SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THPT PHÚ BÀI
Giáo án môn GDQP-AN
Bài giảng
TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA
DÂN TỘC VIỆT NAM
Đối tượng: học sinh lớp 10 THPT
Giáo viên biên soạn:LÊ ĐỨC QUANG
Phần I. Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY
1. Mục tiêu
- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của
dân tộc Việt Nam, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân
tộc ta;
- Bước đầu hình thành ý thức trân trọng với truyền thống dựng nước và giữ nước của
dân tộc ta qua các thời kỳ. Từ đó, truyền thụ cho học sinh có ý thức trách nhiệm giữ gìn
và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng
tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Cấu trúc nội dung và phân bố thời gian
a) Nội dung: gồm 2 phần
- Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam;
- Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.
b) Nội dung trọng tâm: phần 2
c) Thời gian: 4 tiết
3. Chuẩn bị
3.1. Đối với giáo viên
a) Chuẩn bị nội dung
- Nghiên cứu bài trong SGK;
- Phổ biến cho học sinh những nội dung cần chuẩn bị trước buổi học;
- Kiểm tra số lượng, chất lượng ĐDDH.
b) Phương tiện dạy học
- Thuyết trình kết hợp lấy ví dụ minh hoạ làm cho học sinh hiểu và nắm chắc bài.
3.2. Đối với học sinh
- Nghiên cứu nội dung trong SGK trước khi vào học tập;
- Tham gia thảo luận theo yêu cầu của giáo viên, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình;
ghi chép đầy đủ những nội dung chính của bài.
Phần II. NỘI DUNG GIẢNG DẠY
I. LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
* Có 6 nội dung:
1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên;
2. Các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc (TK I - TK X);
3. Các cuộc chiến tranh giữ nước (TK X – TK XIX);
4. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thuộc địa nửa phong kiến (TK XIX
- 1945);
5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954);
6. Cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 -1975).
1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên
Câu hỏi thảo luận nhóm nội dung I.1
Câu 1. Tại sao ngay từ khi các vua Hùng dựng nước đã phải giữ nước?
Trả lời:
Do vị trí địa lý và điều kiện kinh tế, nước ta luôn bị các thế lực ngoại xâm nhòm ngó. Do
đó, yêu cầu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập đã sớm xuất hiện trong lịch sử dân tộc
ta.
Câu 2. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên tiêu biểu thời kỳ này ?
Trả lời:
- Kháng chiến chống Tần (214-208 TrCN): diệt 500.000 quân Tần, giết tướng Đồ Thư
của giặc. Buộc nhà Tần phải rút quân về nước.
- Kháng chiến chống Triệu (184-179 TrCN) cho ta bài học cảnh giác với âm mưu, thủ
đoạn của địch.
- Khái quát:
Nước Văn Lang ra đời mở ra lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên là cuộc kháng chiến chống Tần (214-208
TCN), chống Triệu (184–179 TCN).
2. Cuộc chiến tranh giành độc lập (TK I – X):
Câu hỏi thảo luận nhóm nội dung I.2
Câu 1. Hãy điền vào chỗ trống
“Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá kình ở biển khơi đánh đuổi
quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp
người
”. Đây là câu nói của Bà Triệu
Câu 2. Hãy chọn câu đúng nhất
S Năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân Nam Hán.
Đ Năm 905 Khúc Thừa Dụ xây dựng chính quyền tự chủ.
S Chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 905.
Đ Năm 938 nước ta đã giành lại được độc lập.
- Khái quát:
Dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, nhân dân ta đã kiên cường, bất khuất
đấu tranh giành độc lập. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trưng chống quân
Đông Hán (năm 40), Bà Triệu (248), Lý Bý (542), Triệu Quang Phục (548), Mai
Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766), Khúc Thừa Dụ (905). Năm 906, nhân dân ta
giành được quyền tự chủ. Tiếp đó, là hai cuộc chiến tranh chống quân Nam Hán của
Dương Đình Nghệ (931) và Ngô Quyền (938). Với chiến thắng Bạch Đằng (938), dân
tộc ta giành lại được độc lập. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40), chống quân đô hộ
Đông Hán, nổ ra tại Hát Môn (nay là Phúc Thọ-Hà Tây) đã thể hiện rõ toàn dân
đánh giặc “được đông đảo nhân dân và thủ lĩnh địa phương ủng hộ, có nhiều phụ nữ
tham gia”
Hình ảnh Bà Triệu cởi voi chỉ huy đánh giặc và nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió
mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, giành
lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người”- thể
hiện ý chí quật khởi trong chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (905) thắng lợi. Năm 906, nhân dân ta đã giành lại
quyền tự chủ (tuy còn mang danh hiệu là một chính quyền của nhà Đường, nhưng
thực chất Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ).
Kháng chiến chống Nam Hán lần I giành thắng lợi quyết định bằng bao vây tiến
công tiêu diệt giặc ở thành Đại La (từ điển BKQSVN, 2004, tr536).
Kháng chiến chống Nam Hán lần II giành thắng lợi quyết định bằng trận tiêu diệt
quân giặc ở sông Bạch Đằng (938) dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền (từ điển
BKQSVN, 2004, tr 536) -> mở ra cách đánh thủy chiến của quân ta.
Như vậy, trải qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc, năm 938 nước ta đã giành lại
được độc lập.
3. Các cuộc chiến tranh giữ nước (TK X - XIX)
Khái quát:
Đất nước độc lập, trải qua nhiều triều đại PK. Thời Lý, Trần và Lê Sơ, nước ta là quốc
gia cường thịnh ở Châu Á - thời kỳ văn minh Đại Việt. Tuy vậy, nhân dân ta đã phải tiến
hành nhiều cuộc chiến tranh giữ nước như: hai lần chống Tống của Lê Hoàn và triều đại
nhà Lý (Lý Thường Kiệt), ba lần chống quân Nguyên-Mông (Trần Thánh Tông, Trần
Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư), khởi nghĩa Lam Sơn chống Minh (Lê Lợi, Nguyễn Trãi),
chiến thắng quân Thanh, quân Xiêm (Nguyễn Huệ).
Kháng chiến chống Tống lần 1 (981) - Lê Hoàn với thắng lợi quyết định ở cửa
sông Bạch Đằng (4-981).
Kháng chiến chống Tống lần 2 (1075-1077) - triều Lý với thắng lợi quyết định ở
chiến tuyến nam sông Cầu – trận trên bến Như Nguyệt (nay là làng Như Nguyệt)
(18/1 – tháng 2/1077). Bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc “Bài
thơ trên sông Như Nguyệt” (Bài thơ thần).
Kháng chiến chống Nguyên – Mông lần 1 (1258)-Trần Thái Tông. Thắng lợi với
kế “vườn không nhà trống” và trận quyết định Đông Bộ Đầu (29/01/1258).
Kháng chiến chống Nguyên – Mông lần 2 (1285)-Trần Nhân Tông. Thắng lợi
với kế “vườn không nhà trống”, mở Hội nghị Bình Than (10/1282), Hội nghị
Diên Hồng (1285) tập hợp được lòng dân, toàn dân đánh giặc và trận quyết định
Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp.
Trần Bình Trọng – tướng triều Trần Nhân Tông, khi bị địch bắt, tra khảo và dụ
dỗ cho làm vương đất Bắc, Trần Bình Trọng lớn tiếng trả lời: “Ta thà làm ma đất Nam
còn hơn làm vương đất Bắc”.
Kháng chiến chống Nguyên – Mông lần 3 (1287-1288)-Trần Nhân Tông. Thắng
lợi với kế “vườn không nhà trống” và trận quyết định ở Vân Đồn- Cửa Lục, Bạch
Đằng.
4. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thuộc địa nửa phong kiến (từ
TK XIX đến năm 1945)
- Khái quát:
Thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, phong trào kháng chiến sôi nổi và bền bỉ
của nhân dân ta diễn ra khắp nơi như khởi nghĩa của Trương Công Định, Nguyễn Trung
Trực, Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám …nhưng đều thất bại. Khi
có Đảng CSVN lãnh đạo, đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta đã giành thắng
lợi bằng CM tháng Tám năm 1945.
5. Cuộc kháng chiến chống TD Pháp xâm lược (1945 - 1954)
- Khái quát:
Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai. Ta thực hiện mọi biện pháp để chiến tranh
không xảy ra, nhưng Pháp rất ngoan cố. Ta đã đánh bại nhiều cuộc hành binh lớn của
quân Pháp, và với thắng lợi của chiến dịch ĐBP đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
chống Pháp của nhân dân ta.
6. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
- Khái quát:
Mỹ thay chân Pháp xâm lược Việt Nam. Ta kiên trì thực hiện Hiệp định Giơnevơ
nhưng Mỹ rất hiếu chiến. Ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ và
với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đã kết thúc thắng lợi
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
CM miền Nam phát triển từ đấu tranh chính trị lên chiến tranh CM.
Mỹ thay chân Pháp xâm lược VN, phá hoại Hiệp định Giơnevơ (Hiệp định buộc
Pháp từng bước rút quân ra khỏi VN, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời, sau
2 năm tổ chức tổng tuyển cử cả nước, nhưng Mỹ buộc Pháp lập Ngô Đình Diệm
lên làm Thủ tướng chính quyền tay sai còn tồn tại ở miền Nam-bởi Mỹ chi 70%
chi phí cho cuộc chiến tranh của Pháp ở Việt Nam) âm mưu chia cắt lâu dài đất
nước Việt Nam, lê máy chém đi khắp miền Nam, đặt “Việt Cộng” ra ngoài vòng
pháp luật.
Ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ:
Đánh bại chiến tranh chống Mỹ -Diệm (7/1954- cuối 1960), được khẳng định
bằng cao trào Đồng khởi 1960, lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam phát triển nhanh
chóng, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời (20/12/1960), cách mạng miền
Nam từ thế giữ gìn chuyển sang thế tiến công.
Đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ (đầu 1961 – giữa 1965). Được
khẳng định qua trận Ấp Bắc (02/01/1963), quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phát
triển lớn mạnh, thực hiện các chiến dịch tiến công: Bình Giã (02/12/1964 đến
03/01/1965); Ba Gia (25/5 đến 20/7/1965); Đồng Xoài (10/5 đến 22/7/1965)
Đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ (giữa 1965 đến cuối 1968) ở miền Nam
và chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ở miền Bắc (07/02/1965 đến 01/11/1968) của Mỹ.
Được khẳng định qua các trận đầu thắng Mỹ như: trận Núi Thành (26/5/1965), trận Vạn
Tường (18/8-19/8/1965 ; các chiến dịch tiến công và phản công như chiến dịch Plây-Me
(19/10 – 26/11/1965); ; chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Gianxơn Xiti (22/02 –
15/4/1967 ); cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), Chính phủ Mỹ
buộc phải tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc, thực hiện đàm phán ở Hội nghị Pa-ri.
Đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ (01/1969-01/1973) và
chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai (06/4/1972 đến 15/01/1973). Được khẳng định
qua nhiều chiến dịch phản công, tiến công lớn, tiêu biểu là cuộc tiến công chiến lược trên
toàn miền Nam năm 1972, chiến dịch Phòng Không Hà Nội-Hải Phòng (18/12-
29/12/1972), buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri 1973.
Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
CM. Được khẳng định qua thắng lợi của chiến dịch tấn công Tây Nguyên (04/3 –
03/4/1975), chiến dịch tấn công Huế-Đà Nẵng (05 - 29/3/1975), chiến dịch HCM
(26 - 30/4/1975), giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc toàn thắng cuộc kháng
chiến CM
Câu hỏi thảo luận cho nội dung I
Câu 1. Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam có từ khi Nhà
nước Văn Lang đến nay chia làm mấy thời kỳ
4 thời kỳ.
5 thời kỳ.
Đ 6 thời kỳ.
7 thời kỳ.
Câu 2. Kể khái quát các thời kỳ lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc
Việt Nam từ buổi đầu lịch sử đến nay?
Trả lời:
Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên; Cuộc chiến tranh giành độc lập từ TKI-TKX;
Các cuộc chiến tranh giữ nước từ TKX-TK XIX; Cuộc chiến tranh GPDT, lật đổ chế độ
thuộc địa nửa PK từ TK XIX-1945; Cuộc kháng chiến chống TD Pháp 1945-1954; Cuộc
kháng chiến chống ĐQ Mỹ 1954-1975 và công cuộc BVTQ.
Tóm tắt nội dung I
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn phải chống lại
kẻ thù mạnh hơn nhiều lần về quân sự, kinh tế. song với tinh thần yêu nước, ý chí
kiên cường, ông cha ta đã đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược, viết nên những trang
sử hào hùng của dân tộc như chiến thắng Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chương
Dương, Hàm Tử ….
Dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN dân tộc ta đã đánh thắng hai kẻ thù xâm lược có
tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh là TD Pháp và ĐQ Mỹ.
II. TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP
ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC
Gồm 6 nội dung:
1. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước.
2. Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều.
3. Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện.
4. Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật QS độc đáo.
5. Truyền thống đoàn kết quốc tế.
6. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi
của CMVN.
1. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước
a) Vì sao?
VN ở vị trí chiến lược trong vùng Đông Nam Á, có nhiều tài nguyên, nên các thế lực
bên ngoài luôn có âm mưu xâm lược, khuất phục.
Ngay từ đầu dựng nước đã phải giữ nước.
Xây dựng CNXH kết hợp với bảo vệ Tổ quốc XHCN là qui luật của cách mạng
XHCN trong thời đại hiện nay. a)
Trả lời Vì sao?
Nước ta trong vị trí chiến lược trọng yếu trong vùng Đông Nam Á, có nhiều tài
nguyên, nên các thế lực bên ngoài luôn thực hiện âm mưu xâm lược, khuất phục.
(Có 10 đường biển quốc tế lớn thì 5 đường có liên quan đến biển Việt Nam, dưới
biển có dầu mỏ )
Ngay từ đầu dựng nước đã phải giữ nước. Kể từ cuối TK thứ III trước Công
nguyên đến nay, dân tộc ta đã tiến hành gần 20 cuộc chiến tranh chống xâm lược,
bảo vệ Tổ quốc, cùng với hàng trăm cuộc cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải
phóng dân tộc.
Xây dựng CNXH phải kết hợp với bảo vệ Tổ quốc XHCN là qui luật của cách
mạng XHCN trong thời đại hiện nay.
Hơn nửa thế kỷ qua, nhân dân các nước XHCN phải đương đầu với sự chống
phá của CNĐQ và các thế lực thù địch với CNXH. Vì vậy, để tồn tại và phát triển,
dân tộc ta phải thường xuyên gắn liền dựng nước với giữ nước.
Vì vậy, để tồn tại và phát triển, dân tộc ta phải thường xuyên gắn liền dựng nước với
giữ nước.
b) Biểu hiện
- Tổ tiên ta ngay từ đầu dựng nước đã phải giữ nước: kháng chiến chống Tần. Đã thực
hiện “Ngụ binh ư nông” thời Lý, Trần, Lê sơ; “tĩnh vi dân, động vi binh”(bình là dân,
chiến là lính);
- Từ khi có Đảng lãnh đạo:
+ Kháng chiến chống Pháp, Đảng đã có chỉ thị “kháng chiến kiến quốc”.
+ Kháng chiến chống Mỹ, Đảng chủ trương thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ chiến
lược: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và Cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân ở miền
Nam”.
+ Trong giai đoạn hiện nay thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng CNXH và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
trả lời biểu hiện
Tổ tiên ta từ vua Hùng đến trước khi ĐCS ra đời:
+ Tư tưởng ngay từ đầu dựng nước đã phải giữ nước: kháng chiến chống Tần.
+ Tổ tiên đã thực hiện “Ngụ binh ư nông” thời Lý, Trần, Lê sơ; “tĩnh vi dân,
động vi binh”(thời bình là dân, thời chiến là lính);
Từ khi có Đảng lãnh đạo:
+ Trong kháng chiến chống Pháp, ngay từ đầu Đảng ta đã có chỉ thị “kháng
chiến kiến quốc”. Theo đó, đã thực hiện các phong trào “tăng gia sản xuất cũng là đánh
Tây”, “diệt giặc đói, diệt giặc dốt cũng như diệt giặc ngoại xâm”
+ Trong kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta chủ trương thực hiện đồng thời 2 nhiệm
vụ chiến lược cách mạng: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và Cách mạng Dân tộc Dân
chủ Nhân dân ở miền Nam”. Theo đó đã thực hiện các phong trào “tay cày, tay súng”,
“tay búa, tay súng”, với khẩu hiệu :”ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí”,
“nhà nông là chiến sĩ”, “hậu phương thi đua với tiền phương”
+ Trong giai đoạn hiện nay thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng CNXH
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
+ Kết hợp chặt chẽ quốc phòng với an ninh, quốc phòng, an ninh với kinh tế, đối
ngoại và các việc làm khác trong đời sống của xã hội.
c) Ý nghĩa thực tiễn:
Chúng ta phải luôn ghi nhớ lời căn dặn của Hồ Chủ tịch:”Các vua Hùng có công
dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường củng cố quốc
phòng-an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Trách nhiệm của học sinh tích cực học tập, học tập tốt môn GDQP-AN và sẵn
sàng tham gia vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc theo khả năng của mình.
2. Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều
Câu 1. Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều xuất phát từ đâu ?
Trả lời: Xuất phát từ đối tượng của các cuộc chiến tranh, từ thực tế về tương quan so
sánh lực lượng giữa nước ta và địch nên phải vận dụng truyền thống đó.
Câu 2. Ví dụ sự tương quan lực lượng giữa ta và quân xâm lược trong truyền thống
lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều trong lịch sử dân tộc ta mà em biết ?
Trả lời: Thực tiễn trong lịch sử, dân tộc ta luôn phải chống lại sự xâm lược của nước
lớn hơn nước ta và có số lượng quân tham chiến lớn hơn quân ta. Ví dụ (ta/quân xâm
lược)
- Chống Tống 10 vạn / 30 vạn quân
- Chống Nguyên–Mông lần 215 vạn / 60 vạn quân
- Chống Thanh 10 vạn / 29 vạn quân
a) Vì sao?
- Trong thực tiễn lịch sử phải chống lại quân xâm lược lớn hơn ta.
b) Biểu hiện
- Ta biết lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông,
tạo sức mạnh tổng hợp của toàn dân để đánh giặc.
- Trong chiến đấu và chiến dịch, biết tập trung ưu thế lực lượng để đánh thắng địch.
Ví dụ:
+ Chiến dịch Tây Nguyên mùa Xuân 1975, ta tấn công thị xã Buôn Mê Thuột. Tỉ lệ (sư
đoàn) địch/ta:
Bộ binh: 4,5/1; Xe tăng-Thiết giáp: 5,5/1; Pháo binh: 5/1.
c) Hiện nay:
Để đánh thắng chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch, ta phải
tạo và phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân.
3. Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn
diện
a) Vì sao?
Dân tộc ta biết sử dụng sức mạnh đoàn kết toàn dân tạo thành nguồn sức mạnh của cả
dân tộc, có thể chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
b) Biểu hiện
- Cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc:
+ Tổ tiên: vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận,…
+ Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ: quân với dân một ý chí, mỗi người dân là
một chiến sĩ…
- Đánh địch trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, ngoại giao, …
+ Tổ tiên: kháng chiến chống Tống lần 2, chống Minh,…
+ Trong chống Pháp, chống Mỹ.
c) Hiện nay:
Thực hiện tốt xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
4. Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự
độc đáo
Câu 1. Em hãy ví dụ tư tưởng và kế sách đánh giặc của tổ tiên ?
Trả lời:
Ví dụ: Lý Thường Kiệt biết “tiên phát chế nhân”, rồi lui về phòng ngự vững chắc và
phản công đúng lúc. Trần Quốc Tuấn biết “Dĩ đoản chế trường”, biết chế ngự sức mạnh
của kẻ địch và phản công khi chúng suy yếu, mệt mỏi.
Câu 2. Hãy nêu nghệ thuật quân sự trong thời đại Hồ Chí Minh mà em biết ?
Trả lời:
Kết hợp đánh địch trên các mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị, binh vận. Kết hợp đánh
du kích với đánh chính quy, đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng,
đô thị); tạo thế xen kẽ giữa ta và địch, căng kéo địch ra mà đánh.
Đánh địch mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi thứ vũ khí có trong tay, tùy tình hình cụ thể, đối
tượng địch cụ thể mà có cách đánh phù hợp, đạt hiệu quả cao trong diệt địch
a) Vì sao?
Dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hy sinh chưa đủ mà còn phải biết thắng giặc bằng trí
tuệ, bằng sức mạnh tổng hợp.
b) Biểu hiện
- Tổ tiên ta: Tiêu biểu là Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Quang
Trung…
- Trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ:
+ Kết hợp đánh du kích với đánh chính quy, trên cả 3 vùng chiến lược.
+ Đánh địch mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi thứ vũ khí…
+ Tuỳ đối tượng địch cụ thể để có cách đánh phù hợp.
c) Hiện nay
Nâng cao dân trí về quân sự ; nghiên cứu, phát triển nghệ thuật QS…
5. Truyền thống đoàn kết quốc tế
a) Vì sao?
Đây là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của ta trong dựng nước
và giữ nước.
b) Biểu hiện
- Đoàn kết chiến đấu VN – Lào – CPC.
- Sự giúp đỡ của các nước XHCN.
- Sự đồng tình ủng hộ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào
độc lập tự do và nhân dân yêu chuộng hoà bình, công lý trên thế giới.
c) Hiện nay
Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Từng công
dân tự giác thực hiện tốt các hoạt động xây dựng đoàn kết quốc tế…
6. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng
lợi của cách mạng Việt Nam
a) Vì sao?
Đây là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ, thể hiện
từ mục tiêu đấu tranh cách mạng của Đảng và thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng.
b) Biểu hiện
- Luôn luôn làm theo sự lãnh đạo của Đảng, theo yêu cầu nhiệm vụ cách mạng
(Qua các thời kỳ cách mạng)
- Kiên quyết đấu tranh với những âm mưu và hành động xâm hại đến mục tiêu
trong sự nghiệp cách mạng của Đảng.
c) Hiện nay
Học sinh tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực tham gia hoạt động đoàn thể; nói
và làm theo sự lãnh đạo của Đảng, theo yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng.
Phần III. KẾT LUẬN
Nội dung chủ yếu của bài là:
Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam;
Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Học sinh cần
hiểu rõ 6 bài học truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.
- Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nhân dân ta chưa chịu
khuất phục bất cứ kẻ thù nào.
- Chúng ta phải tiếp tục học tập, tìm hiểu hơn nữa về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Mỗi học sinh phải có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN hiện nay.
Nội dung chủ yếu của bài là:
Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam;
Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Học sinh cần
hiểu rõ 6 bài học truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.
- Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nhân dân ta chưa chịu
khuất phục bất cứ kẻ thù nào.
- Chúng ta phải tiếp tục học tập, tìm hiểu hơn nữa về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Mỗi học sinh phải có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN hiện nay.
Câu hỏi củng cố
1. Em hãy nêu tóm tắt quá trình đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam.
2. Em hãy nêu truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam.
3. Trách nhiệm của học sinh đối với việc phát huy truyền thống đánh giặc, giữ nước của
dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.