Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Dề cương ôn tập VẬT LÝ 6,7,8,9 HK II-2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.78 KB, 9 trang )

Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi VẬT LÝ HKII Năm học 2009 - 2010
MÔN VẬT LÝ 6
I. Lý Thuyết :
1. Nêu cấu tạo của đòn bẩy. Dùng đòn bẩy có lợi gì?
2. Ròng rọc là gì? Dùng ròng rọc có lợi gì?
3. Sự nở vì nhiệt:
- Mô tả hiện tượng về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.
- Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Nêu ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cảng thì gây ra lực rất lớn.
4. Nhiệt độ. Nhiệt kế. Thang nhiệt độ:
- Nhiệt kế là gì? Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
- Nêu ưng dụng của từng loại nhiệt kế.
- Nhận biết được một số nhiệt độ thương gặp theo thang nhiệt độ Xenxiut (
o
C).
- Cách chuyển đổi từ thang nhiệt độ Xenxiut sang thang nhiệt độ Farenhai.
- Ví dụ: hãy tính 20
o
C bằng bao nhiêu độ
o
F.
5. Sự chuyển thể:
- Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc?
- Thế nào là sự bay hơi và sự ngưng tụ?
- Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Mỗi chất có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không? Nhiệt độ này
gọi là gì?
- Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng, cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ? Sự
bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì?
- Thế nào là nhiệt độ sôi?
II. Bài Tập:


1. Đòn bẩy: Bài 15.7 SBT/trang 50.
2. Ròng rọc: Bài 16.8 SBT/trang 54.
3. Sự nở vì nhiệt của chất rắn: Bài 18.1, 18.2, 18.5, 18.7/Trang 57, 58.
4. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng: Bài 19.1, 19.2, 19.10/Trang 59, 61.
5. Sự nở vì nhiệt của chất khí: Bài 20.1, 20.2, 20.8/Trang 63, 64.
6. Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt: 21.1, 21.2, 21.7, 21.9/Trang 66, 67.
7. Nhiệt kế nhiệt giai: bài 22.1, 22.2, 22.8, 22.10/Trang 69, 70, 71.
8. Sự nóng chảy và sự đông đặc:
Bài: 24-25.1, 24-25.2, 24-25.3, 24-25.4, 24-25.6/Trang 73, 74, 75.
9. Sự bay hơi và sự ngưng tụ:
Bài: 26-27.1, 26-27.2, 26-27.3, 26-27.4, 26-27.5, 26-27.11/Trang 76/78.
10. Sự Sôi:
Bài: 28-29.1, 28-29.2, 28-29.4, 28-29.5, 28-29.6/Trang 79.
Lưu hành nội bộ 1
Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi VẬT LÝ HKII Năm học 2009 - 2010
MÔN VẬT LÝ 7
I. LÝ THUYẾT
Câu 1: Có thể làm nhiều vật nhiễm điện bằng cách nào?Vật bị nhiễm điện có khả năng gì?
Câu 2: Có mấy loại điện tích ? Nêu sự tương tác giữa 2 vật nhiễm điện cùng loại và khác
loại? Nêu qui ước về 2 loại điện tích ? Sơ lược về cấu tạo nguyên tử? Một vật nhiễm điện âm,
dương khi nào?
Câu 3: Dòng điện là gì? Khi nào có dòng điện chạy trong mạch điện? Nguồn điện là gì?
Lấy ví dụ về nguồn điện ?
Câu 4: Thế nào là chất dẫn điện , chất cách điện ? Lấy ví dụ minh họa ? Đặc trưng của
dòng điện trong kim loại ? Electron tự do là gì?
Câu 5: Sơ đồ mạch điện là gì? Vẽ các kí hiệu của một số bộ phận của mạch điện ? Nêu
qui ước về chiều dòng điện ?
Câu 6: Khi có dòng điện chạy qua một vật dẫn thì dòng điện có khả năng gây ra những
tác dụng nào ( nêu cụ thể từng tác dụng) ? Ứng dụng của từng tác dụng trên ?
Câu7: Cường độ dòng điện cho biết gì? Kí hiệu và đơn vị cường độ dòng điện?Dụng cụ

đo cường độ dòng điện? Nêu kí hiệu và cách mắc dụng cụ này vào mạch để đo cường độ dòng
điện?
Câu8 : Trong một nguồn điện thì hiệu điện thế tạo ra ở đâu? Kí hiệu và đơn vị hiệu điện
thế? Dụng cụ đo hiệu điện thế? Nêu Kí hiệu và cách mắc dụng cụ này vào mạch để đo hiệu điện
thế giữa 2 cực của nguồn?
Câu 9: Nêu mối quan hệ giữa hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện và cường độ dòng
điện chạy qua nó? Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết điều gì?
Câu10 : Cường độ dòng điện và hiệu điện thế ở đoạn mạch nối tiếp? Cường độ dòng điện
và hiệu điện thế ở đoạn mạch song song?
Câu11: Nêu cường độ dòng điện và mức độ nguy hiểm của tác dụng sinh lí do dòng điện
gây ra khi chạy qua cơ thể người?
Câu12 : Hiện tượng đoản mạch là gì? Cầu chì có tác dụng gì? Nêu các qui tắc an toàn khi
sử dụng an toàn điện ?
II. BÀI TẬP:
1. Vì sao lõi của dây điện thường được làm bằng đồng, nhôm nhưng vỏ dây điện lại được làm
bằng nhựa? Các chất này được gọi là gì?
2. Tại sao có những bộ phận dẫn điện trong mạch điện được làm bằng chất có nhiệt độ nóng
chảy cao (dây tóc bóng đèn), nhưng lại có những bộ phận được làm bằng chất có nhiệt độ
nóng chảy thấp (cầu chì)? Chúng hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện?
3. Cho mạch điện gồm: 2 nguồn mắc nối tiếp, đèn điốt phát quang, công tắc và dây dẫn. Vẽ sơ
đồ mạch điện dùng mũi tên xác định chiều dòng điện trong mạch trong các trường hợp
công tắc đóng và công tắc ngắt.
4. Nhựa, cao su, thuỷ tinh, sứ… được dùng làm các bộ phận cách điện. Chúng được gọi là gì?
Tại sao nhựa được sử dụng phổ biến nhất?
5. Tại sao sau khi cọ xát một số vật bị nhiễm điện? Hai vật chà xát với nhau thì chúng nhiễm
điện như thế nào?
6. Đặt câu với các từ: cọ xát, nhiễm điện.
7. Đặt câu với các cụm từ: vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm, nhận thêm electron, mất
bớt electron.
8. Các vật hay vật liệu nào sau đây là dẫn điện ở điều kiện bình thường: mảnh tôn, đoạn dây

nhựa, mảnh polietilen (nilon), không khí, đoạn dây đồng, mảnh sứ.
9. Đặt câu với các từ: hai cực của nguồn điện, hiệu điện thế.
10. Cọ xát mảnh nilon bằng một miếng len, cho rằng mảnh nilon
nhiễm điện âm. Khi đó vật nào trong 2 vật này nhận thêm
electron, vật nào mất bớt electron?
Lưu hành nội bộ 2
Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi VẬT LÝ HKII Năm học 2009 - 2010
11. Có 5 nguồn điện: 1,5V; 3V; 6V; 9V; 12V và 2 bóng đèn giống nhau đều ghi 3V. Cần mắc
nối tiếp 2 bóng đèn này vào nguồn điện nào để đèn sáng bình thường? Vì sao?
12. Trong mạch điện có sơ đồ sau, số chỉ Ampe kế A là 0,35A; của Ampe kế A
1
là 0,12A. Số
chỉ Ampe kế A
2
là bao nhiêu?
13.
a. Vẽ sơ đồ mạch điện kín với 2 bóng đèn cùng loại như nhau được mắc song song.
b. Nếu tháo bớt một bóng thì bóng còn lại có sáng hay không? Sáng mạnh hay yếu hơn?
14. Một mạch điện gồm pin, bóng đèn pin, dây nối và công tắc. Đóng công tắc nhưng đèn
không sáng. Nêu 2 trong số những chỗ có thể hở mạch và cho biết cách khắc phục.
15. U
12
= 2,8V; U
13
= 6V. Tìm U
23
.
16. Hãy cho biết:
- Công dụng của nguồn điện.
- Ý nghĩa số vôn ghi trên nguồn điện.

17. Trong mạch điện có sơ đồ sau, số chỉ Ampe kế A là 0,35A;
của Ampe kế A
1
là 0,12A. Số chỉ Ampe kế A
2
là bao nhiêu?
18.
a.Vẽ sơ đồ mạch điện kín với 2 bóng đèn cùng loại như nhau
được mắc song song.
b. Nếu tháo bớt một bóng thì bóng còn lại có sáng hay
không? Sáng mạnh hay yếu hơn?
18. Một mạch điện gồm pin, bóng đèn pin, dây nối và công tắc. Đóng công tắc nhưng đèn
không sáng. Nêu 2 trong số những chỗ có thể hở mạch và cho biết cách khắc phục.
19. U
12
= 2,8V; U
13
= 6V. Tìm U
23
.
20. Hãy cho biết:
- Công dụng của nguồn điện.
- Ý nghĩa số vôn ghi trên nguồn điện.
21. Giải thích vì sao bất cứ dụng cụ điện nào cũng gồm các bộ phận dẫn điện và các bộ phận
cách điện.
22. Giải thích hiện tượng sấm sét?
23. Khi thổi vô mặt bàn thì bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh mà bụi lại bám vào
cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí?
24. Sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện và lược
nhựa nhiễm điện âm.

a. Hỏi sau khi chải tóc bị nhiễm điện gì? Các electron dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc hay
ngược lại?
b. Vì sao có những lần sau khi chải tóc ta thấy có một vài sợi tóc dựng đứng lên?
25. Dưới gầm các ôtô chở xăng bao giờ cũng có một sợi dây xích bằng sắt. Một đầu được nối
với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Cho biết sợi dây xích này được
dùng như thế để làm gì? Tại sao?
26. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm và dùng mũi tên để chỉ chiều dòng điện:
a. Nguồn điện, đèn, công tắc mở.
b. 2 nguồn nối tiếp, đèn, công tắc đóng.
Lưu hành nội bộ 3
Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi VẬT LÝ HKII Năm học 2009 - 2010
27. Người ta sử dụng ấm điện để đun nước.
a. Nếu nước còn trong ấm thì nhiệt độ cao nhất của ấm là bao nhiêu?
b. Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì?
28. Đổi đơn vị cho các giá trị sau:
a) 0,35A = …………mA. c) 425mA = …………A.
b) 1,28A = …………mA. d) 32mA = …………A.
29. Cho biết giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất và số chỉ của
Ampe kế sau.
30. Có 4 Ampe kế có giới hạn đo sau:
1) 50mA 2) 1,5A 3) 0,5A 4) 1A
Chọn Ampe kế phù hợp để đo:
a. Dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0,35A.
b. Dòng điện qua bóng đèn điốt phát quang có cường độ 12mA.
c. Dòng điện qua nam châm điện có cường độ 0,8A
d. Dòng điện qua bóng đèn xe máy có cường độ 1,2A.
31. Ghi dấu (+) và dấu (-) cho các Ampe kế sau và xác định chiều dòng điện khi công tắc
đóng:
32. Đổi đơn vị cho các giá trị sau:
a) 500kV = …………V c) 0,5V = …………mV

b) 220V = …………kV d) 6kV = …………V
33.
a. Cho biết GHĐ của Vôn kế này.
b. ĐCNN.
c. Số chỉ Vôn kế khi kim ở các vị trí (1), (2).
34.
a. Ghi dấu (+) vào một trong 2 chốt của Vôn kế.
b. Cho biết Vôn kế đo hiệu điện thế giữa 2 điểm nào.
35.
a. Ghi dấu (+) cho các Ampe kế trong các sơ đồ mạch điện.
b. Khi công tắc đóng thì dòng điện đi vào chốt nào?
Lưu hành nội bộ 4
Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi VẬT LÝ HKII Năm học 2009 - 2010
36.
Ampe kế A
1
chỉ 0,35A.
a. Số chỉ Ampe kế A
2
.
b. Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ
1
, Đ
2
.
Ghi dấu (+) cho các Ampe kế
37. Xem hình ở bài 27.3
a. U
12
= 2,4V; U

23
=2,5V. Tính U
13
.
b. U
13
= 11,2V; U
12
= 5,8V. Tính U
23
.
c. U
23
= 11,5V; U
13
= 23,2V. Tính U
12
.
38. Cho biết mạch điện nào sau đây có 2 đèn được mắc song song?
39. Chỉ xét các sơ đồ có 2 đèn mắc song song, hãy:
a. Ghi chữ M, N cho 2 điểm nối chung của 2 bóng đèn.
b. Ghi chữ I cho dòng điện chạy trong mạch chính và ký hiệu bằng mũi tên chỉ chiều của dòng
điện này.
c. Ghi chữ I
1
, I
2
cho dòng điện chạy trong các mạch rẽ và ký hiệu bằng các mũi tên chỉ chiều
của các dòng điện này.
40.

Phải đóng hay ngắt các công tắc như thế nào để:
a. Chỉ có đèn Đ1 sáng.
b. Chỉ có đèn Đ2 sáng.
c. Cả 2 đèn Đ1 và Đ2 đều sáng.
41. Có 3 nguồn diện loại 12V, 6V, 3V và 2 bóng đèn cùng loại đều ghi 6V.
Hỏi có thể mắc song song 2 bóng đèn này rồi mắc vào mạch điện kín với nguồn điện nào để 2
bóng này sáng bình thường? Vi sao?
42. Trên hầu hết các bóng đèn, quạt điện và các dụng cụ điện được sử dụng trong gia đình đều
có ghi 220V. Hỏi:
a. Khi các dụng cụ này hoạt động bình thường thì hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi dụng cụ là bao
nhiêu?
b. Các dụng cụ này được mắc nối tiếp hay song song ở mạng điện gia đình, biết rằng hiệu
điện thế của mạng điện gia đình là 220V.
Lưu hành nội bộ 5
Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi VẬT LÝ HKII Năm học 2009 - 2010
MÔN VẬT LÝ 8
I. CÂU HỎI LÝ THUYẾT.
1. Công suất l gì ? Viết công thức tính công suất và giải thích các kí hiệu và đơn vị
trong công thức ?
2. Khi nào vật có cơ năng? Có mấy dạng cơ năng. Lấy ví dụ vừa có động năng vừa có
thế năng ?
3 .Thế năng hấp dẫn là gì? Lấy ví dụ Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố
nào?
4. Thế nào là thế năng đàn hồi? Lấy ví dụ ?
5. Động năng là gì? Lấy ví dụ? Động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu nội
dung định luật bảo toàn chuyển hóa cơ năng?
6. Nêu nội dung thuyết cấu tạo nguyên tử, phân tử
7. Nhiệt năng của 1 vật là gì? Mối liên hệ giữa nhiệt độ và nhiệt năng ? Có mấy cách
làm thay đổi nhiệt năng? Cho ví dụ mỗi cách. Nhiệt lượng là gì. Đơn vị nhiệt lượng
8. Thế nào là sự dẫn nhiệt? So sánh tính dẫn nhiệt của các chất? Cho ví dụ?

9. Thế nào là sự đối lưu, bức xạ nhiệt? Các hình thức này xảy ra đối với chất nào?
10. Nhiệt dung riêng của một chất là gì? Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K
có nghĩa là gì?
11. Viết công thức tính nhiệt lượng và giải thích kí hiệu và đơn vị các đại lượng có
trong công thức ?
12. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là gì? Viết công thức tính năng suất tỏa nhiệt của
nhiên liệu. Nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.10
6
J/kg có nghĩa là gì?
13. Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt. Nội dung nào của nguyên lý này thể hiện sự bảo
toàn năng lượng?
14. Viết công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt, giải thích kí hiệu và đơn vị từng đại
lượng ?
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP.
1. Giải thích vì sao cứ vài ngày sau khi bơm căng săm xe đạp, dù không sử dụng săm
xe đạp vẫn bị bẹp xuống?
2. Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy
giải thích tại sao?
3. Đun nóng 1 ống nghiệm nút kín có đựng nước. Nước trong ống nghiệm nóng dần,
tới một lúc nào đó hơi nước trong ống làm bật nút lên. Trong thí nghiệm trên, khi nào có
truyền nhiệt, khi nào thì có thực hiện công ?
4. Tại sao về mùa đông khi sờ tay vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn sờ tay vào
miếng gỗ?
5. Nếu ta đun nước bằng ấm nhôm và ấm đất trên cùng một bếp lửa thì ấm nào sẽ
chóng sôi hơn? Đun sôi xong ta dập tắt ngọn lửa đi, nước của ấm nào sẽ lâu nguội hơn ? Tại
sao ?
6. Tại sao gạo lấy từ cối giã hoặc cối xay ra đều nóng ?
7. Tại sao về mùa hè ta không nên mặc áo có màu sẫm mà nên mặc áo có màu sáng?
8. Để đun nóng 5 lít nước từ 20
0

C lên 40
0
C cần bao nhiêu nhiệt lượng?
9. Tính nhiệt dung riêng của một kim loại, biết rằng phải cung cấp cho 5kg kim loại này
ở 20
0
C một nhiệt lượng khoảng 59KJ để nó nóng lên đến 50
0
C. Kim loại đó tên gì?
10. Một nồi nhôm có khối lượng 500g chứa 3 lít nước. Tính nhiệt lượng cần thiết để
đun nước trong nồi từ 20
0
C đến 100
0
C. Cho nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J.kg.K, nhiệt
dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.
11 Hãy dùng phưong trình cân bằng nhiệt để tính nhiệt độ của hỗn hợp gồm 300g nước
đang sôi đổ vào 200g nước ở nhiệt độ 25
0
C.
Lưu hành nội bộ 6
Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi VẬT LÝ HKII Năm học 2009 - 2010
12 Một thỏi đồng 450g được đun nóng đến 230
0
C rồi thả vào chậu nhôm có khối lượng
200g chứa nước ở cùng nhiệt độ 25
0
C. Khi cân bằng nhiệt độ là 30
0
C. Tìm khối lượng nước

trong chậu. Biết nhiệt dung riêng của đồng, nhôm, nước lần lượt là 380 J/kg.K; 880 J/kg.K;
4200 J/kg.K.
13 Người ta thả vào 220g nước 1 thỏi đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 100
0
C. Nhiệt
độ của hỗn hợp sau khi có sự cân bằng nhiệt là 40
0
C. Hỏi nhiệt độ ban đầu của nước là bao
nhiêu?
14 Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ 35
0
C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào
bao nhiêu lít nước ở 15
0
C. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K.
15 Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đột cháy hoàn toàn 15Kg than đá. Để thu được một nhiệt
lượng trên cần đốt cháy hết bao nhiêu Kg dầu hỏa.
16 Dùng 1 bếp dầu để đun sôi 2 lít nước từ 15
0
C thì mất 10 phút. Hỏi mỗi phút phải
dùng bao nhiêu dầu hỏa? Biết rằng chỉ có 40% nhiệt lượng do dầu hỏa tỏa ra làm nóng nước.
17 Một ô tô chạy được một quãng đường dài 100km với vận tốc trung bình là 140km/h
tiêu thụ hết 10 lít xăng ( khoảng 8 kg xăng). Tính hiệu suất của ô tô.
18 Động cơ của 1 máy bay có công suất 2.10
6
W và hiệu suất 30%. Hỏi với 1 tấn xăng
máy bay có thể bay được bao lâu? Năng suất tỏa nhiệt của xăng là 4,6.10
7
J/kg.K.
19. Một học sinh thả 300g chì ở 100

o
C vào 250g nước ở 58,5
o
C làm cho nước nóng lên
tới 60
o
C
a. Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi cân bằng nhiệt ?
b. Tính nhiệt lượng nước thu vào ?
c. Tính nhiệt dung riêng của chì
So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng
và giải thích sự chênh lệch này. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/KgK
20. Một bếp dầu hỏa có hiệu suất 40%.
a. Tính nhiệt lượng do bếp tỏa ra khi đốt cháy 50g dầu hỏa?
b. Tính nhiệt lượng có ích của bếp.
c. Với lượng dầu trên, có thể đun sôi được bao nhiêu lít nước ở 30
0
C (ấm đựng nước hấp
thụ nhiệt không đáng kể).
Cho biết: Năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là 44.10
6
J/kg, nhiệt dung riêng của nước là
4200J/kg.K
21. Một máy hoạt động với công suất P = 1600W thì nậng được một vật m = 250kg
lên độ cao 10m trong 30 giây . Tính :
a. Công mà máy đã thực hiện trong thời gian đó?
b. Hiệu suất của máy?
Lưu hành nội bộ 7
Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi VẬT LÝ HKII Năm học 2009 - 2010
MÔN VẬT LÝ 9

A / LÝ THUYẾT:
1. Dòng điện xoay chiều có đặc điểm gì ? Khi nào dòng điện cảm ứng đổi chiều? Trường
hợp nào cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều?
2. Nêu tên các bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều? Vì sao bắt buộc phải có một
bộ phận quay thì máy mới phát điện? Muốn cho máy phát điện xoay chiều phát điện liên tục
thì phải làm thế nào? Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa vào hiện tượng
nào?
3. Dòng điện xoay chiều có những tác dụng gì? Trong các tác dụng đó, tác dụng nào phụ
thuộc vào chiều dòng điện? Nêu kí hiệu, công dụng cách mắc ampekế và vôn kế xoay chiều
vào mạch điện?
4. vì sao có sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện? Viết công thức tính điện năng
hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải điện? Trong các cách đã nêu cách nào có lợi nhất? Vì
sao?
5. Viết công thức của máy biến thế? Khi nào ta có máy tăng thế, máy hạ thế? Có thể
dùng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế được không? Vì sao?
6. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Nêu kết luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi
ánh sáng truyền từ không khí vào nước và ngược lại?
7. + Nêu các cách nhận biết thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
+ Cho biết đặc điểm đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ và
thấu kính phân kì
+ Nêu cách dựng ảnh của một điểm sáng, của một vật sáng tạo bởi thấu kính hội tụ và
thấu kính phân kì
+ Nêu tính chất của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì?
8. Hai bộ phận quan trọng của máy ảnh là gì? Vật kính của máy ảnh là loại thấu kính gì?
ảnh của vật cần chụp hiện lên ở đâu? Ở máy ảnh thông thường thì ảnh nhỏ hay lớn hơn vật?
Cùng chiều hay ngược chiều so với vật?
9. Xét về mặt quang học, 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì? Hai bộ phận đó tương
tự những bộ phận nào trong máy ảnh? Giới hạn xa nhất và gần nhất trên khoảng nhìn rõ của
mắt mỗi người gọi là những điểm gì?
10. a) Mắt cận: Nêu những biểu hiện của tật cận thị và cách khắc phục tật cận thị

Người cận thị chỉ nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa. Hãy vẽ hình và
giải thích tại sao người cận thị đeo kính cận phù hợp thì có thể nhìn rõ các vật ở xa?
b) Mắt lão: Nêu những đặc điểm của mắt lão và cách khắc phục tật mắt lão.
Mắt lão của một người nhìn thấy các vật ở xa, nhưng không nhìn thấy các vật ở gần
trong khoảng 50 cm. Hãy vẽ hình và giải thích tại sao người già đeo kính lão phù hợp thì nhìn
được các vật ở gần.
11. Kính lúp là gì? Có tác dụng như thế nào? Số bội giác cho biết gì? Số bội giác liên hệ
với tiêu cự bằng công thức nào? Tiêu cự của kính lúp có đặc điểm gì?
12. Hãy nêu ví dụ nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát áng sáng màu? nêu cách tạo
ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu?
13. Hãy trình bày 2 cách phân tích 1 chùm ánh sáng trắng thành các chùm sáng màu.
14. Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau? Ta có thể trộn 3 ánh sáng màu nào với
nhau để được ánh sáng trắng?
15. Có ánh sáng màu nào vào mắt khi ta nhìn thấy một vật màu đỏ, màu xanh, màu
đen… .? Nêu kết luận chung về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật?
16. Ánh sáng có những tác dụng gì? Nêu vài ví dụ về việc ứng dụng những tác dụng này?
Lưu hành nội bộ 8
Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi VẬT LÝ HKII Năm học 2009 - 2010
17. Khi nào ta nói một vật có năng lượng? Có những dạng năng lượng nào? Căn cứ vào
đâu để nhận biết các dạng năng lượng đó? Sự biến đổi qua lại giữa các dạng năng lượng tuân
theo định luật nào? Phát biểu nội dung định luật đó.
18. Nêu vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống? Nêu sự biến đổi năng lượng
trong nhà máy thủy điện và nhiệt điện?
19. Nhà máy nhiệt điện và nhà máy điện nguyên tử có bộ phận chính nào giống nhau. nêu
những ưu điểm của việc sử dụng điện năng so với việc sử dụng trực tiếp các dạng năng lượng
khác?
II/ BÀI TẬP:
1.Ở đầu một đường dây tải điện, đặt một máy tăng thế với các cuộn dây có số vòng là
500 vòng và 11000 vòng, ở cuối đường dây gần nơi sử dụng điện, đặt một máy hạ thế với các
cuộn dây có số vòng là 10750 vòng 410 vòng. Điện thế đặt vào cuộn sơ cấp của máy tăng thế

là 1000 V, công suất điện tải đi là 110000W.
a.Tính hiệu điện thế ở 2 đầu cuộn thứ cấp của máy tăng thế.
b.Tính độ giảm hiệu điện thế ở 2 đầu đường dây, biết hiệu điện thế ở 2 đầu cuộn thứ
cấp của máy hạ thế ở nơi sử dụng điện là 220 V
c.Tính công suất hao phí trên đường dây tải điện? Biết rằng điện trở tổng cộng của
đường dây này là 100

2.Một vật sáng AB có dạng mũi tên đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có
tiêu cự 12 cm, sao cho điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng OA
(OA=36 cm ; OA=8 cm). Hãy:
a.Dựng ảnh của vật qua thấu kính và cho biết tính chất của ảnh ứng với mỗi trường hợp
trên?
b.Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính ứng với mỗi trường hợp trên.
c.Biết AB=1cm.Tìm chiều cao của ảnh ứng với mỗi trường hợp trên.
d.Tính khoảng cách giữa vật và ảnh?
3. Một vật sáng AB có dạng mũi tên cao 2cm được đặt vuông góc với trục chính của
thấu kính hội tụ, sao cho điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính này 20cm thì thu
được ảnh rõ nét cao 3cm hiện trên màn. Hãy:
a.Tính khoảng cách từ màn đến thấu kính ?
b. Tính tiêu cự của thấu kính?
4.Một vật sáng AB có dạng mũi đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có
tiêu cự 12 cm, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng OA (OA=24 cm
;OA= 8 cm).
a.Dựng ảnh của vật AB qua thấu kính và cho biết tính chất của ảnhảơ 2 trường hợp trên.
b.Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh trong 2 trường hợp trên.
c.Biết AB=6mm. Tìm chiều cao của ảnh ứng với mỗi trường hợp trên.
5.Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ có tiêu cự 8 cm, máy ảnh được hướng để
chụp ảnh một vật cao 40 cm, đặt cách máy 1, 2 m.
a.Hãy dựng ảnh của vật trên phim
b. Dựa vào hình vẽ hãy tính độ cao của ảnh trên phim

6.Một kính lúp có tiêu cự f=16, 7 cm để. Một vật nhỏ đặt cách quang tâm O của kính lúp
một đoạn 10, 7cm .
a.Dựng ảnh của vật qua kính lúp .Nêu tính chất của ảnh?
b.Nếu ảnh của vật cách quang tâm O một đoạn 29, 7cm. Tính chiều cao của ảnh. Cho biết
chiều cao của vật là 5cm
c.Tính số bội giác của kính lúp ?
Lưu hành nội bộ 9

×