Trường Tiểu Học Lê Hồng Phong GVHD: Cô Hoàng Thị Nguyên
Trường Tiểu Học Lê Hồng Phong
Giáo Viên Hướng Dẫn: Cô Hoàng Thị Nguyên
Lớp: 4/1
Giáo sinh: Lê Ngọc Hải Yến
Môn dạy: Tập đọc
Tên bài dạy: Trăng ơi …từ đâu đến?
Tiết: 58
Ngày dạy: 01/04/2010
BÀI: TRĂNG ƠI … TỪ ĐÂU ĐẾN?
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc diễn cảm 1 đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm bước đầu biết ngắt
nhịp đúng chỗ ở các dòng thơ.
- Hiểu được nội dung: Thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với
trăng và thiên nhiên đất nước.
- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa, thuộc 3, 4 khổ thơ trong bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa bài thơ trong SGK
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS đọc thuộc lòng đoạn cuối
của bài Đường đi Sa Pa và trả lời câu
hỏi:
+ Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả
đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV treo tranh minh họa và hỏi: Tranh
vẽ gì?
- GV nhận xét
- GV giới thiệu: Tranh vẽ mặt trăng và
cây chuối, ánh trăng từ đâu đến không
ai biết cả bài thơ: Trăng ơi…từ đâu
đến? là một câu hỏi của nhà thơ Trần
- 1 HS đọc và trả lời câu hỏi:
+ Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước
cảnh đẹp của Sa Pa, ca ngợi Sa Pa là
món quà kì diệu của thiên nhiên dành
cho đất nước ta.
- Tranh vẽ mặt trăng và cây chuối.
- Lắng nghe.
Trường Tiểu Học Lê Hồng Phong GVHD: Cô Hoàng Thị Nguyên
Đăng Khoa về nơi đến của mặt trăng
đồng thời đó cũng là những phát hiện
rất riêng, rất độc đáo ngộ nghĩnh của
nhà thơ.
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và
tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- GV gọi HS đọc cả bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- Bài thơ có mấy khổ thơ?
- Gọi 6 HS đọc nối tiếp 6 khổ thơ.
- GV hỏi: Qua các bạn đọc em thấy từ
nào các em dễ phát âm sai.
- GV ghi lên bảng những từ khó đọc và
đọc mẫu cho HS.
- GV yêu cầu HS đọc lại từ khó.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp 6 khổ thơ và
giải nghĩa từ “diệu kì”.
- GV lưu ý HS đọc đúng các câu hỏi
“Trăng ơi…//từ đâu đến? ”, nghỉ hơi dài
sau dấu 3 chấm.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 HS căp đọc
- GV yêu cầu 1 HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
- GV gọi HS 2 khổ thơ đầu.
- Câu hỏi 1: Trong 2 khổ thơ đầu, trăng
được so sánh với những gì?
- Câu hỏi 2: Vì sao tác giả lại nghĩ trăng
đến từ cánh rừng xa, từ biển xanh?
- GV chốt ý lại: Qua 2 khổ thơ đầu có
thể cho thấy tác giả quan sát trăng vào
đêm trăng tròn. Màu trăng tươi, rực rỡ
như màu quả chín khiến tác giả nghĩ
trăng đến từ cách đồng xa. Mắt cá tròn
long lanh được tác giả so sánh với ánh
trăng. Trăng đẹp nên tác giả thỏa sức
- HS đọc.
- Bài thơ gồm 6 khổ thơ.
- HS đọc.
- Quả chín, trăng tròn, trăng soi, góc
sân…
- HS quan sát và đọc theo
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc
- HS đọc
- HS đọc
- HS đọc
- Trăng được so sánh:
+ Trăng hồng như quả chín
+ Trăng tròn như mắt cá
- Tác giả nghĩ rằng trăng đến từ rừng xa
vì trăng có màu hồng của quả chín đang
treo lơ lửng trước nhà. Tác giả nghĩ
rằng trăng đến từ biển xanh vì tác giả
thấy trăng tròn như mắt cá không bao
giờ chớp mi.
- HS lắng nghe.
Trường Tiểu Học Lê Hồng Phong GVHD: Cô Hoàng Thị Nguyên
mà tưởng tượng. vậy trăng còn có thể
đến từ đâu?chúng ta cùng tìm hiểu tiếp
bài thơ.
- GV yêu cầu HS đọc 4 khổ thơ tiếp
theo.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả
lời câu hỏi 3:
- Câu hỏi 3: Trong 4 khổ tiếp theo vầng
trăng được gắn với một đối tượng cụ
thể, đó là những gì? Những ai?
- Câu hỏi 4: Bài thơ thể hiện tình cảm
của tác giả đối với quê hương đất nước
như thế nào?
- GV chốt ý dán bảng phụ ghi nội dung
của bài học lên bảng
- Nội dung: Thể hiện tình cảm yêu
mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng
và thiên nhiên đất nước.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học
thuộc lòng bài thơ
- GV hỏi: Bài thơ đọc với giọng như thế
nào?
- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp diễn cảm cả
bài thơ.
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn 3 khổ
thơ.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm 3 khổ
thơ đầu
- GV đọc mẫu.
- Khi đọc các em chú ý cách ngắt giọng
và nhấn giọng.
- Yêu cầu HS tìm những từ gợi tả cần
nhấn giọng
Trăng ơi…//từ đâu đến?
Hay từ cánh đồng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà.
Trăng ơi…//từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳn bao giờ chớp mi.
- HS đọc.
- HS thảo luận trả lời.
- Trăng được gắn với quả bóng, sân
chơi, lời mẹ ru, chú cuội, chú bộ đội
hành quân.
- Bài thơ cho thấy tác giả rất yêu trăng,
yêu mến thiên nhiên, đất nước, quê
hương.
- Nhẹ nhàn, tình cảm
- HS đọc
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS nêu
Trường Tiểu Học Lê Hồng Phong GVHD: Cô Hoàng Thị Nguyên
Trăng ơi…//từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS nhẩm đọc thuộc lòng
3, 4 khổ thơ trong bài.
- Gọi HS đọc thuộc lòng khổ thơ mà
mình thuộc.
- Gọi HS giỏi đọc thuộc lòng bài thơ.
- GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà
tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
- 3 HS thi đọc.
- HS lắng nghe.
- HS học thuộc lòng 3, 4 khổ thơ trong
bài.
-HS đọc.
- HS đọc.
- HS nhắc lại