Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Cây, lá chữa sỏi tiết niệu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.06 KB, 2 trang )

Cây, lá chữa sỏi tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu là bệnh thường gặp, theo Đông y căn bệnh này được gọi là thạch
lâm, sa lâm. Có nhiều cây lá chữa được căn bệnh này như kim tiền thảo, lá giang, ô
rô nước, dứa dại, thạch vĩ Sau đây xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và ứng
dụng.
Lá giang: Có tên khoa học là Ecdysanthera rosea, thuộc họ trúc đào. Cây lá giang thường
hay mọc hoang ở vùng đồi núi, bìa rừng. Nhân dân thường dùng để nấu canh chua và làm
thuốc giải nhiệt. Cây lá giang có vị chua, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi
tiểu, chỉ thống (giảm đau), bài thạch (chữa sỏi tiết niệu)
Cách dùng: Lá giang tươi (có thể dùng cả dây) 200g. Sắc uống ngày một thang, chia
nhiều lần uống trong ngày. Uống liên tục trong nhiều ngày.
Kết quả nghiên cứu cho thấy dùng nước sắc lá giang cho bệnh nhân sỏi thận uống trong 1
tháng liên tục thì 67% số bệnh nhân đã đái ra sỏi.
Ô rô nước: Có tên khoa học Acanthus ilicifolius Linn. Thường mọc hoang ở vùng nước
lợ. Cây có tác dụng chữa các bệnh như viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, khó tiêu, rắn
cắn, thấp khớp, hen, đau dây thần kinh.
Cách dùng: Rễ cây ô rô nước 12-20g, cam thảo dây (hoặc cam thảo Bắc) 10g. Sắc uống
ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Đợt điều trị 10-15 ngày, có thể dùng dài
ngày nếu sỏi to.
Kim tiền thảo: Có tên khoa học Desmodium styracifolium (Osb) Merr, thuộc họ cánh
bướm Fabaceae. Còn có tên gọi vảy rồng, mắt rồng, mắt trâu, đồng tiền lông. Kim tiền
thảo có vị ngọt nhạt, tính mát, thanh nhiệt, lợi thủy, thông đường niệu , thường dùng
chữa viêm thận phù thũng, viêm gan vàng da, sỏi bàng quang, sỏi túi mật, sỏi tiết niệu.
Liều dùng 80g sắc uống, hoặc phối hợp với các vị khác.
Bài 1: Kim tiền thảo 20-30g, cam thảo dây (hoặc cam thảo Bắc) 6g. Sắc uống ngày 1
thang, chia 2-3 lần. Uống lâu dài có thể làm tan sỏi.
Bài 2: Kim tiền thảo 30g, thạch cao 40g, đậu ván trắng 30g, cam thảo dây 6g. Sắc uống
ngày 1 thang.
Dứa dại: Có tên khoa học là Pandanus tectoriuss Sol. Thuộc họ dứa dại Pandanaceae.
Còn gọi với tên là dứa gai, dứa thân gỗ. Được dùng chữa các bệnh tiết niệu, gan, mẩn


ngứa, trĩ
Bài 1: Rễ dứa dại 30g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Quả dứa dại 50g, kim tiền thảo 20g, mã đề 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày 1
thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Uống liên tục hàng tháng.
Bài 3: Quả dứa dại 50g, quả chuối hột 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống
trong ngày.
Thạch vĩ: Có tên khoa học Pyrrosia lingua (Thunb) Faraell. Thuộc họ ráng
Polypodiaceae. Còn gọi là cây luỡi mèo. Thường mọc bám trên đá hoặc thân cây. Toàn
cây hay thân rễ được thu hái dùng làm thuốc. Thạch vĩ có vị đắng, hơi cay, tính hàn, vào
hai kinh phế và bàng quang. Có tác dụng thanh nhiệt chỉ huyết, tiêu thũng, tán kết, lợi
tiểu Thường dùng chữa các bệnh viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu.
Bài 1: Thạch vĩ 12g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong
ngày.
Bài 2: Thạch vĩ 12g, bòng bong 30g, kim tiền thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3
lần uống trong ngày.

×