Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Sang kien kinh nghiem rèn chữ-giữ vở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.45 KB, 2 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
I Đặt vấn đề :
1 ,Lí do chọn đề tài :
Theo nhận thức của tôi ,tập viết là những phân môn quan trọng của bậc tiểu
học .Nhất là đối với hs lớp 1 ,phân môn tập viết trang bị cho hs bộ chữ cái la
tinvaf những yêu cầu kĩ thuật sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và trong
giao tiếp .Với ý nghĩa này ,tập viết không những có quan hệ mật thiết
vopwis chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện
một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học tiếng việt trong nhà trường
-kĩ năng viết chữ .Nếu viết chữ đúng mẫu ,rõ ràng ,tốc độ nhanh thì hs có
điều kiện ghi chép bài tốt ,nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn .Viết chữ
xấu ,tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến học tập tất cả các môn .
Nếu học vần ,tập đọc giúp cho việc rèn luyện kĩ năng "đọc thông "thì tập
viết giúp cho việc rèn kĩ năng "viết thạo ". Để làm chủ được tiếng nói về
mọi mặt văn tự người ta phải rèn luyện cho mình một kỉ năng :" đọc
thông ,viết thạo ".
Tập viết là phân môn có tính chất thực hành ,khẳng định vị trí quan trọng
trong quá trình học tập .Noài ra chữ viết còn góp phần vào việc rèn luyện
phẩm chất đoạ đức ,tính cẩn thận ,tinh thần kỉ luật và tính thẩm mĩ của mỗi
một con người ,như câu thành ngữ đã nói : " Nét chữ nết người " .
Qua các yêu cầu ,nhiệm vụ chủ yếu trên ,tôi quyết định rèn chữ viết cho
hs lớp một để nâng cao chất lượng học tập và góp phần nhỏ bé hoàn thành
chỉ đạo của Đảng và ngành trong năm học này .
2 ,Nhiệm vụ nghiên cứu : Nhầm nâng cao chất lượng học tập và việc rèn chữ
giữ vở cho hs thì việc rèn luyện chữ viết là một trong những vấn đề cần thiết
.Để thực hiện tốt vấn đề này giáo viên cần lấy hs làm nhân vật trung tâm
.Đồng thời với sự dìu dắt của người thầy hằng ngày qua các tiết học với sự
cộng tác viên của bậc phụ huynh .
3 ,Phạm vi nghiên cứu : Đối tượng là hs lớp một B ,Trường T H Nguyễn Bá
Ngọc ,Cam Thuỷ ,Cam Lộ ,Quảng Trị .


4 Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp trực quan .
- Phương pháp đàm thoại gợi mở .
- Phương pháp nêu gương .
-Phương pháp luyện tập
5 Ý nghĩa thực tiễn :
Học tập là nhiệm vụ hàng đầu của hs trong trường T H .Thành tích học tập
của hs là thước đo của quá trình rèn luyện phấn đấu của hs .Trên cơ sở học
tập hàng ngày cho thấy chữ viết của hs chưa được chuẩn về mẫu chữ ,kích
cỡ ,cấu tạo của , độ cao ,nét nối của các con chữ .Vì vậy các em còn khó
khăn trong việc viết chữ ,nếu chữ viết không được thì chất lượng học tập
không đạt được yêu cầu , nếu biết cach viết các con chữ thì mới học tập
được các môn học khác .
II,NỘI DUNG :
1 Cơ sở lí luận :
Học sinh T H ,nhất là lớp một đang còn ham chơi ,chơi biết được ý thức
của việc học tập ,bước đầu chập chững đi vào tập đọc ,tập viết .Mạt khác đôi
tay ,đôi mắt và các khu thần kinh của trẻ em đang còn ở độ phát triển ,như
tay của các em đang còn độ phát triển ở sụn nên sự cử động còn vụng về
,chống mệt mỏi và có tâm lí sợ rơi bút ,còn về mắt thì bước đầu có thể
nhận ra đúng hình chữ nhưng bàn tay chưa ghi lại được đầy đủ hình dáng
của mẫu chữ .Sau một vài lần luyện tập nhắc đi ,nhắc lại nhiều lần thì các
em mới chép đúng mẫu chữ .Không những mắt ,tay mà các khu thần kinh
của trẻ trong giai đoạn đầu học tập viết trẻ chưa có khả năng phân hoá các
vận động nếu một bộ phận bị tác động thì các bộ phận khác cũng tác động
theo một cách không cần thiết .
Trong quá trình học tập viết của trẻ có sự phối hợp chặt chẽ giữa tâm sinh
lí ,hướng dẫn trẻ em tập viết giáo viên cần có những hiểu biết về tâm sinh lí
của trẻ mới viết được các chữ tốt .
2 ,Phân tích kinh nghiệm :

a ,Thực trạng tình hình : Năm nay là một trong hững năm thực hiện phong
trào : " rèn chữ ,giữ vở " cho hs bậc TH ở trong ngành giáo dục .Bản thân tôi
là giáo viên được phân công đứng lớp Một với số lượng hs là 24 em .

×