đối đầu với bạn thì đừng
ngần ngại áp dụng các hình phạt này.

×