Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ở nhà một mình potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.14 KB, 4 trang )

Ở nhà một mình

Khi con bạn được bảy tuổi, bé đã trở nên
độc lập và tự tin trong nhiều việc, vì vậy
đây chính là thời điểm thích hợp đối với
bạn để tập cho bé ở nhà một mình trong
một thời gian ngắn – chẳng hạn khi bạn
cần chạy ù ra một cửa hàng nào đó gần
nhà mua ít đồ hoặc trong trường hợp cô trông trẻ đến
muộn vài phút mà bạn lại phải đi gấp vì có việc.

Nhưng việc để một đứa trẻ độ tuổi này ở nhà một mình lại
có thể dẫn đến những nguy hiểm tiềm tàng. Trên thực tế,
những thống kê khoa học đã khẳng định rằng những tai nạn
xảy ra với trẻ khi ở nhà lại nhiều hơn bất cứ nơi nào khác –
ngôi nhà có thể trở thành một nơi không an toàn cho trẻ
nhỏ, nhất là khi không có người lớn ở bên trông chừng các
em. Do đó, như một hiện tượng có tính phổ quát, trẻ ở độ
tuổi lên bảy thường gặp những rủi ro khi ở nhà một mình,


nên điều này luôn phải được chúng ta chú ý phòng ngừa bất
cứ khi nào có thể, dù chỉ trong vài phút ngắn ngủi.

Những tai nạn không thể phòng tránh khi: Có những
khoảng thời gian bạn buộc phải để bé ở nhà một mình bởi
đơn giản bạn không thể cùng một lúc có mặt ở hai nơi. Nếu
bản thân bạn rơi vào tình huống tương tự như vậy, bạn hãy
thử xem xét một số đề nghị dưới dây để giúp cho bạn giải
quyết những khó xử của mình một cách hiệu quả:


Giữ khoảng thời gian mà bạn phải để con ở nhà một
mình càng ngắn càng tốt: Đừng tạo cho mình thói quen để
con ở nhà một mình, bạn chỉ nên làm điều đó trong những
trường hợp thật sự cần thiết. Và nếu buộc phải ra ngoài, để
con mình ở nhà mà không có người nào bên cạnh, bạn nên
cố gắng giải quyết công việc của mình càng nhanh càng tốt.

Bảo cho bé biết bạn sẽ đi đâu: Hãy chắc chắn rằng con
bạn biết chính xác bạn sẽ đi đâu trong suốt khoảng thời
gian bạn vắng mặt, vì điều này khiến bé cảm thấy tự tin
rằng bé có thể tìm thấy bạn khi cần. Biết chính xác nơi bạn
đang ở mang lại cho bé một sự cam đoan đầy tin tưởng và
giúp hạn chế những hoang mang của bé khi không có ai
bên cạnh. Và một khi bạn phải ra ngoài, bạn cũng chỉ nên
đến một nơi quen thuộc với bé, tránh đến những nơi khác.

Xác định rõ thời gian bạn vắng nhà: Chỉ cho bé trên
đồng hồ thời gian chính xác mà bạn sẽ trở về. Giải thích
cho bé hiểu bạn chỉ ra ngoài một thời gian ngắn và sẽ về
với bé rất nhanh mà thôi. Điều này giúp cho bé thấy an tâm
hơn. Bạn cũng nên nhắc lại với bé thời điểm bạn quay về
nhà ngay trước khi bạn rời bước.

Đặt ra những giới hạn cho cách cư xử của trẻ: Bạn phải
thật chắc rằng con bạn sẽ làm đúng những gì bạn dặn cả khi
bạn đang ở ngoài. Giải thích thật rõ với bé rằng bé không
được, chẳng hạn, nghịch đồ điện, chơi diêm quẹt hay leo
trèo lên các vật dụng trong nhà. Đồng thời, bảo với bé
những điều mà bạn mong muốn bé thực hiện khi bạn đi
vắng, như là ngồi yên trên ghế và đọc sách.

Chú ý bảo trì các thiết bị thông tin liên lạc: Điều này hết
sức hữu ích đối với bạn trong việc giữ liên lạc với con khi
không ở nhà, ví như gọi điện thoại cho bé từ máy di động
về máy nhà. Bạn càng nói chuyện với bé nhiều bao bao
nhiêu, càng giữ cho bé tránh làm những việc có thể gây
nguy hiểm bấy nhiêu.
Giảng giải cho bé hiểu những việc cần làm trong những
trường hợp khẩn cấp: Con bạn nên được làm quen với
những việc cần làm trong những tình huống khẩn cấp khi
chỉ có một mình. Chẳng hạn, bé nên biết cách đối phó với
trường hợp hoả hoạn, hay khi có người gọi cửa mà bạn lại
đang vắng nhà. Không nên doạ nạt trẻ mà nên nói chuyện
cùng bé về những biến cố có thể phát sinh với bé khi bé ở
nhà một mình.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×