Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

trách nhiệm của cha mẹ và người thân trong việc trẻ em bỏ học sớm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.1 KB, 10 trang )

I. MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Ă quốc gai thứ hai trên thế
giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em (20-2-1990). Một năm
sau, năm 1991, nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ – Chăm sóc –
Giáo dục trẻ em và Luật Phổ cập giáo dục tiểu học. Nhưng cho
đến nay một thực trạng vẫn đang làm các nhà lãnh đạo lo lắng đó
là tình trạng trẻ em bỏ học sớm đang ngày có tỷ lệ tăng cao mà
chưa có biệ pháp khắc phục. Nguyên nhân do đâu? Do nhà nước
hay do gia đình? Đây là bài luận nêu về vấn đề “trách nhiệm của
cha mẹ và người thân trong việc trẻ em bỏ học sớm…”
I. NỘI DUNG
1, Thực trạng.
Trẻ em bỏ học sớm đang là thực trang bức xúc, đặc biệt là các vùng
quê nghèo.
Đã thành cái nếp, cứ sau khi nghỉ Tết xong, tỉ lệ học sinh đến trường,
nhất là ở các huyện miền núi, vùng quê xa xôi… và ngay cả các tỉnh
thành có sự phát triển sôi động như Khánh Hòa, Hải Phòng, Đà Nẵng…
cũng “sụt” đáng kể.
Câu trả lời thật đơn giản: “Gia đình khó khăn quá, các em không đến
trường được” nhưng đã khiến người nghe phải suy nghĩ, day dứt với nó.
Khi sớm vào đời, các em sẽ ít có cơ hội vươn lên để thoát nghèo. Sớm
phải trải đời, trong khi nhận thức non nớt vẫn chưa phân biệt được đúng sai,
các em dễ bị sa ngã, dính phải các tệ nạn và nghiêm trọng hơn nữa là trở
1
thành gánh nặng của xã hội. Rồi sau này khi các em này trưởng thành và có
con cái, thế hệ sau lại tiếp tục lớn lên trong thiếu thốn, và vòng loẳn quẩn
của cái nghèo và thất học cứ thế mà tiếp diễn.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tại, trong năm qua, cả nước có
đến 75.691 học sinh bỏ học, trong đó có đến 11,7% học sinh bỏ học do
hoàn cảnh kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn phải nghỉ học sớm để lao
động phụ giúp gia đình. Chiếm một phần không nhỏ trong số đó là học sinh


ở độ tuổi 9 - 14. Thực trạng trên cho thấy, cái nghèo khó đang “bó” hẹp con
chữ của các em - thế hệ được xem là chủ nhân tương lai của đất nước
( anhduongxanh.vicongdong.vn)
Trước hết phải khẳng định rằng không có hiện tượng học sinh bỏ học tràn
lan, mà trái lại, trên phạm vi cả nước tỉ lệ học sinh bỏ học đã giảm nhiều
trong hai năm học 2006-2007 và 2007-2008 - hai năm học đầu tiên toàn
ngành giáo dục thực hiện quyết liệt cuộc vận động "Hai không" và Chỉ thị
33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu
cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Theo số liệu thống kê được
công bố hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉ lệ học sinh bỏ học ở tiểu
học bắt đầu giảm từ năm học 2006-2007, ở trung học (gồm trung học cơ sở
và trung học phổ thông) đã giảm từ năm học 2005-2006, học kỳ I năm học
2007-2008, tỉ lệ học sinh bỏ học đã giảm mạnh ở tất cả các cấp học. Cụ thể:
Ở cấp Tiểu học: từ năm học 2003-2004 đến năm học 2006-2007, tỉ lệ học
sinh bỏ học dao động từ 2,25% đến 3,33%; nhưng đến học kỳ I năm học
2007-2008, chỉ còn 0,19% . Ở cấp THCS và THPT: từ năm học 2003-2004
đến năm học 2005-2006, tỷ lệ học sinh bỏ học dao động từ 6,29% đến
2
7,59%; Năm học 2006-2007 tỷ lệ này chỉ còn 2,07%; Học kỳ I năm học
2007- 2008, chỉ còn 1,2%.
Như vậy, trên phạm vi cả nước, kết quả duy trì sĩ số học sinh đã có tiến bộ
vượt bậc. Tuy nhiên, số lượng học sinh bỏ học vẫn còn là vấn đề đáng quan
tâm và phải tích cực khắc phục. Học kỳ I năm học 2007-2008 vẫn còn
12.966 học sinh tiểu học, 106.228 học sinh trung học cơ sở và trung học phổ
thông bỏ học. Cũng cần phải quan tâm đến một số địa phương có nhiều học
sinh bỏ học. Ví dụ, cấp Tiểu học bên cạnh 29 tỉnh, thành phố tỉ lệ học sinh
bỏ học xấp xỉ 0% vẫn còn 5 tỉnh tỉ lệ học sinh bỏ học ở mức cao (0,95% -
2%). Đối với trung học, trong khi có 30 tỉnh tỉ lệ học sinh bỏ học thấp hơn
1%, vẫn còn 9 tỉnh tỉ lệ từ 2% đến 9,81%.
Điển hình như Nghệ An được mệnh danh là vùng đất hiếu học nhưng

Theo báo cáo mới nhất của Sở GD-ĐT Nghệ An, sau kỳ nghỉ hè năm học
2010-2011, toàn tỉnh có 786 học sinh không trở lại lớp học. Ngành GD-ĐT
tỉnh Nghệ An đang hết sức nỗ lực để “kéo” các em trở lại lớp.
Tính đến ngày 24/8, tỉnh Nghệ An có 786 học sinh bỏ học sau dịp nghỉ hè.
Cụ thể bậc tiểu học có 22 học sinh, bậc THCS có 416 học sinh và bậc THPT
có 348 học sinh bỏ học. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học sau
hè chủ yếu là do học kém (681 em), gia đình khó khăn (420 em), 128 em học
sinh bỏ học vì đường đến trường quá xa và 90 học sinh bỏ học vì những lý
do khác.( tintucxalo.vn)
2. Nguyên nhân
Khi mà vấn đề trẻ em bỏ học sớm thì có rấ nhiều nguyên nhân được đưa ra
như:
3
Các tỉnh có tỉ lệ học sinh bỏ học cao đều là những địa phương có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và miền Tây
Nam bộ. Điều đó cho thấy rằng nguyên nhân học sinh bỏ học trước hết là do
hoàn cảnh khó khăn. Nói đến các địa phương này, chúng ta nghĩ ngay đến
dân cư sống rải rác, đường xá đi lại khó khăn, nhà xa trường, tỉ lệ hộ nghèo
cao, nhiều học sinh thiếu ăn, suy dinh dưỡng, mặc không đủ ấm (có 1 huyện
miền núi báo cáo về Bộ có 480 học sinh tiểu học quá nhỏ, không đủ sức đến
trường học cách nhà 2-3 km); Một số học sinh lớp 4, lớp 5 bỏ học do phải
phụ giúp gia đình lao động kiếm sống; Một số em phải bỏ học vì theo gia
đình di dân tự do. Các trường học ở đây thường thiếu thiết bị, sân chơi, bãi
tập; giáo viên ít có cơ hội giao lưu sinh hoạt, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ
hơn ở các nơi khác. Những yếu tố này là nguyên nhân hạn chế chất lượng
giáo dục và đời sống văn hoá của các nhà trường và do đó làm giảm niềm
vui đến trường của học sinh. Còn một nguyên nhân khác là do nhận thức của
các cấp lãnh đạo, của người dân và của chính học sinh về tầm quan trọng
của tri thức và việc học tập còn hạn chế.
Nhưng liệu có phải đây là nguyên nhân xâu xa không? Khi mà chính gia

đình, người thân là những người sinh ra các em những người có quyền cũng
như nghĩa vụ đối với các em lại chưa thực sự quan tâm nhiều đến các em.
Vậy nguyên nhân do đâu?
Các em phải bỏ học sớm không chỉ do hoàn cảnh khó khăn mà còn do thiếu
sự quan tâm của cha mẹ, người thân. Các bậc sinh thành có thể không hiểu
hay hiểu mà vẫn cố tình vi phạm quyền được học tập của trẻ em theo điều 8
của công ước quốc tế
4
Điều8. Quyền được học hành
Trẻ em cần nhận được sự giáo dục cần thiết, được giúp đỡ để phát triển tốt
về thể chất, trí tuệ và xã hội, trở thành người công dân có trách nhiệm và biết
tôn trọng những quyền của người khác.
Nhưng nhiều cha mẹ lại bắt con cái mình bỏ học giữa chừng để lao động
sớm làm trẻ em phải chịu thiệt thòi, không được đến trường. Họ có quan
niệm rằng học hành lá bình thường không ảnh hưởng lắm đến tương lai của
con em họ. Vì họ nghĩ dù có học đến lớp 12 cũng chỉ đi làm công nhân, vậy
cứ học hết lớp 9 đi làm công nhân cho đỡ tốn kém và từ suy nghĩ đó sẽ
không quan tâm kèm cặp, nhắc nhở con cái học hành tốt hơn.
Hay do cha mẹ ly hôn con cái không ai nuôi dưỡng chăm sóc hoặc bỏ bê con
cái không quan tâm làm các em chán nản việc học tập dẫn đến bỏ học giữa
chừng.
Ở các đô thị các quán chơi điện tử, các tụ điểm tệ nạn xã hội luôn là nơi rình
rập, lôi kéo học sinh, nhất là đối với những em thiếu sự theo dõi, quản lý của
gia đình. Đã sa đà vào những nơi đó thì học lực của các em càng giảm sút
nên nguy cơ bỏ học càng tăng. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng cho trẻ em
phát triển toàn diện cả về nhận thức và ý chí. Nên khi gia đình không quản
lý đến nơi đến chốn thì tình trạng trẻ em bỏ học là không thể tránh khỏi.
3. Hậu quả của việc trẻ em bỏ học sớm
Thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an)
cho thấy, thời gian gần đây số các vụ án mạng do trẻ vị thành niên thực

hiện đang có chiều hướng gia tăng với hàng chục nghìn vụ mỗi năm. Tội
phạm thường ở độ tuổi từ 16 đến 18 (60%), mồ côi lang thang hoặc cha mẹ
ly dị, bỏ học sớm, bị kẻ xấu xúi giục cướp tài sản, giết người, buôn bán ma
túy...(giadinh.net.vn)
5

×