Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Con đi học, bố mẹ lo lắng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.49 KB, 11 trang )

Con đi học, bố mẹ lo lắng

Năm học mới đã bắt đầu hơn
một tháng và các bạn nhỏ đã
làm quen được phần nào với
môi trường học tập của mình,
nhưng những lo toan của các
bậc phụ huynh dường như
ngày càng nhiều hơn. Từ
những ngày đầu con nhập học,
những lo toan về sách vở,
trường lớp, tiền ăn, tiền học đã
khiến nhiều phụ huynh “đứng
ngồi không yên”. Rồi sau đó là
những trăn trở về chuyện học, chuyện ăn, chuyện ngủ của
con ở trường, chuyện chăm sóc trẻ, theo dõi việc học tập
của con ở nhà. Ngoài ra còn nhiều mối bận tâm không tên
và thường nhật khác: sắp xếp thời gian đưa đón con đi học,
đóng các loại quỹ ở trường, ở lớp, liên hệ với thầy cô giáo


để “tranh thủ” sự chú ý nhiều hơn của thầy cô đến con
mình…
Trẻ càng nhỏ tuổi thì mối bận tâm của cha mẹ về những
vấn đề xung quanh chuyện học của bé càng nhiều và chi li,
vì sự độc lập của trẻ chưa có và bé cũng chưa có nhiều kinh
nghiệm xã hội. Bố mẹ phải theo sát bé và hỗ trợ con ở
nhiều phương diện để tránh tình trạng trẻ bị mất cân bằng
về tâm lý và không tiếp thu tốt kiến thức bài học. Song
chính điều này có khi cũng gây cho phụ huynh không ít
những băn khoăn, lo lắng.


Cùng con học tập
Nỗi lo đầu tiên và lớn nhất của các bậc phụ huynh bao giờ
cũng là chuyện học của con. Trẻ nhỏ vẫn còn tính ham chơi
và chưa có ý thức cao trong chuyện tự học, nên cha mẹ vẫn
cần phải theo sát bé từng chút một. Hơn nữa, do khả năng
tiếp thu nhanh hay chậm mà trẻ có thể gặp rắc rối với việc
tiếp thu kiến thức. Khi gặp tình huống như thế, trẻ dễ có
cảm giác thất vọng, sợ hãi mà buông lơi chuyện học. Chị
Hoài Thu nhà ở quận 10 (TP.HCM) có con gái đang học
lớp 3 tâm sự: “Cháu đi học hơn đã được hơn tháng nay.
Mình cứ đinh ninh con học ổn vì cũng có rèn cho cháu tự
học từ trước. Dạo này việc nhiều nên mình về trễ hơn
trước, lần nào về cũng thấy con nghiêm chỉnh ngồi học bài.
Đang mừng thầm thì hôm nọ giở sổ báo bài ra mới té ngửa,
cô giáo thông báo với gia đình là cháu học trong lớp không
tập trung chú ý và không theo kịp bài học. Đã thế còn làm
mất sách. Hèn chi dạo này thấy con bé cứ lạ lạ sao ấy. Bây
giờ mình phải thu xếp công việc để kèm cặp cháu thôi. Bố
cháu đi công tác suốt nên giờ chỉ có mẹ và con kèm nhau
học”.
Do yêu cầu công việc và những ràng buộc về mặt thời gian
dành cho công tác nên hiện nay không ít phụ huynh không
dành được nhiều thời gian để theo dõi chuyện học của con
em mình. Những gia đình nào có người thân ở cùng hoặc
có con lớn có thể kèm cặp em học bài thì còn có thể yên
tâm phần nào về việc kiểm tra việc học của con, còn không
thì bố mẹ phải dành ra một khoảng thời gian nhất định để
làm việc này. Nhưng không phải lúc nào người thân cũng
có thể hỗ trợ một cách hiệu quả.
Chị Ngọc Mai nhà ở quận 3 (TP.HCM) hiện đang sống

cùng bố mẹ chồng. Con trai chị đang học lớp 1. Hằng ngày
ông bà vẫn thay anh chị đón cháu đi học về, lo cho cháu ăn
uống và học bài vì hai vợ chồng chị thường về muộn. Cứ
đinh ninh rằng chương trình lớp 1 khá đơn giản và ông bà
có thể dạy cháu học, chị vẫn để ông bà “phụ trách” việc dạy
cháu. Cho đến khi chị nhận thấy ông bà không dạy cháu
được nhiều: “Bố chồng mình có thói quen xem tin tức vào
buổi tối, xem xong mới dạy cháu học nên cũng chỉ dạy
được một ít là thằng bé buồn ngủ, nằn nì không chịu học.
Thế là dù học chưa xong ông vẫn cho cháu đi ngủ. Còn mẹ
chồng mình thì bị lãng tai nên không dạy cháu học được”.
Thế là chị phải thu xếp công việc để chăm chút lại chuyện
học của con.
Chuyện ăn, chuyện ngủ của
con
Lo chuyện học của con không
thôi chưa đủ. Các bậc phụ
huynh còn phải bận tâm nhiều
đến chuyện ăn, chuyện ngủ và
sức khỏe của trẻ.

Một chị có nickname là Me
Quynh Chi đã tâm sự rất xúc
động trên diễn đàn WTT:
“Nhiều khi mình thấy thương
con rớt nước mắt vì mình thấy các con cả ngày như bị xích
chân vào bàn ý : một bàn có hai bạn, cả sáng các con ngồi
học ở bàn. Đến trưa thì cất sách vào ngăn bàn và ăn luôn tại
đó. Ngủ trưa mở mặt bàn làm hai, mỗi bạn ngủ một bên
cánh, chiều lại gập lại và học ở đó. Mình thầy tội nghiệp

con vì con bé nhà mình là đứa rất thích vận động. Khi cháu
học mẫu giáo, trung bình một ngày cô giáo tây cho ra ngoài
sân chơi đến 4 – 5 lần. Tuần đầu đi học, cháu cứ bảo là con

Ảnh: inmagine.com
đau khi ngủ trên bàn và đòi mình cho mang gối đi học
nhưng cô chủ nhiệm không đồng ý (vì cũng chả có chỗ cất
khi không dùng đến). Hiện tại mình vẫn động viên cháu
nhưng mình vẫn đang theo dõi để xem tình hình "thích
nghi" của cháu như thế nào”. Có cùng những nỗi lo lắng
như chị, rất nhiều chị em khác trên diễn đàn đã bày tỏ sự
thông cảm và chia sẻ những kinh nghiệm trong việc chăm
sóc con của mình với nhiều nỗi niềm và trăn trở khác nhau.
Chị Minh Nga (Hà Nội) cũng có con đang học tiểu học
cũng tỏ ra lo lắng cho sức khỏe của con khi đi học: “Sáng
ra vợ chồng con cái ăn uống vội vàng rồi bố chở một đứa,
mẹ chở một đứa đi học. Hai đứa con mình đều học bán trú.
Đứa lớn học lớp 2, đứa nhỏ học lớp mầm. Mình cũng nhờ
vả cô giáo chú ý đến chuyện ăn ngủ của con ở trường
nhưng đứa lớn từ hồi học tiểu học tới giờ cứ gầy nhẳng đi
chứ không lên cân. Ở nhà cũng cho cháu uống sữa và nấu
thêm mấy món ngon cho cháu bồi dưỡng mà con thì chẳng
chịu ăn và lên cân cho. Mình đang lo cháu không có sức mà
học”.
Những gánh nặng từ chương trình học
Thêm vào đó, những gánh nặng từ chương trình học cũng
là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tâm lý và
sinh hoạt của trẻ. Chị Minh Nga tâm sự thêm: “Không hiểu
chương trình học thế nào mà bé lớn nhà mình ngoài giờ học
trên lớp buổi tối còn học đến tận 9h30, 10h đêm mới đi

ngủ. Nhìn con mà mình thương lắm”.
Những bất cập từ chương trình giáo dục cũng như nội dung
sách giáo khoa của các cấp học đã được dự luận xã hội đề
cập nhiều lần trong khoảng vài ba năm gần đây, nhất là từ
khi bộ sách giáo khoa mới được đưa vào lưu hành thí điểm
và chính thức bắt đầu từ bậc tiểu học. Hơn ai hết, giáo viên,
học sinh và cả phụ huynh là những người nhận thấy rõ nhất
những khó khăn từ những cải cách này. Chị Thanh Lan, là
một giáo viên tiểu học, đồng thời là một ngưởi mẹ có con
đang đi học nhớ lại: “Hồi mới thay sách, chính bản thân
mình còn thấy vấp váp với chương trình mới này. Hơn nữa
có nhiều điểm chưa thống nhất trong cách biên soạn và dạy
học nên giáo viên phải trải qua nhiều đợt tập huấn, trao đổi
chuyên môn mới tạm ổn. Hồi đó con mình cũng đang học
tiểu học, mẹ là giáo viên mà nhiều điều con hỏi cũng phải
đắn đo và tra cứu mới giải đáp được”.
Với mong muốn giúp con học tốt và có người kèm cặp con
chu đáo vì bố mẹ bận rộn công việc, nhiều bậc phụ huynh
đã chọn giải pháp cho con đi học thêm hoặc mời gia sư về
nhà. Điều này không chỉ làm tăng thêm gánh nặng về tài
chính cho gia đình và có thể kèm theo nhiều bất cập. Các
chuyên gia trong ngành giáo dục đã nhiều lần cảnh báo
rằng việc học thêm sẽ gây ra những áp lực tâm lý trong việc
học cho trẻ, dễ gây ra tình trạng quá tải cho các em. Hơn
nữa, việc tìm được gia sư có trình độ thích hợp và có tâm
với chuyện dạy học cũng không phải là dễ dàng.
Nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh không chỉ dừng lại ở
những điều trên. Cho con đi học, bố mẹ phải gánh trên vai
nhiều gánh nặng, áp lực và những phiền toái khác. Lúc thì
lo tiền học, tiền đóng các loại quỹ cho con, khi thì phải lo

thu xếp thời gian để đưa đón con đi học…Tất cả những áp
lực đó có khi lại gây ra những căng thẳng không đáng có
trong gia đình nếu không tìm được những cách giải quyết
thỏa đáng.
Nên dành cho trẻ thời gian và sự quan tâm
Bất kỳ phụ huynh nào có con đi học cũng phải trải qua
những kinh nghiệm trên. Áp lực từ chúng có thể là nguyên
nhân của những mệt mỏi và đôi khi là sự chán nản, nhưng
vì con trẻ, nhiều bậc cha mẹ vẫn cố gắng thu xếp công việc
cá nhân để dành tâm sức và thời gian chu toàn bổn phận.

Ảnh: inmagine.com
Chị Hoài Thu cho biết: “Mình đã cùng học bài với con
được 1 tuần lễ nay thì phát hiện rằng cháu vì không theo
kịp bài học nên lo lắng và sợ bị mình la. Mình phải an ủi
con bé nhiều và giúp con lấy lại những phần kiến thức thiếu
hụt. Đến giờ thì cháu đã gần theo kịp chương trình rồi.
Mình cũng nhờ cô giáo chú ý nhiều hơn đến chuyện học
của cháu và thường xuyên liên lạc với cô để biết tình hình.
Đúng là học bài với con cũng mất nhiều thời gian và đòi
hỏi sự kiên nhẫn, nhưng mình nghĩ nên làm như vậy, vì bố
mẹ là người hiểu con và thương con nhiều nhất”.
Chị Minh Nga cũng có ý kiến rằng: “Theo mình thì không
nhất thiết cứ bắt con đi học thêm hay thuê gia sư là cách
giúp con học tốt hơn. Mà phó mặc cho thầy cô hết thì thiếu
trách nhiệm với con cái quá. Tốt nhất bố mẹ vẫn phải là
người theo dõi và kèm cặp con trong chuyện học hành”.
Hiện trạng cơ sở vật chất ở nhiều trường tiểu học vẫn là nỗi
lo của nhiều bậc phụ huynh bởi chưa đáp ứng được chất
lượng dạy học và ăn ngủ cho trẻ, nhất là ở các trường công

lập nhận dạy bán trú. Theo chị Thanh Ngà, giáo viên một
trường tiểu học công lập ở thành phố thì đây là tình trạng
chung bởi vì thực chất những khoản thu học phí và quỹ hội
từ phụ huynh cũng chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu
nâng cấp cơ sở vật chất của trường, bởi có trường đã được
xây dựng từ lâu. Mặt khác, là trường công nên không thể
thu phí cao như ở các trường dân lập và bán công được. Vì
vậy, tùy theo điều kiện kinh tế và mong muốn của gia đình,
các bậc phụ huynh có thể lựa chọn trường học thích hợp
cho con em mình.
Một vấn đề nữa mà các bậc phụ huynh cần thường xuyên
quan tâm chính là tâm lý và sức khỏe của trẻ khi đi học.
Nguyên nhân gây ra những vấn đề bất cập về mặt tâm lý và
sức khỏe ở trẻ, nếu có, có thể đến từ nhiều yếu tố: áp lực
học tập, khả năng tiếp thu của trẻ, trẻ bị bắt nạt, việc ăn
uống của trẻ không đảm bảo…Nhóm nghiên cứu tâm lý sư
phạm thuộc ĐHQG Hà Nội cho rằng "Giải pháp phòng
ngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em VN" ở ngay
chính gia đình và nhà trường. Theo đó, phải đổi mới
chương trình đào tạo hiện nay ở trường phổ thông theo
hướng giảm lượng kiến thức và tăng các môn thực hành
như kỹ năng sống, rèn luyện sức khỏe, phát triển năng
khiếu… Phụ huynh cần tăng cường trao đổi, tâm tình với
con trẻ, tôn trọng trẻ và tạo điều kiện cho trẻ tham gia các
hoạt động xã hội, vui chơi. Và khi con gặp khó khăn hay

×