SỞ GD-ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do- Hạnh Phúc
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG LỚP 10
NĂM HỌC 2009-2010
MÔN THI: VĂN (Thời gian 180 phút)
o0o
Câu I. (3 điểm) Đọc truyện cổ tích “Tấm Cám”, em có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và
ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?
Câu II. (7 điểm) Trong văn học trung đại Việt Nam, tác phẩm “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi
được xem là áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc. Em hãy là rõ vẻ đẹp của áng “thiên cổ hùng văn”
đó.
Hết
SỞ GD-ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do- Hạnh Phúc
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH
GIỎI TRƯỜNG LỚP 10 NĂM HỌC 2009-2010
MÔN THI: VĂN
Câu I. (3 điểm)
A. Yêu cầu chung:
- Học sinh biết cách tổ chức một bài nghị luận xã hội
- Học sinh biết dựa vào tác phẩm “Tấm Cám” để nêu những suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa
thiện và ác, tốt và xấu, không sa vào phân tích tác phẩm.
B. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh cần thể hiện các ý cơ bản sau:
1. Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong tác phẩm “Tấm Cám”.(1 điểm)
- Hoàn cảnh của Tấm: (0,25 điểm) Mồ côi mẹ, cha mất sớm, ở mẹ con Cám, bị mẹ con Cám tìm
mọi cách hãm hại.
- Sự độc ác của mẹ con Cám: (0,25 điểm)
+ Khi Tấm còn ở chung với mẹ con Cám: Tước đoạt mọi quyền lợi cả về vật chất lẫn tinh thần
của Tấm.
+ Sau khi Tấm trở thành hoàng hậu: Lừa giết Tấm, giết cả những kiếp hoá thân của Tấm.
- Nhận xét : (0,5 điểm)
+ Mẹ con Cám là đại diện cho tuyến ác, cái ác càng lúc càng lộ liễu, tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn.
+ Tấm là đại diện cho cái thiện. Cái thiện luôn bị cái ác chèn ép, hãm hại. Ban đầu, Tấm nhu
nhược , bị động, chỉ biết trông chờ vào Bụt. Về sau, Tấm tự vươn lên, tự đấu tranh để dành hạnh
phúc.
2. Suy nghĩ của em về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong xã hội xưa và nay: (1,5
điểm)
- Trong xã hội xưa: (0,75 điểm)
+ Cái ác thường có thế lực mạnh, bất chấp thủ đoạn để hãm hại cái thiện.
+ Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người.
+ Cái thiện phải tự trưởng thành, tự đấu tranh để dành hạnh phúc. Trong cuộc đấu tranh đó cái
thiện có thể phải trải qua nhiều thử thách, nhưng kết quả cuối cùng cái thiện luôn chiến thắng cái
ác, cái ác luôn bị trừng phạt.
- Trong xã hội ngày nay: (0,75 điểm)
+ Cái thiện và cái ác vẫn song song tồn tại và cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong xã
hội vẫn còn mãi như một quy luật tất yếu.
+ Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.
+ Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để
chống cái ác.
3. Liên hệ bản thân rút ra bài học: (0,5 điểm)
- Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn
tại trong bản thân mỗi người.
- Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.
- Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.
Câu II. (7 điểm)
A. Yêu cầu chung:
- Học sinh biết cách tổ chức một bài nghị luận văn học.
- Học sinh biết cảm nhận nội dung và nghệ thuật của tác phẩm để làm nỗi bật vẻ đẹp của áng
“thiên cổ hùng văn” “Bình Ngô đại cáo”.
B. Yêu cầu cụ thể:
1. Vài nét về khái niệm “thiên cổ hùng văn” (1 điểm)
- Là áng văn hùng tráng của ngàn đời. (0,5 điểm)
- Những lí do khiến “Bình Ngô đại cáo’’ được xem là “thiên cổ hùng văn”: (0,5điểm)
+ Hoàn cảnh: Sáng tác sau chiến thắng lẫy lừng của cuộc khởi nghĩa chống quân Minh.
+ Nội dung: Là bản tổng kết chiến tranh, khẳng định chân lí về độc lập, tố cáo tội ác kẻ thù, tuyên
ngôn về độc lập dân tộc.
+ Nghệ thuật: Là áng văn nghị luận mẫu mực: bố cục chặt chẽ, lời văn hùng hồn, giọng điệu linh
hoạt, hình tượng đặc sắc.
2. Vẻ đẹp của áng “thiên cổ hùng văn” “Bình Ngô đại cáo”. (5 điểm)
a. Sự khẳng định hùng hồn về quyền độc lập dân tộc của nước ta. (1,5 điểm)
- Các phương diện: Văn hiến, lãnh thổ, lịch sử, nhân tài. (1 điểm)
- Nhận xét: (0,5 điểm)
+ Sự khẳng định toàn diện, sâu sắc và tiến bộ.
+ Đặt nước ta ngang hàng với các nước phương Bắc, các triều đại của ta ngang hàng với các triều
đại phương Bắc.
+ Giọng văn hùng hồn, đanh thép. Nghệ thuật lập luận chặt chẽ.
b. Bản cáo trạng đanh thép: (1,5 điểm)
- Tố cáo tội ác của kẻ thù: (1 điểm)
+ Tố cáo tội tàn sát, hành hạ người vô tội của giặc Minh.
+ Gây hoạ chiến tranh.
+ Thuế khoá nặng nề.
+ Bóc lột sức lao động, đẩy nhân dân vào chỗ hiểm nguy.
- Nhận xét: (0,5 điểm)
+ Sự tố cáo hùng hồn, tội ác kẻ thù lên đến tận cùng, trời và người đều không thể dung tha.
+ Nghệ thuật: cụ thể, kết hợp với khái quát, liệt kê, sử dụng nhiều động từ mạnh, ngắt nhịp và sử
dụng câu văn dài ngắn linh hoạt.
c. Bài ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: (2 điểm)
- Những khó khăn ban đầu gắn liền với hình tượng người anh hùng Lê Lợi. (0,5điểm)
- Giai đoạn phản công gắn liền với những chiến công liên tiếp: (1 điểm)
+ Nguyên nhân chiến thắng.
+ Những chiến công tiêu biểu
+ Khí thế của quân ta và sự thất bại thảm hại của kẻ thù.
- Bài ca về tinh thần đoàn kết, nhân nghĩa của dân tộc. (0,5 điểm)
3. Âm vang của áng “thiên cổ hùng văn” “Bình Ngô đại cáo”. (1 điểm)
- Là tác phẩm tiêu biểu cho lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
- Trang bị thêm lí luận về chủ quyền dân tộc, xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai
của dân tộc.
- Có tác động lớn đến các tác phẩm văn học sau này, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc với thế hệ trẻ.
Chú ý: -Học sinh cần làm rõ được cả vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Khuyến khích những bài có sự so sánh, liên hệ với các tác phẩm khác