Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.36 KB, 2 trang )
HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
1. Hình dạng
- Trong thời cổ đại: theo trường phái của Pi-ta-go cho rằng: quả đất có dạng vật chất hoàn
hảo nhất nên hình dạng của nó cũng là hình dạng hoàn hảo nhất đó là hình cầu. Chính A-rix-tôt
(thế kỉ thứ IV trước Công nguyên) lần đầu tiên đã đưa ra được chứng cứ khoa học về hình cầu của
Trái đất khi ông quan sát hiện tượng nguyệt thực. Thế nhưng mãi đến thế kỉ XVII từ sau chuyến
đi biển vòng quanh thế giới (1619- -1621) của Ma-ge-llan người ta mới thật tin là Trái đất có dạng
hình cầu.
- Thế kỉ XVII phát hiện hình dạng Trái đất không phải là hình cầu hoàn hảo mà là khối cầu
dẹt ở hai cực (E-llep soid) được chứng minh qua thí nghiệm của Ri-cher (1672), ở xích đạo đồng
hồ quay chậm hơn ở Pa-ri mỗi ngày 2'28'' là do bán kính ở xích đạo lớn hơn. Kết luận: khối cầu
của Trái đất không phải là khối cầu hoàn hảo mà là một khối cầu dẹt ở hai cực (E-llíp soid).
- Thế kỉ thứ XIX Su-bent (Nga) đã phát hiện hình E-llip của Trái đất không chỉ dẹt ở hai
cực mà còn dẹt ở xích đạo. Độ dẹt ở xích đạo rất nhỏ khoảng 1/30000 đường kính của Trái đất.
* Hình dạng Gê-ô-it của Trái đất
Quan niệm về hình dạng của Trái đất là một khối cầu hay một khối E-llip soid đã phản ánh
nhận thức của con người trong những giai đoạn khác nhau của khoa học.
Với những số liệu trắc địa ngày càng nhiều đặc biệt là số liệu do các vệ tinh nhân tạo cung
cấp. Ngày nay, người ta rút ra kết luận: Trái đất có hình dạng rất đặc biệt đó là hình dạng Qủa địa
cầu hay hình Ge-oid (bề mặt hình Ge-oid không trùng với bề mặt khối E-llip soid nhưng thực tế
cũng không sai biệt với nó bao nhiêu).
Nguyên nhân: do sự tự quay quanh trục của Trái đất và sự phân bố vật chất nặng nhẹ khác
nhau trong nội bộ Qủa đất. Những nơi tích tụ vật chất nặng thì bề mặt Qủa đất bị lún xuống gần
tâm hơn. Những nơi tích tụ vật chất nhẹ thì bề mặt Trái đất lồi lên xa tâm hơn tạo thành bề mặt lồi
lõm luôn luôn thẳng hướng với trọng lực.
2. Kích thước
Các số liệu đo tính chính xác nhất về kích thước của Trái đất đã được nhà trắc địa học Xô
Viết F.N.Kraxôpxki công bố năm 1942 là:
Bán kính xích đạo a: 6378,160 km
Bán kính cực b: 6356,777 km
Độ dẹt ở cực: (a- b) : a = 1/ 298 hay 21,36 km