Môn: ĐẠO ĐỨC
Bài 6: NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ (tiết 1)
I.Mục đích, yêu cầu:
1/ Giúp HS hiểu được:
-Mỗi HS là một công dân nhỏ tuổi của đất nước, chào cờ là thể hiện lòng yêu nước
của mình.
-Nghiêm trang khi chào cờ là đứng thẳng, tay bỏ thẳng, mắt hướng về lá cờ Tổ quốc
và không được đùa nghịch, nói chuyện riêng, làm việc riêng…
2/ Học sinh có thái độ:
-Tôn kính lá cờ Tổ quốc, tự giác chào cờ.
3/ Học sinh có hành vi chào cờ một cách nghiêm trang.
II. Đồ dùng dạy học:
-Sách giáo khoa
-Đồ dùng: lá cờ
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học
sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
Họat động 1: Tìm hiểu Quốc kì, Quốc ca
-GV treo Quốc kì, hướng dẫn HS tìm hiểu:
Các em đã từng thấy lá cờ Tổ quốc ở đâu?
Lá cờ Việt Nam có màu gì?
Ngôi sao ở giữa màu gì? Mấy cánh?
-Giáo viên giới thiệu Quốc ca: Quốc ca là bài hát chính thức
của đất nước được hát khi chào cờ, do cố nhạc sĩ Văn Cao
sáng tác.
-Kết luận: Lá cờ Tổ quốc tượng trưng cho đất nước Việt
Nam thân yêu, có màu đo, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh.
Quốc ca là bài hát chính thức được hát khi chào cờ. Mọi
người dân Việt Nam phải tôn kính Quốc kì, Quốc ca, phải
chào cờ và hàt Quốc ca để bày tỏ tình yêu đất nước.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tư thế chào cờ.
-GV giới thiệu việc chào cờ:
Đầu buổi học thứ hai hàng tuần, nhà trường thường tổ
-Hát
-HS quan sát, lần
lượt trả lời.
-HS hát (hoặc GV
hát)
-HS trả lời
chức cho HS làm gì?
Khi chào cờ các em đứng như thế nào?
-GV làm mẫu tư thế, cho HS quan sát tranh 1 em bé trong
sách:
Khi chào cờ, bạn HS đứng như thế nào?
Tay của bạn để ra sao?
Mắt của bạn nhìn vào đâu?
-Kết luận: Khi chào cờ, các em phải đứng nghiêm, thẳng,
tay bỏ thẳng, mắt nhìn lá cờ, không nói chuyện, không làm
việc riêng, không đùa nghịch…
Hoạt động 3: HS tập chào cờ.
-Treo Quốc kì- yêu cầu HS thực hiện tư thế chào cờ., cho
vài HS lên làm trên lớp
-Nhận xét chung: Khen ngợi việc thực hiện của HS, nhắc
nhở một số sai sót thường gặp.
+Hát:
-HS thảo luận- trả lời
-HS thực hiện- tự
nhận xét
IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học.