Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Phỏng vấn thử và "chiến lược" rải đơn xin việc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.72 KB, 2 trang )

Phỏng vấn thử và "chiến lược" rải đơn xin việc
Có những cái mình nghĩ không quan trọng, vậy mà bị nhà tuyển dụng "dí" đến cùng
và ngược lại!" - một số sinh viên (SV) đã ngỡ ngàng thốt lên khi bước ra từ cuộc
phỏng vấn xin việc thử, do Trung tâm (TT) Hỗ trợ SV TP.HCM tổ chức vào ngày
2.11 với sự tham gia của hơn 100 SV và 8 đơn vị tuyển dụng.
"Chiến lược" rải đơn xin việc
Huyền (SV Trường ĐH Mở - bán công TP.HCM) và Ngọc Mai, Mỹ An (vừa tốt nghiệp
CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM) là ba cô gái "gan dạ" đối mặt lâu nhất với nhà tuyển dụng.
Có lẽ vì nhờ có "đồng minh" (phỏng vấn tập thể) nên các cô đã vượt qua sự căng thẳng,
nhút nhát ban đầu để "moi" thông tin từ nhà tuyển dụng trong suốt gần 1 tiếng đồng hồ.
Hỏi thu nhận được gì qua cuộc phỏng vấn thử này, ba bạn gái vốn không hề quen biết nhau
trước đều có ý kiến tương tự: "Tụi mình "vỡ" ra nhiều điều mới mẻ, bất ngờ lắm!". Mai ví
dụ: "Mình cứ nghĩ người ta sẽ hỏi xoáy vào chuyên môn, ai dè họ còn rất coi trọng tìm
hiểu về tính tình như sự thật thà, hòa đồng, sự đam mê công việc... củãa ứng viên".
Huyền bổ sung: "Về đơn xin việc, mình nghĩ là cứ mua mẫu có sẵn về điền vào là xong.
Nhưng nhà tuyển dụng tư vấn mình nên tự soạn thảo đơn, trong đó nhấn mạnh khả năng,
sở thích bản thân". Thế rồi, ba cô SV thống nhất quan điểm: Sau lần này, sẽ chủ động... đi
rải đơn xin việc để thu lượm kinh nghiệm. Đến khi nào thấy sự tự tin đã "hườm hườm" thì
sẽ tập trung dốc sức "đánh thật" vào "mục tiêu quan trọng" là những nơi họ muốn được
vào làm việc lâu dài.
Sau cuộc "thử lửa" với những nhà tuyển dụng Công ty Talent VN, Phan Hữu Hạnh - SV
ĐH Mở - bán công TP.HCM cho rằng bạn đã nhận thức rõ ràng hơn về... hạn chế của mình
ở kiến thức chuyên môn lẫn vốn ngoại ngữ. Tuy nhiên, Hạnh tỏ ra yên tâm về khả năng
giao tiếp khá trôi chảy và có thể chế ngự áp lực tâm lý của mình trong cuộc phỏng vấn.
Hạnh ao ước được tiếp xúc với những nhà tuyển dụng khác, để kinh nghiệm phong phú
hơn (vì theo quy định, mỗi SV chỉ được phỏng vấn một lần). Còn Nguyễn Hữu Hiếu - SV
Trường dân lập Hùng Vương TP.HCM thì nhận xét: "Phỏng vấn thử mà y như thiệt! Trước
khi vào cuộc phỏng vấn, mình đã chuẩn bị trước một số câu hỏi. Ấy vậy mà cũng có một
số tình huống "cắc cớ" được đặt ra khiến mình hơi lúng túng. Giá như tụi mình biết trước
tên các đơn vị tuyển dụng để tìm hiểu thông tin về những công ty này...".
Phỏng vấn ngược, tại sao không?


Tuy nhiên, đối mặt với những nhà tuyển dụng trong đợt phỏng vấn này, những trường hợp
tự tin như trên là còn cá biệt. Chị Hồng Duyên - Trung tâm Dịch vụ Marketing (ĐH Kinh
tế TP.HCM) cho rằng "còn có quá nhiều vấn đề" về kỹ năng xin việc của SV thể hiện trong
cuộc phỏng vấn này. Theo chị Duyên, chỉ có 50% hồ sơ xin việc có vẻ "được được", còn
lại là không đạt. Phổ biến nhất là tình trạng SV lúng túng, chỉ biết thụ động nghe - thụ
động trả lời chứ không chịu "vặn" lại nhà tuyển dụng.
Ông Trần Minh Trọng - Phó giám đốc phụ trách nhân sự Trung tâm Công nghệ phần mềm
TP.HCM (SSP) thẳng thắn: "Chúng tôi muốn dành một thời lượng để SV đặt câu hỏi lại
nhưng họ không dám! Rất nhiều SV còn thiếu kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng giao tiếp
như cách trình bày ý tưởng, lắng nghe, đặt câu hỏi...". Được biết, ban đầu ông Trọng dự
định "ngắm nghía" và có thể tuyển "nóng" một số nhân sự làm trong lĩnh vực marketing,
lập trình, văn thư, song đến cuối buổi phỏng vấn, ông Trọng vẫn chưa tìm được SV nào
ưng ý.
Theo chị Phùng Thị Thùy Trang - Phó phòng việc làm Trung tâm Hỗ trợ SV TP.HCM,
hiện có không ít SV tốt nghiệp ĐH, khi đi xin việc thường bị các doanh nghiệp "chê" ở
những điểm: làm hồ sơ sơ sài, đơn điệu; giao tiếp, xử lý tình huống hơi kém; chưa nhận
thức được điểm yếu - điểm mạnh của bản thân... Trước thực tế trên, trung tâm đã tổ chức
chương trình phỏng vấn thử lần đầu tiên để trang bị kinh nghiệm, kỹ năng thiết thực cho
SV năm 3, năm 4 và SV vừa tốt nghiệp. Trung tâm sẽ lưu lại những hồ sơ này (kèm lời
nhận xét của các nhà tuyển dụng) để làm cơ sở giới thiệu công việc phù hợp sau này cho
SV.
Tại hoạt động trên, chúng tôi rất ấn tượng đối với một SV... không thuộc diện được mời
phỏng vấn. Đó là bạn Đặng Quốc Việt - SV năm nhất Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Việt
biết "thân phận" mình là tân SV chỉ "dám" đứng ngấp nghé bên các bàn tuyển dụng để
nghe lóm nội dung trao đổi. Chờ đợi đến gần 12 giờ trưa, khi những "đàn anh đàn chị" SV
đã về và nhà tuyển dụng rảnh rang, Việt mới tranh thủ xin được phỏng vấn cú chót. Chàng
trai trẻ quê Đồng Tháp này giải thích: "Em muốn chuẩn bị cho mình cả kỹ năng xin việc
lúc mới bước chân vào giảng đường, chứ không thể đợi nước đến chân rồi mới nhảy. Làm
sao khi đi phỏng vấn thật, phải "đánh chắc, thắng chắc" mới ngon!".
( Theo Thanh Niên )

Nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn rất
nhiều, nhưng trong đó họ chỉ
muốn biết hai điều cơ bản về ứng
viên: 1/ Khả năng chuyên môn
của bạn đạt đến đâu? 2/ Bạn có là
người trung thực, đáng tin cậy và
hòa đồng không? Trong đó, yếu
tố con người vẫn là quyết định vì
công ty sẽ tái đào tạo chuyên môn
(Phương Bảo Quốc - Giám đốc
Công ty tư vấn và kiểm toán Gia
Cát TP.HCM).

×