Chuẩn bị cho trẻ vào lớp một –
Tập cho trẻ làm quen với
chữ viết
Để chuẩn bị cho con
vào lớp một, bố mẹ
cần phải chuẩn bị cho
con làm quen với cách
viết chữ.
Cần phải gắn việc dạy
chữ với sự phát triển tự
nhiên, xuất phát từ môi
trường sống thực, gần
gũi và ý nghĩa với trẻ.
Việc dạy chữ phải là hoạt động tkhiến cho trẻ cảm thấy
thú vị chứ không áp đặt. Điều này hướng trẻ tới sự
hứng thú thật sự với việc đọc viết.
Do vậy, trong quá trình tập cho trẻ làm quen với chữ
viết, các bậc phụ huynh cần chú ý tới một số điểm
quan trọng sau:
Không dạy trẻ nhận mặt chữ và phát âm từng chữ
cái riêng lẻ
Hãy dạy cho bé các chữ trong các từ, câu gần gũi mà trẻ
hay nhìn thấy xung quanh như: Tên truyện tranh, tên trẻ,
tên nhân vật, đồ vật bé yêu thích…
Tập cho trẻ làm quen với các dạng chữ viết khác
nhau ( chữ hoa, chữ thường…)
Nên giới thiệu các loại chữ này trong bối cảnh sử
dụng thực: viết hoa chữ đầu, tên người, nhân vật, sau
các dấu chấm…để trẻ dễ dàng tiếp thu
Sử dụng hiệu quả môi trường chữ
Bố mẹ nên có ý thức xây dựng, phát triển, thay đổi môi
trường dạy chữ cho bé thường xuyên với mục đích ngày
càng nâng cao năng lực viết tự nhiên ở trẻ. Hãy cho trẻ “
tắm” trong môi trường chữ để trẻ chủ động và tích cực đọc,
viết.
Nên thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe
Thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe để giúp trẻ cảm nhận
nội dung của bài đọc. Điều này rất quan trọng đối với sự
phát triển của trẻ nói chung và chuẩn bị cho việc học đọc,
học viết nói riêng của trẻ. Thời gian thuận lợi để đọc sách
cho trẻ nghe là lúc trước khi trẻ ngủ.
Cần có một phương pháp tốt nhất tập cho bé làm quen
mặt chữ
Khi lên 3, trẻ bắt đầu phân biệt sự khác biệt giữa chữ viết
với hình vẽ, và có ý định thay thế diễn đạt ý tưởng. Khi yêu
cầu trẻ viết lời chúc mừng 8/3, trẻ sẽ viết loằng ngoằng vào
chỗ trẻ hay thấy chữ viết trong thiệp. Hãy chấp nhận chữ
viết của trẻ và khuyến khích trẻ. Bạn cũng có thể dạy bé
cách viết tên cha, tên mẹ, và chính tên bé…Hoặc bạn cũng
có thể viết cho trẻ xem.
Trẻ rất thích nhìn người lớn viết, đặc biệt là viết theo
lời đọc của trẻ. Khi xem như vậy, trẻ học quy trình
viết, cách viết, mối quan hệ của lời nói và chữ
viết…Trẻ thích thú viết như vẽ và hoạt động tích cực
khi người lớn không tỏ vẻ kiểm tra, sửa sai mà luôn
động viên. Chấp nhận: “sai và sửa” là cách học tốt
cho trẻ nhỏ.
Đừng tỏ ra lo lắng hay tức giận khi trẻ không thực
hiện được như yêu cầu. Chưa cần rèn cho trẻ viết
đúng, viết đẹp. Ngược lại, gây áp lực chỉ làm thui chột
sự ham thích, tích cực học tập của trẻ. Mà đây mới
chính là năng lực cần phát triển ở trẻ để chuẩn bị cho
việc học tốt, lâu dài sau này.
Việc học đọc, viết gắn bó mật thiết với việc phát triển
ngôn ngữ trọn vẹn.
Nhiều phụ huynh chưa thực sự thấy tầm quan trọng
của mối quan hệ này. Dạy trẻ chữ viết chỉ là một
nhiệm vụ của việc phát triển ngôn ngữ trọn vẹn.
Thông qua việc dạy trẻ nghe, hiểu, diễn đạt ý nghĩ
một cách mạch lạc, mở rộng và làm sâu vốn từ cho
trẻ. Đồng thời, tạo cho trẻ trình diễn ngôn ngữ trong
môi trường tự nhiên không áp lực…sẽ là cơ sở tốt để
trẻ tiến bộ nhanh trong việc học đọc và viết sau này.
Vì vậy, bạn cần phải giao tiếp và trò chuyện thường
xuyên với trẻ về các chủ đề khác nhau, trong sinh
hoạt hằng ngày, chia sẽ kinh nghiệm, cảm xúc …
giữa trẻ với bố mẹ là việc rất đáng phải quan tâm.