Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT CHO TRẺ MẤU GIÁO 5 - 6 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.19 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU .................................................................................... 02
I. Lý do chon đề tài ................................................................................... 02
1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 02
2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 03
II. Mục đích nghiên cứu............................................................................ 03
III. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 03
IV. Nhệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 04
V. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 04
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 04
Chương I. Những vấn đề cho trẻ làm quen với chữ viết ....................... 04
Chương II.Thực trạng của vấn đề cho trẻ làm quen với chữ viết.......... 04
1. Về cơ sở vật chất...................................................................................... 05
2. Đội ngũ giáo viên..................................................................................... 05
3.Thực trạng địa phương.............................................................................. 05
4. Nhận thức của trẻ..................................................................................... 05
5. Bản thân giáo viên.................................................................................... 05
Chương II. Biện pháp thực hiện............................................................... 06
1. Tạo môi trường cho trẻ thực hiện............................................................ 06
2. Tổ chức tiết học cho trẻ........................................................................... 08
3. Tạo điều kiện giúp trẻ mạnh dạn tự tin để học tốt môn làm quen với chữ
viết.........................................................................................................
14
4.Tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái qua các chò chơi, đồ vật đồ chơi ở
các góc.......................................................................................................
14
VI. Kết luận và khuyến nghị..................................................................... 15
1. Kết luận.................................................................................................... 15
2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................... 16
2. Khuyến nghị............................................................................................. 16
NỘI DUNG ĐỀ TÀI


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT
CHO TRẺ MẤU GIÁO 5 - 6 TUỔI
------------
Trang
1
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề
1. Cơ sở lý luận
Ba Vì là một xã vùng núi, đa phần là người dân tộc Hre sống rải rác ở
trong xóm bản, không tập trung. Nên trẻ em không được viu chơi, chia sẻ và
giao lưu lẫn nhau. Chính vì vậy khả năng nhận thức và phát triển ngôn ngữ của
trẻ cũng bị hạn chế. Để giúp trẻ có được vốn từ, ngôn ngữ phong phú giúp trẻ
học tốt các môn học khác và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày thì ngay ở lứa
tuổi mầm non đặc biệt là ở lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trẻ sẽ được làm quen, nhận
biết 29 chữ cái. Nên việc cho trẻ làm quen với với chữ viết là rất quan trọng. Vì
lên lớp 1 trẻ sẽ phải học kết hợp giữa chữ cái và âm, vần... Nếu ở mẫu giáo trẻ
không nắm vững được 29 chữ cái thì trẻ sẽ không tự tin và lúng túng, không đạt
được kết quả tốt. Để giúp trẻ học tốt môn làm quen với chữ viết và tạo tâm thế
cho trẻ vào lớp 1. Là một giáo viên tôi lôn suy nghĩ làm thế nào để giúp trẻ học
tốt môn làm quen với chữ viết một cách tốt nhất, từ đó giúp trẻ lĩnh hội, ghi nhớ
và khắc sau chữ cái, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Một số phương pháp
làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi”.
2. Cơ sở thực tiễn
Việc cho trẻ làm quen với chữ viết giúp trẻ nhận và phát âm 29 chữ cái
tiếng việt, trẻ nhận biết chữ cái thông qua tri giác bằng các giác quan, nhận biết
các chữ in thường, viết thường, in hoa, viết hoa. Trẻ biết liên hệ các chữ cái vừa
học với các chữ cái trong từ và tìm ra những chữ cái trong từ, cụm từ đó, biết các
kỹ năng ban đầu như tư thế ngồi viết, cách cầm bút, biết cách tô viết chữ, mở,
Trang

2
xem từng trang sách... Luyện khả năng chú ý có chủ định, biết tập chung lắng
nghe, tiếp nhận, biểu lộ cách đọc, tô viết. Mở rộng vốn hiểu biết để hình thành 4
kỹ năng nghe , nói, đọc, viết cho trẻ.
Thông qua các buổi tham quan (trường tiểu học), sinh hoạt, lao động,
thông qua các trò chơi, giáo viên khuyến khích trẻ dùng câu nói một cách rõ
ràng, mạch lạc, không nói giọng nói lắp, nói lý nhí, phát âm đúng, chuẩn xác.
Việc tăng cường cho trẻ nắm vững chữ cái và học đọc, tô chữ góp phần
kích thích phát triển tư duy thể hiện trên trẻ qua các hoạt động học, hoạt động
chơi bằng các phương tiện như tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi. Ngoài ra trẻ còn
được học làm quen với chữ cái qua những hoạt động như tạo hình, kể chuyện,
hoạt động vui chơi, khám phá khoa học, không gian lớp học... để tạo môi trường
hoạt động giúp cho trẻ nắm vững được chữ cái và học đọc, học tô viết được tốt.
Đây là cơ sở quan trọng để trẻ tiếp nhận tri thức khi bước vào lớp 1.
II. Mục đích nghiên cứu :
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mong muốn đưa ra cách tổ chức
phương pháp giảng dạy trẻ làm quen với chữ viết để học sinh tiếp thu và làm
quen, ghi nhớ môn chữ cái một cách tốt nhất.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Một số phương pháp cho trẻ làm quen với chữ viết.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Tìm hiểu lý luận về phương pháp cho trẻ làm quen với chữ viết.
2. Tìm hiểu thực tế về phương pháp cho trẻ làm quen với chữ viết.
3. Đề xuất cách tổ chức phương pháp làm quen với chữ viết cho trẻ 5 – 6
tuổi
V. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp trực quan
2. Phương pháp trò chuyện, hỏi đáp.
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I

Những vấn đề về việc cho trẻ làm quen với chữ viết
Trang
3
Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, việc giao tiếp được mở rộng, trẻ được thường xuyên
tiếp nhận các ngữ âm khi nghe người xung quanh nói. Mặt khác cơ quan phát âm
đã trưởng thành nên trẻ có thể phát ra những âm tương đối chuẩn kể cả những
âm khó trong tiếng mẹ đẻ. Vì vậy cần day trẻ phát âm đúng hệ thống ngữ âm và
dạy trẻ biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với nội dung giao tiếp. Trẻ ở tuổi lên năm
có thể tích lũy được vốn từ khá lớn nên giáo viên khuyến khích động viên trẻ
giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, qua các trò chơi, các buổi tham quan, các
câu truyện hoặc các bài thơ có ý nghĩa và tác dụng lớn trong việc phát triển vốn
từ và kỹ năng nói cho trẻ. Vì thế cần tăng cường các hoạt động phát triển ngôn
ngữ mang tính thích hợp nhằm tạo cơ hội cho trẻ phát triển các kỹ năng chuẩn bị
cho việc đọc viết để bước vào lớp 1.
Chương II
Thực trạng của vấn đề cho trẻ làm quen với chữ viết
1. Về cơ sở vật chất
Là một xã 135, cơ sở hạ tầng kinh phí trang thiết bị còn nghèo nàn, đồ
dùng, đồ chơi phục vụ cho công việc giảng dạy còn sơ sài, môi trường cho trẻ
hoạt động, tranh ảnh còn thiếu thốn, do đó việc cho trẻ làm quen với chữ viết còn
gặp nhiều khó khăn.
2. Đội ngũ giáo viên
Hầu hết đội ngũ giáo viên trong trường đã đạt chuẩn và trên chuẩn, hiện nay còn
rất nhiều đồng chí đang theo học các lớp các đại học. Nhưng do điều kiện trường
ở vùng sâu xa nên giáo viên ít có cơ hội đi thăm quan học tập.
3. Thực trạng địa phương
Ba Vì là một xã thuần nông, cha mẹ trẻ đều làm nghề nông nghiệp, đời
sống kinh tế gia đình còn khó khăn, do vậy họ chỉ chú trọng đến công việc nên
chưa thực sự quan tâm tới việc học tập của con em mình.
4. Nhận thức của trẻ

Trang
4
Hầu hết trẻ lớp tôi là người dân tộc, giao tiếp của mọi người trong gia đình
trẻ là tiếng Hre, nên trẻ ra lớp còn rụt rè, ngại giao tiếp phần nào ảnh hưởng đến
việc đọc và phát triển ngôn ngữ của trẻ.
5. Bản thân giáo viên
Luôn ý thức việc tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, song vẫn còn
có những hạn chế và cần cố găng nhiều hơn nữa để thực tốt chuyên đề và việc
chăm sóc giáo dục trẻ.
Chương III :
Biện pháp thực hiện
1. Tạo môi trường cho trẻ thực hiện
Đối với việc trang trí lớp tạo môi trường cho trẻ hoạt động là một việc làm
hết sức quan trọng vì theo tôi nghĩ môi trường có gần gũi, có thân thiện thì học
sinh mới hứng thú tham gia vào các hoạt động, Chính vì vậy nên tôi rất chú ý
đến phần trang trí môi trường lớp học.
Việc trang trí lớp học cho trẻ 5 tuổi khác hẳn so với việc trang trí ở lớp bé
và nhỡ, đó là trên mỗi góc đều có hình ảnh gợi mở và có chữ viết để tạo môi
trường cho trẻ làm quen với chữ cái. Ngoài ra trên mỗi đồ dùng, đồ chơi hay bức
tranh ,viết, dán , gắn những chữ hoặc từ chỉ tên của đồ dùng, đồ chơi đó nhằm
kích thích trẻ quan sát và tìm ra các chữ cái vừa mới được làm quen.
Ví dụ : Góc phân vai viết tên các mặt hàng, viết tên một số thực phẩm, cây
ăn quả,rau ăn lá,...
Trong các góc hoạt động của trẻ đặc biệt là góc học tập tôi chú ý để đồ
dùng, đồ chơi, phụ liệu cho trẻ dễ lấy, dễ cất.
Ví dụ : Góc học tập tôi để các loại bút, vở phấn, bảng, que, hột hạt, thẻ
chữ.
Mảng tường dưới tôi xây dựng bài tập mở cho trẻ chơi vào giờ hoạt động
góc, chơi tự do.
Trang

5
Ví dụ : Chủ điểm thế giới động vật, trẻ được làm quen với nhóm chữ i, t, c
tôi treo tranh cá chép, con tôm, con cua... có từ bên dưới. Dưới mỗi bức tranh tôi
làm thêm phần để cài chữ dời. Đến giờ chơi trẻ sẽ tìm chữ cái (có sẵn trong rổ)
rồi ghép giống từ trong tranh và tìm ra chữ cái vừa học khi bạn hoặc cô yêu cầu.
Bên cạnh đó tôi còn làm thêm một bảng các ô vuông có tiêu đề “ Hôm nay
bé học chữ gì ? ” để khi trẻ học đến chữ cái nào cô cho trẻ sưu tầm cắt dán
những chữ cái, hình ảnh có chứa chữ cái vừa học để dán vào ô vuông tiếp theo.
Qua các chủ điểm. các tiết học làm quen chữ cái trẻ sẽ làm đầy dần các ô vuông
đó theo thứ tự bảng chư cái.
Thêm vào đó tôi sưu tầm những bài thơ, câu truyện và viết thành tranh chữ
to, sau khi trẻ học song tôi treo vào góc học tập, đến giờ chơi trẻ có thể chỉ và
đọc theo rồi tìm ra chữ cái giống nhau và dùng bút để khoanh tròn hoặc gạch
chân những chữ chữ cái vừa học.
Ngoài ra tôi còn xây dựng góc thư viện với những cuốn truyện tranh để trẻ
xem, một số cuốn sách đen trắng để trẻ tô màu, sưu tầm các loại sách trò chơi
nhằm giúp trẻ phát triển trí tuệ .
Trong giờ chơi, hoạt động của trẻ cô luôn quan tâm, hướng dẫn gợi ý giúp
đỡ nhắc nhở trẻ về cách mở từng trang sách , xem từ đầu đến cuối, hay những
giờ cô đọc truyện cho trẻ nghe, cô cho trẻ cùng cầm những quyển sách giống cô
và theo dõi hình ảnh trong tranh, nhằn rèn kỹ năng quan sát, giúp trẻ ghi nhớ,
khả năng hiểu biết của trẻ và sau đó cô cho trẻ kể theo ý hiểu của trẻ, gợi ý hỏi
trẻ về nội dung câu truyện cô vừa kể qua các dấu hiệu của tranh.
Luôn thay đổi hình thức cho trẻ hoạt động như dạo chơi thăm quan vườn
trường, các con vật nuôi và gọi tên các con vật nuôi, biết được các hiện tượng
thiên nhiên, thăm quan trường tiểu học nhằm tạo môi trường để mở rộng thêm
hiểu biết cho trẻ.
Thông qua việc phát âm đúng chữ cái tiếng việt, các từ nếu chỉ cho trẻ làm
quen với các chữ cái bằng cách nhận mặt chữ thì trẻ mới chỉ cảm nhận thông qua
Trang

6

×