Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đưng bỏ lỡ nhân tài vì... phỏng vấn potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.79 KB, 5 trang )

Đưng bỏ lỡ nhân
tài vì phỏng vấn
Nhiều ứng viên tâm sự rằng họ ghét các cuộc phỏng vấn, không
thích bị người khác thăm dò và đánh giá dựa trên từng lời nói và
kiểu trang phục.

Ngược lại, đối với những ứng viên tài năng và có nhiều cơ hội tìm được
việc làm vừa ý, tham dự một cuộc phỏng vấn cũng là lúc họ đang ngấm
ngầm kiểm tra và đánh giá công ty thông qua người phỏng vấn.

Ở cương vị quản lý nhân sự, chịu trách nhiệm phỏng vấn ban đầu các
ứng viên tiềm năng, bạn hãy lưu ý những vấn đề sau, cho dù chúng
tương đối nhỏ nhặt, nhưng đôi khi lại khiến công ty bạn vuột mất nhân
tài.

Trước tiên là chỗ gửi xe. Khi một người đến công ty phỏng vấn mà gặp
khó khăn trong việc tìm chỗ đậu xe, vì công ty không có bãi giữ xe riêng
hay bố trí thích hợp khác, họ sẽ có ấn tượng là công ty đang trong tình
trạng không dư giả về tài chính.

Trong cuộc phỏng vấn, đặc biệt là các cuộc phỏng vấn kèm theo làm bài
kiểm tra kéo dài, nếu ứng viên không được mời nước hoặc cho nghỉ giải
lao, họ sẽ có cảm giác như công ty không quan tâm và tạo điều kiện
thoải mái cho người lao động.
Tệ hơn nữa, nếu người phỏng vấn đến trễ hoặc vào cuộc phỏng vấn rồi
mới bắt đầu xem xét hồ sơ của ứng viên, chắc chắn rằng công ty đó
không được tổ chức tốt và thờ ơ trong việc tìm kiếm nhân tài.

Ngoài ra, nếu người phỏng vấn tỏ ra không hào hứng khi trao đổi về tầm
nhìn dài hạn, mục tiêu của công ty và trách nhiệm của vị trí tuyển dụng
thì ứng viên làm sao có thể hứng thú được?



Nếu nhà phỏng vấn đặt câu hỏi quá dễ và tùy tiện chứ không theo chuẩn
mực nào thì cũng có nghĩa là công ty không có chuẩn mực làm việc cho
nhân viên, suy ra ai cũng có khả năng được nhận vào làm, tức là nhân
viên chẳng học hỏi, phát triển được gì sau một thời gian làm việc cho
công ty.

Ở một mặt khác, phương pháp phỏng vấn quá gay gắt hay thô bạo cũng
tạo ấn tượng xấu. Lỗi các nhà phỏng vấn thường phạm là cố chứng tỏ
mình đang ở "ghế trên", rằng mình thông minh hơn ứng viên. Họ đặt
những câu hỏi hóc búa, tìm cách đẩy ứng viên vào thế bí, dù những câu
đó chẳng giúp đảm chắc rằng ứng viên sẽ làm tốt công việc hay không.
Cách làm này cũng làm nản chí những ứng viên tiềm năng vì chẳng ai
thích văn hóa làm việc kiểu cạnh tranh đè bẹp nhau như vậy.

Nói chung, cách tốt nhất là hãy đối xử trân trọng với ứng viên, đặt ra
nhiều câu hỏi khó nhưng với thái độ chân thành và giúp khơi gợi khi ứng
viên lúng túng chưa tìm được câu trả lời thích hợp. Nhà tuyển dụng phải
làm sao cho ứng viên thật thoải mái bộc lộ bản thân và cảm thấy rằng
công ty có nhiều cơ hội giúp họ học tập và phát triển để cuối cùng, họ
quyết định chọn công ty mà bỏ qua những lời mời gọi hấp dẫn khác.
Quế Lâm (Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần)

×