Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Con trẻ học được gì từ thế giới ảo? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.08 KB, 5 trang )

Con trẻ học được gì từ
thế giới ảo?


Nếu là thành viên tích cực trong thế giới ảo, trẻ sẽ học
được cách làm quen, giao kết bạn bè, sành sỏi về công
nghệ và trở thành người tiêu dùng khôn ngoan.

Kết luận này được một nhóm chuyên gia khoa học của
Trường Đại học Nam California đưa ra, trong khi luận bàn
về tác động của thế giới ảo lên trẻ em ngày nay. Tất nhiên,
thế giới ảo vẫn còn là khái niệm mới mẻ nên giới khoa học
chưa có nhiều thời gian nghiên cứu về nó.
Học tập thoải mái
Tuy nhiên, Phó Giáo sư Doug Thomas của Học viện
Truyền thông Annenberg tin rằng bản chất của môi trường
ảo là "quá trình học tập phi chính thống".
Trong nhiều trường hợp, trẻ được tiếp xúc với công nghệ từ
bé, học được cách làm một "công dân ảo", lựa chọn và trau
dồi những kỹ năng cần thiết cho tương lai.
Mặt trái của thế giới ảo chính là việc nó đã bị thương mại
hoá phần nào. Lấy thí dụ, Club Penguin và Webkinz
khuyến khích trẻ chơi game, ăn diện cho các avatar ảo,
cũng như mua sắm vật dụng để trang trí cho ngôi nhà ảo
của chúng. Muốn chơi game, muốn mua sắm… trẻ sẽ phải
trả tiền thật.
"Thường thì phụ huynh chỉ quan tâm nhiều đến những vấn
đề như bạo lực hoặc tội phạm tình dục…. Tuy nhiên, trong
thế giới ảo, trẻ sẽ trải nghiệm cuộc sống khá sớm, từ việc
tiêu dùng cho đến xây dựng tư cách công dân".
2 năm trở lại đây, những game ảo như Club Penguin và


Webkinz đã trở nên đặc biệt phổ biến với trẻ em trong độ
tuổi 6-14, thu hút hàng chục triệu thành viên.
Các nhà nghiên cứu ước tính sẽ có hơn 50% người dùng
Internet dưới 16 tuổi tham gia vào thế giới ảo vào năm
2012, tăng gấp đôi số lượng hiện nay.
Giá trị giáo dục
Nhiều nhà giáo dục đánh giá cao thế giới ảo ở khả năng giữ
chân và hút hồn bọn trẻ. Giáo sư Vincent Thomas đã xây
dựng một thế giới ảo mang tính giáo dục tên là Modern
Prometheus dành riêng cho trẻ em.
Theo ông, môi trường này đặc biệt hữu ích trong việc giảng
dạy những môn học mà bình thường rất khó dạy hay trên
lớp, thí dụ như đạo đức chẳng hạn.
Hầu hết người dân ở các nước đang phát triển đều chưa
nghe nói gì đến thế giới ảo, nhưng điều này sẽ sớm thay
đổi, bà Julia Stasch, Phó chủ tịch hãng nghiên cứu
MacArthur dự đoán.
"Thế hệ trẻ ngày nay lớn lên cùng với mạng Internet và kỷ
nguyên số. Việc chúng tìm đến với thế giới ảo cũng tự
nhiên và tất yếu như là cuộc sống vậy. Dần dà, các trường
học, thư viện, gia đình, nền kinh tế và thậm chí… chính
phủ các nước nữa sẽ chịu tác động của thế giới ảo".
"Bọn trẻ say mê thế giới ảo vì nơi đó không có sự giám sát
của người lớn. Chúng có thể quen biết những người bạn ở
rất ra, tán tỉnh, giao thiệp với nhau".
Thích ứng, thay vì cấm
Giáo sư Thomas cho biết, ông đã vô cùng sửng sốt khi biết
đại đa số học sinh không thể tìm thấy nước Iraq trên bản
đồ, nhưng lại rành rẽ cách tìm thấy bản đồ Iraq từ mạng
Internet.

"Kiến thức thay đổi không ngừng. Ngày xưa, kiến thức là
một tập hợp các dữ kiện. Nhưng giờ đây, bọn trẻ chỉ chú
tâm xem chúng có thể tìm thấy những thông tin – dữ kiện
đó ở đâu".
"Cách tìm kiếm thông tin – đấy mới là kỹ năng quan trọng
nhất trong thời đại ngày nay. Tôi sẽ không lo nếu bọn trẻ
chơi thế giới ảo. Chỉ nên lo nếu chúng không biết thế giới
ảo là gì mà thôi".
Mặc dù vậy, cũng có ý kiến tỏ ra lo ngại về tình trạng bắt
nạt trong thế giới ảo. "Đó là một mặt trái, nhưng thật ra, nó
cũng không khác gì cuộc sống ngoài đời thực.
Bắt nạt, phân biệt chủng tộc, cuồng tín…. tất cả những vấn
nạn văn hoá đó đều được phản chiếu vào trong thế giới ảo",
Giáo sư Thomas trấn an.
Lời khuyên đưa ra cho các bậc phụ huynh là hãy trở thành
một thành viên của thế giới ảo để dẫn dắt con trẻ "dạo
chơi" trong đó, thay vì cấm đoán một cách cực đoan.

×