Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cho trẻ đi du học sớm : Cha mẹ nên cân nhắc kỹ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.53 KB, 6 trang )

Cho trẻ đi du học sớm : Cha mẹ
nên cân nhắc kỹ

Du học – Một xu
hướng ngày càng phát
triển
Sự nở rộ phong trào du
học ở Việt Nam những
năm gần đây đã cho thấy
sự phát triển hơn về mặt
kinh tế và nhận thức
giáo dục của người dân so với thời gian trước. Bên cạnh
đó, sự mở rộng giao lưu, hợp tác về kinh tế – văn hóa –
xã hội với các quốc gia trên thế giới cũng đã mở đường
cho những làn sóng ra nước ngoài học tập và sinh sống
của nhiều người Việt.

Một thực tế dễ nhận thấy là hằng năm ở Việt Nam diễn
ra hàng trăm hội thảo du học quốc tế thu hút rất đông đảo
phụ huynh và học sinh đến tìm hiểu, đăng ký. Nếu muốn


“săn” học bổng thì các bạn trẻ cũng chỉ cần dùng những
từ khóa đơn giản và những cú nhấp chuột tích tắc là có
ngay một danh sách dài những loại hình học bổng, tên
tuổi những trường đại học nước ngoài có chỉ tiêu tuyển
sinh, các thông tin về chi phí du học…Trên các tờ báo,
trang web điện tử uy tín như Tuổi trẻ, Thanh niên, Thông
tấn xã Việt Nam, VnExpress…những thông tin về học
bổng, hội thảo du học vẫn luôn được cập nhật.


Theo một số liệu thống kê gần đây của Thông tấn xã Việt
Nam, lượng du học sinh Việt Nam mỗi năm đi du học tại
nước ngoài ngày một tăng. Chỉ tính riêng số lượng visa
từ Hội đồng Anh cấp cho du học sinh theo học chương
trình dự bị đại học, đại học và sau đại học tại Anh năm
2007 đã là trên 1.700 visa, tăng 24% so với năm trước.
Ngoài ra còn có một số lượng đáng kể sinh viên du học
tại chỗ, đào tạo từ xa.

Còn theo báo cáo của Viện Giáo dục quốc tế Mỹ (IIE),
niên học 2006-2007, số sinh viên Việt Nam du học tại
các trường đại học Mỹ là 6.036 người, tăng hơn 30% so
với niên học trước.

Như vậy, có thể thấy rằng, xu hướng đi du học nước
ngoài sẽ là một hiện tượng xã hội sẽ còn phát triển rầm
rộ trong tương lai.

Không nên cho trẻ đi du học quá sớm

Trước làn sóng cho trẻ đi du học ở nước ngoài từ nhỏ,
nhiều chuyên gia tâm lý, giáo dục đã tỏ ra lo ngại trước
hiện trạng này.


Ảnh: Inmagine


Theo PGS.TS Trần Quốc Thành (Trưởng Khoa Tâm lý
giáo dục Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) thì cho con du

học sớm không phải là một xu hướng hợp lý: “Bạn bè tôi
hầu hết đều cho con đi học nước ngoài từ bậc THPT.
Trước khi đi, các cháu đều là những học sinh có năng
lực, thế nhưng khi sang nước ngoài, không phải cháu nào
cũng có kết quả học tập tốt. Có những cháu kết quả kém
vì lý do sức khỏe, có những cháu lại không hòa nhập
được với môi trường, có cháu tâm lý bất ổn”.
Ông nhấn mạnh thêm: “Tôi biết nhiều gia đình còn cho
con đi du học ngay từ những năm cấp hai với hy vọng
con mình sớm hòa nhập, học tiếng Anh tốt và giành được
học bổng ở những bậc học tiếp theo. Nhưng theo tôi, cho
trẻ con đi sớm quá cũng không tốt. Thậm chí là chính bố
mẹ đã làm khó cho con, tạo áp lực cho con mình.
Ở tuổi này, kỹ năng sống của các em còn rất non nớt, khả
năng tự lập hạn chế, lại đang trong giai đoạn khủng
hoảng của sự phát triển nên rất khó để các cháu có thể
sống và học tập xa bố mẹ. Tất nhiên, tâm lý mỗi em mỗi
khác, có em mạnh dạn, có em nhút nhát, nhưng nhìn
chung nếu phải sống trong một môi trường lạ và không
hòa nhập được, các em thường hay cô đơn.
Cho con đi du học sớm không phải là một xu hướng hợp
lý. Tôi khuyên các bậc cha mẹ nên cân nhắc thật kỹ trước
khi đưa con mình vào một môi trường sống và học tập
hoàn toàn mới mẻ”.
Chia sẻ quan điểm với PGS.TS Trần Quốc Thành, TS Vũ
Gia Hiền (Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu – ĐH DL
Bình Dương) cho biết: “Du học sớm được ví như canh
bạc… thời gian. Nếu thắng lợi, chỉ có thể rút ngắn thời
gian, nhưng nếu thất bại sẽ mất một khoảng thời gian lớn
gấp nhiều lần để chấn chỉnh và làm lại từ đầu.

Từ thực tế cuộc sống cho thấy, ở lứa tuổi 15, 16, các em
thường được bao bọc từ A đến Z, nhất là những gia đình
có điều kiện kinh tế (mà có điều kiện kinh tế mới đủ sức
cho con đi du học). Chuyện học hành, chọn bạn, thậm chí
những sinh hoạt cá nhân như ăn, ngủ đều được bố mẹ để
mắt đến. Sống trong vòng tay của gia đình, cùng một nền
văn hóa, chung ngôn ngữ, có mối quan hệ xã hội tốt, vậy
mà vẫn có không ít em… đi lạc đường.
Chính vì vậy, hơn ai hết, các bậc cha mẹ cần xem thực
lực khách quan và chủ quan của gia đình, phải tìm hiểu
kỹ, cân nhắc thiệt hơn trước khi thực hiện quyết định cho
con du học ở lứa tuổi nào”.
Du học không phải là hướng đi duy nhất mở ra cho con
trẻ nhiều cơ hội thuận lợi, hấp dẫn trong cuộc sống này.
Trước khi giúp con chọn lựa những hướng đi cho cuộc
đời trẻ, cha mẹ nên cân nhắc kỹ càng để tránh để lại
những khoảng hẫng hụt đáng tiếc cho chúng.

×