Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi kiểm tra học kì II - KHỐI 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.47 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- 2009-2010
BẾN TRE Môn : Ngữ văn ( THPT)
Thời gian : 150 p ( không kể phát đề)
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu I. (2.0 điểm)
Những đặc sắc về nghệ thuật trong số phận con người của Mi- khai – in – Sô- lô- khốp
Câu II .( 3 .0 điểm)
Viết bài nghị luận xã hội khoảng 400 từ bàn về : Tính trung thực trong học tập và trong
thi cử của học sinh ngày nay
II. PHẦN RIÊNG
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu III .a hoặc câu III .b)
Câu III. A . Theo chương trình chuẩn ( 5 điểm)
Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi) viết về truyền thống nào của
gia đình Chiến và Việt ? Phân tích và so sánh tính cách nhân vật Chiến và Việt để làm rõ
truyền thống của gia đình được kế rthừa và phát huy mạnh mẽ trong những đứa con.
Câu III. B. Theo chương trình nâng cao ( 5.0 điểm)
Anh ( chị) nghĩa thế nào về lời bình sau đây của người kể chuyện : “ Cô đã yếu nhiều, đã
già hẳn, ngoìa bày mươi rồi còn gì, nhưng cô vẫn là người của hôm nay, một người Hà
Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn”( Nguyễn Khải, Một người Hà Nội).
_____________________HẾT____________________

HƯỚNG DẪN CHẤM
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu I: 2 điểm
Nêu được các điểm nổi bật sau :
- Miêu tả nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật
- Lối kể chuyện giản dị, sinh động giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn
- Những lời trữ tình ngoại đề của người dẫn chuyện ở phần cuối tác phẩm gây xúc
động lớn cho người đọc
Câu II : 3.0 điểm
1. Yêu cầu :


- biết làm bài văn nghị luận : bố cục rõ ràng, kết cấu, lập luận chặt chẽ, lí lẽ chính
xác, dẫn chứng hợp lí, không macư lỗi chính tả, dùng từ , đặt câu.
- Có thể bằng nhiều cách , miễn sao làm nổi bật được:
- ( a)Trung thực có nghĩa là thẳng thắn, thành thật. trong học tập chỉ có thẳng thắn
thành thật thì mới có tri thức. Trong thi cử cũng thế, chỉ có trung thực mới phản
ánh năng lực, trình độ. Từ đó mà cố gắng vươn lên
- ( b) Ngày nay, vấn đề này được đặt ra, được nhiều người quan tâm.
2. Tiêu chuẩn cho điểm :
- Mở bài : 0.5 điểm
- Thân bài : ý ( a) 1,0 điểm; ý ( b) 1,0 điểm.
- Kết bài : 0,5 điểm
II. PHẦN RIÊNG
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu III. a hoặc Câu III .b)
Câu III. a . Theo chương trình chuẩn ( 5.0 điểm)
1.Yêu cầu : biết làm bài văn nghị luận : bố cục rõ ràng, kết cấu, lập luận chặt chẽ, lí lẽ
chính xác, dẫn chứng hợp lí, không macư lỗi chính tả, dùng từ , đặt câu.
- Có thể bằng nhiều cách , miễn sao làm nổi bật được:
( a) Truyện ngắn những đứa con trong gia đình viết về những đứa con trong một gia
đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước
( b) Nhân vật Chiến , Việt
- Chiến là cô gái mới lớn, tính khí và vẫn còn nét trẻ con nhưng cũng là một người
chị biết nhường em, biết lo toan, thao vát; vừa có những điểm giống mẹ, vừa có
những nết riêng. Chiến căm thù giặc sâu sắc, gan góc, dũng cảm, lập nhiều chiến
công.
- Việt là thanh niên mới lớn, rất hồn nhiên( không sợ chết nhưng lại rất sợ ma, hay
tranh giành với chị, đi chiến đấu vẫn mang súng cao su trong người, ); có một
tình yêu thương gia đình sâu đậm, một tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu
gan dạ, kiên cường. Trong anh có dòng máu cuả những con người gan góc, sẳn
sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc ( còn nhỏ mà dám tấn công kẻ giết cha,
xin đi tòng quân và chiến đấu rất dũng cảm )

( c) Chiến và Việt là hai “ khúc sông” trong một dòng sông truyền thống của gia
đình. Hai chị em là sự tiếp nối của chú Năm và má , song lại mang dấu ấn riếng của
thế hệ miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
2. Tiêu chuẩn cho điểm :
– Mở bài : 0,5 diểm
– Thân bài : ý ( a): 1 điểm ; ý ( b) : 2 điểm ; ý ( c) : 1 điểm
– Kết bài : 0,5 điểm
Câu III . b . Theo chương trình nâng cao ( 5.0 điểm)
1.Yêu cầu :
- Biết làm bài văn nghị luận : bố cục rõ ràng, kết cấu, lập luận chặt chẽ, lí lẽ chính
xác, dẫn chứng hợp lí, không macư lỗi chính tả, dùng từ , đặt câu.
- Có thể bằng nhiều cách , miễn sao làm nổi bật được:
( a) : Khẳng định sức sống bền vững của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội và
niềm thiết tha giữ gìn chúng cho hôm nay và ngày mai
( b) Niềm cảm phục, say mê của tác giả trước một bản lĩnh văn hóa : biết thích ứng
với thời thế nhưng luôn bảo vệ tín nhiệm riêng, “ không pha trộn”, không đánh mất
mình, như thế cũng có thể hiểu là tac sgiả chống lại mọi sự pha trộn, lai căn. Lời bình
luận cho thấy khá rõ “ cái tôi ” của tác giả
2. Tiêu chuẩn cho điểm :
– Mở bài : 0,5 diểm
– Thân bài : ý ( a): 2 điểm ; ý ( b) : 2 điểm .
– Kết bài : 0,5 điểm
• Chú ý :
- Những bài sáng tạo cho điểm tối đa ( phải thuyết phục người đọc )
- Cần nhìn tổng quát tránh điếm ý cho điểm : có vận dụng kĩ năng đã học hợp lí

×