Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khi phụ huynh trở thành “Lập trình viên” potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.59 KB, 6 trang )

Khi phụ huynh trở thành
“Lập trình viên”

Nhiều khi, vì quá sốt sắng muốn cho con cái thành danh và
đi theo đúng hướng của mình mà các phụ huynh quên đi
cảm giác và năng lực của con cái. Có nhiều teen muốn làm
việc này, việc kia theo ý mình mà lại bị bố mẹ ngăn cấm vì
đi không đúng hướng phụ huynh muốn, có teen năng lực


không đủ để làm theo ý bố mẹ nhưng vẫn bị ép đến với
mục tiêu quá xa tầm tay. Vì thế nhiều teen đang trở thành
những cỗ máy, chạy theo guồng đã được phụ huynh “lập
trình” sẵn.
Tương lai dễ… đoán
Sau khi theo học lớp chuyên Toán tại trường A, Ngân sẽ thi
vào Đại học Kinh tế, học Khoa quản trị kinh doanh, ra
trường Ngân sẽ đi làm thêm 2 năm để đi học MBA tại Mỹ.
Tiếp theo cô nàng sẽ về tiếp quản công việc kinh doanh của
ba mình, và hai năm sau sẽ lập gia đình một anh chàng du
học sinh vốn là con trai một người bạn của mẹ. Những dự
định trên đây đều dùng chữ “sẽ” bởi vì hiện giờ Ngân mới
là một nữ sinh cấp 3. Nếu không có biến cố gì bất ngờ, thì
con đường tương lai của Ngân đã vẽ sẵn, và Ngân cứ “theo
đó mà tiến”.

Nghĩa cũng là người đã xếp bút nghiên quên đi đam mê hội
họa của mình để đi theo con đường mà ba mẹ mong muốn.
“Học vẽ làm gì, dở dở ương ương không ra thầy không ra
thợ, nhà quen biết nhiều, con học đại học An ninh, ra
trường vào ngành, thế nào cũng có một vị trí cực kỳ ưu


thế!” – ba Nghĩa từng nói. Nhà Nghĩa khá giàu có và có thế
lực ở tỉnh, lại có mỗi một mụn con nên cha mẹ hết sức quan
tâm bảo bọc. Từ sở thích cho đến cách ăn mặc, điều gì
Nghĩa cũng được bố mẹ gọt giũa cho vừa với “chiếc áo”
công việc sau này, Nghĩa cũng không dám để ba mẹ thất
vọng vì cậu là con một. Vậy là việc Nghĩa làm bây giờ chỉ
là chăm chăm chuẩn bị cho chức vụ "to to" mà cậu gần như
cầm chắc trong tay, dù mới là sinh viên năm nhất.
Ngân, Nghĩa là một trong số rất nhiều cậu ấm, cô chiêu
ngày nay được cha mẹ “lập trình” sẵn tương lai cho mình.
Nhiều phụ huynh không yên lòng ngồi nhìn con cái tự đi
trên đôi chân của mình mà lao vào người xốc nách, kẻ dẫn
đường để “chúng nó” không bước trật đường ray đã định
ra.
Đằng sau tương lai đã được “lập trình”
Nhiều khi, vì quá sốt sắng muốn cho con cái thành danh và
đi theo đúng hướng của mình mà các phụ huynh quên đi
cảm giác và năng lực của con cái. Có nhiều teen muốn làm
việc này, việc kia theo ý mình mà lại bị bố mẹ ngăn cấm vì
đi không đúng hướng phụ huynh muốn, có teen năng lực
không đủ để làm theo ý bố mẹ nhưng vẫn bị ép đến với
mục tiêu quá xa tầm tay.
Thái độ ứng xử của các teen có tương lai được lập trình
cũng rất khác nhau: có người cảm thấy yên tâm không phải
lo lắng gì vì có người dẫn lối đưa đường, có người buông
xuôi theo guồng “muốn ra sao thì ra”, nhưng cũng có nhiều
teen thấy ức chế vì không được hành động theo ý muốn,
nhẹ thì dẫn đến lầm lỳ ít nói, trầm cảm, nặng thì có thể dẫn
đến việc tìm lối thoát bằng cái chết.


Tại lớp chuyên Anh nọ ai cũng trầm trồ khen vẻ đẹp trong
sáng của Nhi – một cô bé cùng lớp theo đạo Thiên chúa.
Nhi cũng có một tâm hồn mong manh, thánh thiện hệt như
vẻ bề ngoài của mình vậy. Cô dễ xúc động, chân thật và
luôn yêu thương tất cả mọi người xung quanh. Bạn cùng
lớp trong những lúc ngồi tám chuyện với nhau thường nói:
“Như con Nhi sau này chắc đi làm sơ chứ suốt ngày nhìn
đời bằng lăng kính màu hồng thì làm sao tồn tại được khi
va chạm với cuộc sống thực tế nhỉ?”.
Thế nhưng ước mơ của ba mẹ Nhi là cho cô trở thành bác
sĩ, là một đứa con ngoan ngoãn Nhi đành phải nghe theo
mặc dù nhiều lần cô tâm sự với bạn bè là muốn trở thành cô
giáo để dạy dỗ lũ trẻ nghèo. Tuy vậy với sức học thuộc loại
trung bình của mình, thi đậu vào Đại học Y là một điều có
thể coi như là không tưởng. Vậy mà Nhi cũng cố vác cặp đi
ôn, rồi thi suốt ba năm. Bây giờ Nhi đang theo học tiếng
Anh ở một trung tâm ngoại ngữ ở Sài Gòn, nghe nói sẽ đi
du học nhưng không rõ là khi nào. Những lần họp lớp cũ,
Nhi đều lảng tránh. Có lẽ do bạn bè người học trường này,
trường kia, ai cũng xênh xang cả duy chỉ có mình Nhi hiện
giờ vẫn còn lênh đênh chưa biết tương lai thế nào. Nếu Nhi
biết lượng sức mình, không để mặc cho ba mẹ vạch lối đưa
đường theo một mục tiêu xa vời thì có lẽ cô đã có một cuộc
sống hạnh phúc và thoải mái hơn.
Tuy nhiên cũng chưa đáng tiếc bằng trường hợp một cậu bé
học lớp 11 mà báo chí đã từng đưa tin rầm rộ. Uất ức vì ba
mẹ cứ bắt học xong lớp 12 phải ở nhà buôn bán kế nghiệp
gia đình, trong một phút nông nổi cậu đã uống thuốc ngủ và
từ giã cõi đời.
Chính bản thân chúng ta mới là người biết rõ năng lực của

mình, vì vậy hãy cố gắng hết sức với những gì chúng ta có
thể. Phụ huynh cũng cần có tư tưởng cởi mở hơn với con
cái, tôn trọng ý kiến của teen để cho con cái có thể phát huy
đúng thực lực.

×