Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Con tôi vui vẻ vào lớp 1 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.04 KB, 7 trang )

Con tôi vui vẻ vào lớp 1

Khi con tôi đến trường khai giảng, buổi lễ được bắt đầu
với các nhân vật từ truyện cổ tích như Nàng Bạch
Tuyết, chú Lùn đến chơi cùng và chia quà cho từng
cháu. Buổi họp phụ huynh đầu tiên cô giáo nhấn mạnh
gia đình không được ép con học ở nhà nhiều; không
được nặng lời khi dạy các cháu và không được mong
mỏi con mình phải học giỏi, viết đẹp. (Lê Hải Vân)




Tôi sống ở nước ngoài (Slovakia) và cũng có 1 cháu năm
nay vào học lớp 1 (cháu đi học ở trường nhà nước, không
phải trường tư hay quốc tế). Tôi thường hay đọc
VnExpress.net và quan tâm đến việc học hành giáo dục tại
Việt Nam. Tôi cũng đã học hết đại học ở Việt Nam và hiện
các cháu tôi cũng đang học tiểu học ở Hà Nội.

Tôi rất cảm thông với suy nghĩ, lo lắng của các bậc phụ
huynh có con bắt đầu đến trường (vào lớp 1) vì đây là bước
khởi đầu rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời các
cháu sau này. Tôi nhận thấy có rất nhiều điều khác nhau
trong giáo dục tiểu học ở VN và ở đất nước mà tôi đang
sống. Tôi xin chia sẻ những điều mắt thấy tai nghe ở tại
đây; hy vọng là các nhà chức trách – quản lý công tác giáo
dục tiểu học ở Việt Nam để tâm đến và hãy suy nghĩ về
thực trạng giáo dục tiểu học của nước mình.
1/ Khi con tôi đến trường khai giảng (chỉ khai giảng cho
lớp 1), buổi lễ được bắt đầu với các nhân vật từ truyện cổ


tích (như Nàng Bạch Tuyết, các chú Lùn, ông già Noel…
do các anh chị lớp trên đóng) đến chơi cùng và chia quà
cho từng cháu, dù chỉ là mấy cái kẹo nhưng các cháu rất
thích; mỗi cháu được trao 1 cái thẻ tên + lớp 1: cháu nào
cũng phấn khởi với cảm giác là thành người lớn. Sau đó
được chú hề góp vui và chụp ảnh. Cô giáo chỉ làm quen rất
nhanh và hỏi bạn nào có thể hát hay đếm đến 5, đến 10 để
có thưởng kẹo các em thi nhau trổ tài và cô giáo nói sẽ
cùng các em học để có thể tự đọc, tự viết… các em đều hào
hứng lắm.
Một lễ khai giảng rất đơn giản và đậm chất trẻ thơ; không
làm các em cảm thấy gò bó khi đến trường học và vẫn có
cảm giác như được vui chơi ở mẫu giáo. Tuy nhiên lại khơi
dậy được ý thức học tập để thành 1 người lớn (giỏi hơn các
bạn mẫu giáo).
Tôi vẫn nhớ lễ khai giảng ở Việt Nam mang tính gò ép quá;
học sinh phải ngồi yên dưới trời nắng hoặc rét để nghe bao
nhiêu người phát biểu; từ đại diện của Bộ, ngành giáo dục;
hiệu trưởng, hiệu phó…. sau đó xem vài tiết mục văn nghệ
là hết.
2/ Buổi họp phụ huynh đầu tiên cô giáo nhấn mạnh gia đình
không được ép con học ở nhà nhiều; không được nặng lời
khi dạy các cháu và không được mong mỏi con mình phải
học giỏi, viết đẹp (thậm chí cô giáo nói viết đẹp hay không
là còn do gene nữa ) Cô giáo không giao bài tập về nhà
trong 3 tháng đầu và không cho bài tập về nhà vào thứ 6 để
gia đình được nghỉ ngơi cuối tuần vui vẻ.

- Cô yêu cầu mang một cái gối đến lớp để khi học mà mệt
thì cho nằm ra để nghỉ hoặc vừa ngồi trên gối nghỉ vừa học.

- 2 tháng đầu tiên các cháu được mang đến lớp 1 thứ đồ
chơi yêu thích để có thể chơi cho khỏi bị cảm giác gò bó.
- 1 tháng đầu bố mẹ được đưa con vào tận lớp, giúp con
thay đồ và ổn định chỗ ngồi nhưng sau đó bố mẹ chỉ được
đưa con đến cổng trường.
Tôi thấy những việc này rất khác so với ở Việt Nam và có
hiệu quả rất tốt với các cháu lớp 1 và cả bố mẹ nữa, các anh
chị nghĩ sao ạ?
3/ Về cách học trên lớp:
- 3 năm đầu ở tiểu học, các cháu sẽ học viết chữ với kích cỡ
rất to; sang năm lớp 4 mới viết cỡ chữ thông thường.
- Năm đầu tiên yêu cầu chỉ là nắm được bảng chữ cái và
phát âm được một số câu đơn giản; về toán chỉ là các phép
tính đến 10 và tư duy logic.
- Sách vở của các cháu chủ yếu là hình vẽ ; học bằng cách
tô màu và hình ảnh.
Ví dụ: hình con gà sẽ là gắn với chữ G; hình tàu hỏa sẽ là
chữ T hoặc tập phát hiện các hợp âm bằng hình ảnh. Các
cháu chủ yếu là dùng bút màu để tô chữa, tô hình khi học.
- Về nội dung sách giáo khoa của các cháu lớp 1 bên này
cực kỳ khác với SGK lớp 1 ở VN vì hè vừa rồi tôi cũng
mang SGK lớp 1 ở VN sang để dạy con tiếng Việt (loại
mới nhất bán ở Tràng Tiền). Tôi thiết nghĩ SGK cải tiến
phức tạp mà chẳng thống nhất gì cả nên rất khó dạy. Phải
chăng mình nên tham khảo cách dạy của các nước khác?
- Cơ cấu môn học của học sinh lớp 1 bên này cũng rất hợp
lý (điều này tôi không chắc hiện ở Việt Nam ra sao chứ
thời tôi đi học cấp 1 và cả cấp 2, 3, chỉ toàn học lý thuyết,
chứ các môn thủ công, hát, múa… quá ít và hầu như chẳng
mang lại kiến thức gì – Ví dụ như thế hệ người VN từ tôi

trở về trước chẳng mấy ai biết vẽ vời, nhạc họa, lại càng
thiếu kiến thức xã hội).
- Thời khóa biểu lớp 1 hàng ngày đều có tiết học toán và
phát âm. Ngoài ra là học viết. Còn lại chia đều các môn học
về thiên nhiên, vẽ, nhạc , thể dục.
Sau 1h chiều các cháu sẽ được chơi như ở mẫu giáo; được
ngủ (thời gian đầu cô giáo cho đi ngủ trưa để khỏi mệt).
- Lớp 1 không cho điểm mà thay bằng hình ảnh để khen
chê. Ví dụ hình con ong là học chăm ngoan; hình con gấu
là học lười… nếu hư trên lớp là cô cho 1 chấm đen…) như
vậy tự các cháu (nhất là bố mẹ) hiểu được thái độ học và
kết quả của cháu ra sao.
- Mỗi cháu có 1 quyển sổ liên lạc để cô giáo viết liên lạc
với gia đình từ việc học hành, nhắc nhở, nội quy… vì cháu
lớp 1 không thể nắm được hết những điều cô căn dặn.
- Ngoài giờ học, các cháu được chơi với các anh chị lớp lớn
trong các tiết học ngoại khóa như thể thao, khéo tay, bóng
bàn, cầu lông… do các cháu bé quá nên một số môn thể
thao chưa thể tham gia thì sẽ làm cổ động viên.
- Mỗi lớp học từ 20-30 cháu gồm 1 cô giáo và một cô bảo
mẫu (chăm sóc về ăn uống, vui chơi…)
Với cách dạy và học như vậy, con tôi rất vui vẻ đến trường.
Hàng sáng, cháu thích đến lớp và mỗi chiều về đều nói với
tôi là ở lớp rất vui. Thậm chí cháu không muốn mẹ đón về
sớm hơn các bạn : ). Quả thật tôi rất mừng và nhẹ cả người
khi thấy cháu hăng hái và thoải mái đến lớp như thế, cháu
vẫn hiểu được là cần phải học, phải hoàn thành các bài tập
được giao và vẫn được chơi; được biết nhiều thứ thú vị hơn
là đi mẫu giáo.
Tôi nghĩ quan trọng nhất là chúng ta nên giảm bớt các yêu

cầu đối với giáo dục; nhất là tiểu học. Lớp 1 là để tập viết,
tập đọc chứ sao lại yêu cầu cháu vào lớp 1 đã phải đọc
thông viết thạo? Như vậy cả cô giáo, gia đình và các cháu
sẽ bớt gánh nặng, thoải mái tâm lý để cùng nhau đến
trường. Hãy làm nhà trường thành tổ ấm thân yêu của các
cháu, chứ đừng biến thành đấu trường để tranh dành thắng
thua.
Kính mong các vị trong ngành giáo dục nên xem xét.

×