ĐỀ TÀI :
LUYÊN TẬP KỸ NĂNG Ở PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN
QUA BƯỚC TẬP LÀM DÀN Ý
GV: Nguyễn Thị Hồng
Tổ KHXH 1
I . Mục đích yêu cầu :
Rèn luyện kĩ năng xây dựng dàn ý đại cương rà dàn ý chi tiết .
II . Tiến hành :
1 . Dàn ý là gì ?
- Dàn ý là nội dung giảng lược của bài văn .
- Là sự phác thảo bài văn .
- Là hệ thống các ý lớn , ý nhỏ , trong một kết cấu hợp lí để giải quyết những yêu cầu mà đề bài đặt
ra .
- Dàn ý chính là bước đầu cụ thể hoá cánh giải quyết vấn để nêu ra ở đề bài , là sự tổng hợp một
cách cô đọng nội dung sẽ có của bài làm dưới hình thức những tiêu đề được sắp xếp hợp lí .
- Dàn bài như thế nào thì bài làm về cơ bản sẽ như vậy .
- Nếu có một dàn bài tốt , là đã có một bảo đảm sự chắc chắn thành công của một bài văn .
+ Theo kinh nghiêm thực tế cho thấy
- Phần lớn học sinh chưa coi trọng đúng mức việc làm dàn ý cho một bài văn , thâm chí bị bỏ qua .
- Nhiều học sinh chỉ phác hoạ đôi ba dòng sơ lược trên giấy nháp với ý lộn xộn - rồi cắm cúi viết
ngay thành bài văn , viết đến đâu nghĩ đến đó , nhiều khi ý lủng củng viết lỡ dở thấy sai muốn sửa
cùng không được .
2 . Ích lợi của việc làm dàn bài
- Ghi lại những ý chính để không bỏ sót .
- Tìm thèm được những ý phụ ( bởi vì quá trình làm dàn bài là quá trình tìm ý , là quá trình huy động
kiến thức . )
- Chọn lọc và sắp xếp các ý chíng , ý phụ , ý lớn , ý nhỏ một cách hợp lí ( nghĩa là chúng ta phải chư
động sắp xếp tổ chức kiến thức của bài văn , để từ đó có cái nhìn tổng quát , đoán định được sự đáp ứng yêu
cẩu để )
- Chủ động phân bố được thời gian làm bài ( tránh được trình trạng phấn đầu làm kĩ , phần sau viết
vội , viết sơ sài …)
3 . Làm một dàn bài sơ lược :
Qúa trình làm dàn bài gồm nấc : Dàn bài sơ lược , dàn bài chi tiết .
- Dàn bài sơ lược (Dàn bài đại cương ) là một cái khung dàn bài chỉ gồm các đề mục , các tiêu đề hoặc
ghi lại các ý lớn và những khía cạnh của nó .
- Các tiêu đề của ý lớn ghi ngắn gọn ( không nên rậm rạp , phức tạp với nhiều đề mục lớn nhỏ .
- Phải thoáng rỏ , chừa chỗ trống để dư ghi them những chi tiết cụ thể cho một dàm bài chi tiết .
- Các mục trong toàn bài cũng như các tiêu mục phải đồng đẳng có ý nghĩa tương đương với nhau và
được sắp xếp theo một trật tự hợp lí , có hệ thống chặt chẽ .
Tổng quát một dài bài sơ lược ( gọi là khung dài bài )
I . ( PHẦN )
-
-
-
II . ( PHẦN II )
A . MỤC ( A)
1 . Tiểu mục (1)
a ) ý lớn (a)
-
-
-
+ ý nhỏ ( -)
+
b) –
- chi tiết dẫn chứng
-
c )
-
-
-
2.
B .
III .
4 . Dàn ý chi tiết :
+ Nêu các ý lớn , ý nhỏ , các khía cạch của chúng và cã những chi tiết của các khía cạch , những dẫn
chứng v .v …( mà ở dàn bài sơ lược ta đã để những khoảng trống để có chỗ ghi thêm rào . )
+ Bước chuyển từ dàn bài sơ lược – dài bài chi tiết là quá trình huy động kiến thức để tìm ý , việc
tím ý rất quan trọng , tạo nên dung lượng của bài làm văn ( Bài dư ý hay thiếu ý , nội dung phong phú hay
sơ sài là do khâu này quyết định )
+ Muốn tìm ý phải biết nêu các câu hỏi , các vấn đề , biết cách mổ xẻ , phân tích để triển khai một
luận điểm một ý lớn , tím ý rồi phải chọn lọc và sắp xếp ý )
+ Để làm bài tốt nhất thiết phải xây dựng một dàn ý chi tiết , càng chi tiết càng tốt ( tất nhiên cần có
mức độ , không nên quá kĩ , quá tỉ mỉ )
Dàn bài chi tiết sơ bộ giúp ta đánh giá được cách giải quyết vấn đề theo yêu cầu của đề bài .
+ Dàn bài chi tiết cũng cho ta nhìn thấy được bài văn được kết cấu như thế nào ? có hệ thống
không ? có cân đối không ? để từ đó trong bước viết thành văn - Liệu mà điều chỉnh .
5) Các phần của dàn bài .
a ) Phần mở bài . ( phần đặt vấn đề )
+ Có nhiệm vụ chủ yểu là giới thiệu vấn đề .
+ Xác định rõ ranh giới yêu cầu của việc giải quyết
+ Nó có nhiệm vụ thâu tóm lại toàn bộ nội dung yêu cầu của đề bài và mở ra cách giải quyết vấn đề
ở phần sau .
+ Đặt vấn đề tốt sẽ gây được sự chú ý , cảm tình và niềm tin đối với người đọc , đồng thời cũng tạo
được hứng thú chíng người viết .
- Kinh nghiệm về thiếu sót của học sinh khi đặt vấn đề .
+ Nêu vấn đề không khớp , không trúng với vấn đề .
+ Nêu vấn đề dài dòng , lan man , thậm chí nêu những ý dẫn vào vấn đề không dính líu gì đến vấn
đề .
Tóm lại :
Phần đặt vấn đề có 3 ý chính bố cục như sau
+ Giới thiệu xuất của đề , nâu ý dẫn vào đề
+ Giới thiệu vấn đề sẽ giải quyết , dần can thơ , văn … trích (nếu có )
+ Nếu trước cách giải quyết , giới hạn phạm vi vấn đề giải quyết – nêu hướng giải quyết .
Yêu cầu :
+ Phải bám sát nội dung chủ yếu của đề để giới thiệu rõ và sát với vấn đề .
+ Phải tự nhiên linh hoạt , tránh khô khan , cứng nhắc hoặc ngược lại sáo mòn , bay bướm quá đáng .
- Thường có 2 cách đặt vấn đề :
+ Đặt vấn đề trực tiết : nên ngay vấn đề một cách ngắn gọn .
+ Đặt vấn đề gián tiết : Dẫn dắt dẫn dần người đọc vào vấn đề , kích thích hứng thú người đọc , dung
phương pháp qui nạp hay so sánh nêu một việc rồi dẫn dắt dần dần vào vấn đề .
Ví dụ :
Đặt vấn đề :
Đề : Em hãy bình luận câu ca dao :
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng “
Trực tiết
Tình yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau đó là tình cảm quí báu không thể thieeus được ở người
dân Việt Nam . Nó thể hiện truyền thống đạo lí của dân tộc . Qua câu ca dao
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng “
Chúng ta sẽ bình luận vấn đề trên .
Gián tiết :
Có thể đi từ lời dạy của lãnh tụ - dẫn dắt vào đề
“ Nước Việt Nam là một , dân tộc Việt Nam là một , song có thể cạn , núi có thể mòn , song chân lí
đó không bao giờ thay đổi “
lời khẳng định đó của Bác Hồ vẫn còn khắc sâu trong lòng mỗi người dân Việt Nam . Chính lời dạy của
người đã nhắc nhở chúng ta , nêu cao tinh thần dân tộc , đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau , bởi đó là
truyền thống quí báu mà người xưa đã để lại .
Ta không thể nào quên câu ca dao :
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng “
Chúng ta sẽ bình luận vấn đề trên .
b ) Thân bài ( giải quyết vấn đề )
- Đây là phần chư yếu của bài văn .
- Hầu như nó chứa đựng toàn bộ giá trị của bài văn bởi vì tất cả những yêu cầu của đề bài đều nằm
trong phần này .
- Chiếm một dung lượng lớn ( số trang , số dòng … )
- Học sinh phẩi đầu tư toàn bộ trí tuệ của mình để làm một dàn ý tốt cho phần này .
Kết cấu phần GQVĐ tuỳ thuộc vào kiểu bài mà đề bài chỉ định .
Ví dụ :
Kiểu bài chứng minh
+ Giải thích sơ lược vấn đề bằng lí lẽ ( nếu cần ) hoạc phân tích vấn đề thành những khía cạnh biểu
hiện
+ Bằng dẫn chứng ( và lí lẽ ) làm sang tỏ từng một biểu hiện đó của vấn đề .
Kiểu bài giải thích
+ Cắt nghĩa những khái niệm chư yếu của vấn đề và cắt nghĩa toàn bộ vấn đề .
+ Nêu đầy đủ , có hệ thống chặt chẽ các lí lẽ và lí do , nguyên nhân hoạc căn cứ , cơ sở hình thành
vấn đề ( các luận cứ lí do )
Kiểu bài bình luận
+ Giải thích và chứng minh ngắn gọn ( nếu cầu )
+ Nhân xét vấn đề đúng , sai như thế nào ?
+ Bàn bạc mở rộng ván đề - đặt vấn đề trong các h/ cảnh để xen xét , nêu quan điểm trái người để
phê phán .
+ Mở rộng mới quan hệ của vấn đề với những vấn đề khác .
+ Nêu ý nghĩa tác dụng của vấn đề .
c . Phần kết luận ( Kết thúc vấn đề )
+ Là kết luận về vấn đề , khoá vấn đề lại .
+ Tuyên bố vấn đề đã giải quyết xong .
+ Kết bài có tác dụng chốt lại niềm hứng thú và gây ấn tượng cho người đọc .
+ Kết thúc vấn đề tốt - sẽ làm tăng thêm giá trị của bài văn .
+ Ở những bài có liên hệ tốt , phần kết thúc vấn đề còn có thể mở ra những suy nghĩa , những cảm
xúc sâu sắc .
Hầu hết học sinh chưa chú trọng đến phần này nên kết thúc bài văn rất vội vã , nội dung rất sơ sài ,
có những kết luậm cộc lốc , thậm chí không thàng một phần kết bài , lại có những kết luận lan man , chẳng
ăn nhập gì vấn đề . Kết thúc vấn đề dể dang gây cảm giác hụt hẫng khó chịu cho người đọc .
Yêu cầu của phần kết thúc vấn đề :
+ Một là đóng lại vấn đề , tóm tắt ý chính bài văn , vì vậy cần tổng hợp toàn bộ nội dung bài viết ,
nhấn mạnh làm nổi bật vấn đề giải quyết .
+ Hai là mở ra bằng cách đề xuất cách giải quyết tiếp tục ở mức độ cao hơn , rộng hơn ( nói cách
khác nó làm nhiệm vụ gợi mở )
+ Ba là trong kết thúc vấn đề cần rút ra bài học tư tưởng tình cẩm , liên hệ tình hình nhiệm vụ , xác
định thải độ của bản than .
Chú ý :
+ Nên bám sát vấn đề , phải tóm tắt , tổng kết thẳng vào vấn đề đã đặt ra và giải quyết .
+ Làm nổi bật vấn đề một cách khéo léo , phải ngắn gọn , tự nhiên tráng gò bó , cứng nhắc , sáo mòn .
+ Tránh nêu vấn đề một đằng nhưng kết thúc vấn đề một nẻo hoạc kết thúc vấn đề một cách sơ sài
qua loa cho xong chuyện .
+ Phần liên hệ phải cụ thể , thiết thực và nhất là phải chân thành .
PHÒNG GIÁO DỤC PHÚ VANG
TRƯỜNG THCS VINH THANH
ĐỀ TÀI
LUYỆN TẬP KỸ NĂNG Ở PHÂN TẬP LÀM VĂN
QUA BƯỚC TẬP LÀM DÀN Ý
GV : Nguyễn Thị Hồng
Tổ KHXH 1
NĂM HỌC 2009 – 2010