Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cha mẹ "sốc" vì bài học giới tính của học sinh lớp 5 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.12 KB, 6 trang )

Cha mẹ "sốc" vì bài học giới tính
của học sinh lớp 5

"Làm sao tinh trùng lại chui được vào trứng? Mà
hợp tử là gì hả bố?…", một cậu học sinh lớp 5 hỏi bố.
Quá bất ngờ anh Thuận quay sang "gườm" con trai
nói vớ vẩn mà không biết rằng những kiến thức này
nằm trong chương trình học của cậu bé.

Anh Thuận có con trai học lớp 5 tại trường Lê Văn Sĩ TP
HCM cho biết, vì không có nhiều thời gian để ý đến tất
cả các môn học, khi nghe con hỏi anh "tá hỏa". Vội lật
sách theo lời con, anh mới biết những cụm từ đó nằm
ngay trong những bài đầu tiên sách Khoa học như bài:
"Sinh sản", Phân biệt giới tính "nam hay nữ" hay "Cơ thể
chúng ta hình thành như thế nào?".

Trong những bài học này có nhiều thuật ngữ và câu hỏi
mà theo anh Thuận là quá khó đối với học sinh lớp 5
như: "Khi một em bé mới sinh, dựa vào cơ quan nào của
cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái?" hoặc "Đến một
độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển…
Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh
trùng; Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra
trứng".

Đặc biệt, trong bài 4 sách Khoa học có ghi: "Quá trình
tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là sự thụ tinh.
Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử". Kèm theo những
bài học này là hình ảnh minh họa quá trình thụ tinh. Nhìn
sang trang kế bên anh Thuận còn thấy có hình ảnh các


bào thai và câu hỏi yêu cầu các em phân biệt đâu là bào
thai 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng. "Thực sự
nhìn mấy hình này tôi cũng chịu không biết trả lời với
con thế nào, mới lớp 5 mà phải học những cái này làm
sao các cháu nó hiểu được", anh Thuận nói.

Không chỉ thế bài học "Cần làm gì để cả mẹ và em bé
đều khỏe?" còn có những câu hỏi như: Phụ nữ có thai
nên và không nên làm gì? tại sao?

Chị Oanh có con học lớp 5 trường Hoàng Văn Thụ, quận
Gò Vấp cũng lúng túng khi giải thích cho con những câu
hỏi trong sách. "Đã hai đứa con rồi nhưng hỏi những kiến
thức đó nhiều khi tôi cũng không biết nói sao", chị Oanh
tâm sự.


Hình mô tả quá trình thụ tinh

nhận biết bào thai trong sá
ch Khoa
học lớp 5. Ảnh: Hải Duyên.

Cô Nguyễn Thị Vân hiệu trưởng trường tiểu học Lê Văn
Sỹ TP HCM cho biết, những kiến thức này đã được cải
cách và đưa vào giảng dạy cách đây hai năm và cũng
nhận được nhiều phản ánh của giáo viên đứng lớp về
những khó khăn khi giảng cho các em môn học này, đặc
biệt là những thầy giáo trẻ.


"Nhiều cô ngại không biết giải thích với các em như thế
nào, nhưng đó là chương trình của Bộ thì cũng phải dạy",
cô Vân nói.

Cô Vân cho biết thêm, khi triển khai giảng dạy những bài
học này các giáo viên đều phải thông báo trước để các
em về nhà chuẩn bị tự tìm hiểu thông tin qua mạng, sách
báo hay hỏi bố mẹ. Bước sang năm thứ 3 học chương
trình này các em cũng có phần nhận biết rõ hơn về giới,
bớt bỡ ngỡ hơn so với năm đầu tiên, nhưng cũng có
những em hiểu đúng có những em hiểu sai. Nhưng chủ
yếu các em chỉ biết những từ như "tinh tùng", "hợp tử"
về mặt thuật ngữ mà không thể hiểu được bản chất vấn
đề.

Thầy Mai Văn Huynh, trưởng khối lớp 5 trường tiểu học
Hoàng Văn Thụ, quận Gò Vấp chia sẻ, khi giảng những
bài này thầy cũng rất ngại, nhất là đối với các em nữ.
Thầy chỉ giảng qua về lý thuyết còn để các em về nhà tự
trao đổi với bố mẹ, anh chị trong gia đình. Từ cảm giác
đụng chạm đến những vấn đề về giới tính nên trong lớp
các em có phản ứng như "bật cười", "đỏ mặt", có em thì
phản ứng gay gắt kiểu "trời ơi ghê quá".

Theo thầy Huỳnh, việc giáo dục giới tính cho các em
cũng rất cần thiết nhưng so với độ tuổi lớp 5 là hơi sớm
vì các em còn quá non nớt. Dường như các em không
hiểu thế nào là "tinh trùng", "phôi", "hợp tử"…" Không
thể không dạy cho các em những kiến thức này, nhưng
nên có sự điều chỉnh để sao cho ngôn ngữ trong sách

giáo khoa đơn giản hơn, có như vậy các em mới dễ hiểu
mà thầy cô cũng cảm thấy tự tin hơn khi giảng dạy", thầy
Huỳnh nêu.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Bùi Hữu Phước chuyên
viên bộ môn Khoa học tại một Phòng GD tại TP HCM
cho biết những nhà soạn sách đã nghiên cứu mạnh dạn
đưa chương trình này vào giảng dạy cũng là vì quyền lợi
của học sinh, bước đầu giúp các em nhận biết về giới,
sức khỏe và con người. "Do quan niệm của người Việt
Nam có tâm lý ngại đề cập đến những vấn đề tế nhị, nên
khi mới đưa vào giảng dạy phụ huynh, học sinh và cả
giáo viên chưa thực sự bắt nhịp được với những kiến
thức tiên tiến này", ông Phước nói.

Theo ông Phước thì đây là những kiến thức hoàn toàn về
mặt khoa học, cần cho các em hiểu biết những kiến thức
sơ đẳng nhất. Nếu giáo viên đứng ở góc độ khoa học để
giảng dạy thì hoàn toàn không có vấn đề gì phải e ngại,
giáo viên có thể giới thiệu đến trẻ một cách đơn giản và
dừng ở mức độ cần thiết so với mục tiêu bài giảng mà
không nhất thiết phải đi sâu vào bản chất.
Tuy nhiên, ông Phước cũng cho rằng do các nhà soạn
sách đã hơi áp đặt cách hiểu của người lớn vào tư duy
của các em, đồng thời vì đảm bảo tính lôgic trong
chương trình giáo dục nên đã đưa vào những kiến thức
khá nặng so với các em lớp 5, chẳng hạn như bài "Cần
làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?".


×