Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

phân tích các ý kiến về truyền thuyết An Dương Vương Mỵ Châu Trọng Thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.05 KB, 9 trang )

TỔNG THUẬT CÁC Ý KIẾN VỀ TRUYỀN THUYẾT
AN DƯƠNG VƯƠNG MỴ CHÂU-TRỌNG THỦY
ĐỀ CƯƠNG
I) Khái niệm và đặc trưng của truyền thuyết.
1) Khái niệm truyền thuyết.
2) Đặc trưng của truyền thuyết.
II) Tóm tắt truyền thuyết An Dương Vương – Mỵ Châu – Trọng Thủy.
III) Các ý kiến về truyền thuyết An Dương Vương – Mỵ Châu – Trọng Thủy và
các
vấn đề cần bàn luận.
1) Các ý kiến về truyền thuyết An Dương Vương – Mỵ Châu – Trọng Thủy.
2) Bàn luận về các ý kiến trên.
IV) Kết luận.
I) Kháiniệm,đặctrưng của truyền thuyết.
1) Khái niệm truyền thuyết.
Truyền thuyết là truyện kể về các nhân vật lịch sử, nhân vật anh hùng có công
chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước, dân tộc. Phản ánh hiện thực và lí giải sự kiện
lịch sử. Truyền thuyết ra đời sau và có quan hệ chặc chẻ với thần thoại. Trong văn
học dân gian truyền thuyết đóng một vai trò không hề nhỏ. Truyền thuyết ra đời
khi xã hội phát triển và ngoài nhận thức về tự nhiên mà còn nhận thức về xã hội.
2) Đặc trưng của truyền thuyết.
Khác với thần thoại truyền thuyết phản ánh cốt lõi của lịch sử. Đó là công cuộc đấu
tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước, thể hiện niềm tự hào của dân tộc như các
truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, An Dương Vương – Mỵ Châu – Trọng
Thủy…
Truyền thuyết kể về nhân vật lịch sử có vai trò quan trọng và có sự ảnh hưởng đối
với cộng đồng, tâm tình của họ cùng với sự đánh giá về nhân vật lịch sử. Ca ngợi
công đức của các vị anh hùng trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm như sự
tích hồ Gươm. Phản ánh cuộc đấu tranh bề bỉ của người xưa. Thể hiện tâm tình và
khát vọng của nhân dân đó chính là chiến thắng giặc ngoại xâm, khát vọng cuộc
sống hòa bình, hạnh phúc. Ở truyền thuyết ta còn thấy rõ được niềm tự hào dân tộc


với tinh thần dân chủ. Nhân vật trung tâm của truyền thuyết là nhân vật lịch sử
phải có sự kết hợp hai yếu tố đó chính là hiện thực và lãng mạn. Trong truyền
thuyết các nhân vật được nhân dân ta thần kì hóa công đức của nhân vật lịch sử
như Thánh Gióng và những nhân vật ấy không bao giờ chết mà có một cuộc sống
bất tử trong lòng của nhân dân. Đồng thời trong truyền thuyết thời gian và địa điểm
được chú ý miêu tả đúng như hiện thực của sự kiện và điều đặc biệt đó chính là có
sự gắn kết với tạp tục nghi lễ thờ cúng của dân tộc ta. Đó chính là những đặc trưng
riêng của truyền thuyết mà không thể nào lẩn vào đâu được.
II) Tóm tắt truyền thuyết An Dương Vương – Mỵ Châu – Trọng Thủy.
Dân tộc ta có rất nhiều truyền thuyết ca ngợi công đức của nhân vật lịch sử và để
lại bài học vô cùng quý giá cho con cháu thế hệ sau. Trong kho tàn ấy phải kể đến
truyền thuyết An Dương Vương – Mỵ Châu – Trọng Thủy đã để lại bài học vô giá
về tình yêu, sự cảnh giác trước kẻ thù và qua truyền thuyết đó ca ngợi việc hành xử
của An Dương Vương chính vì thế mà An Dương Vương sống mãi với dân tộc ta.
Để rõ hơn chi tiết của truyền thuyết xin được tóm tắt như sau.
An Dương Vương xây thành Cổ Loa nhưng xây mãi không được. Nhưng nhờ vào
sự giúp đỡ của thần Kim Qui nên thành mới xây xong. Sau khi giúp An Dương
Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim Quy còn tặng cho
chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân
Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà đã dùng thủ đoạn cầu hôn Mỵ Châu
cho Trọng Thuỷ, vua vô tình đồng ý. Trọng Thuỷ dụ dỗ Mỵ Châu cho xem trộm nỏ
thần rồi ngầm đổi nỏ thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh đánh
Âu Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mỵ Châu chạy về
phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mỵ Châu, vua chém chết con rồi đi
xuống biển. Mỵ Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thuỷ
mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc
thương Mỵ Châu, Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò
được ngọc trai, rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm. Đó chính là tóm
tắt về truyền thuyết, xung quanh truyền thuyết này cũng có không ít những ý kiến
để tìm hiểu rõ hơn ta sẽ tìm hiểu và phân tích các ý kiến đó.

III) Các ý kiến về truyền thuyết An Dương Vương – Mỵ Châu – Trọng Thủy và
các vấn đề cần bàn luận.
1) Các ý kiến về truyền thuyết An Dương Vương – Mỵ Châu – Trọng Thủy.
Truyền thuyết An Dương Vương – Mỵ Châu – Trọng Thủy đã quá quen thuộc đối
với dân tộc ta. Truyền thuyết ấy đã sống với dân tộc ta và ngày nay vẫn thế, khi
nhắc đến truyền thuyết này cũng không ít các ý kiến bàn luận. Dưới đây là một số
ý kiến về truyền thuyết An Dương Vương – Mỵ Châu – Trọng Thủy.
Tổng hợp các ý kiến về truyền thuyết An Dương Vương – Mỵ Châu – Trọng Thủy
nhìn chung đều cho rằng truyền thuyết An Dương Vương – Mỵ Châu – Trọng Thủy
không thể là vấn đề đề cao cảnh giác mà là vấn đề ca ngợi tình yêu chung thủy.
Những dẫn chứng cho ý kiến về ca ngợi tình cảm trong truyền thuyết An Dương
Vương – Mỵ Châu – Trọng Thủy.
• Trọng Thủy là thanh niên mới lớn cũng yêu Mỵ Châu tha thiết, nhưng vì quyền lực
của bố phải làm trái với lòng mình. Trong Thủy bị bắt buộc trở về nước nhưng rồi
lại sang không phải đem quân đi đánh đuổi An Dương Vương mà để đi tìm Mỵ
Châu.
• Trọng Thủy đi tìm Mỵ Châu và khi thấy Mỵ Châu chết liền nhảy xuống giếng tự tử
đã thể hiện sự chung thủy.
• Cuối truyền thuyết được đúc kết bằng hình ảnh ngọc trai giếng nước là hình ảnh
nghệ thuật đẹp đẽ nói lên mối tình bi thảm nhưng chung thủy.
• Nhân dân ta lập đền thờ Trọng Thủy bên cạnh đền thờ Mỵ Châu ca ngợi tình yêu.
Đấy là tổng hợp những ý kiến trái chiều và dẫn chứng cho ý kiến đó. Ngược lại
cũng không ít ý kiến cho rằng truyền thuyết là bài học về sự cảnh giác, cái chết của
Mỵ Châu thể hiện sự trừng phạt và cuối cùng cũng được minh oan, cái chết của
Trọng Thủy là sự hối hận, ăn năng hay có một bàn tay vô hình đã gây nên… Vậy
để hiểu rõ hơn về truyền thuyết này thì ta sẽ phân tích xem ý kiến nào đúng và ý
kiến nào đã bị lệt chuẩn.
2) Bàn luận về các ý kiến trên.
Đầu tiên ta có thể dựa vào các tài liệu sau: có ba quyển sách chép về truyền thuyết
An Dương Vương-Mỵ Châu-Trọng Thủy đó là Lĩnh Nam chích quái của Lý Tế

Xuyên và Trần Thế Pháp ,truyện cổ Việt Nam Vũ Ngọc Phan và lượt khảo về thần
thoại Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi. Lĩnh Nam chích quái biên soạn vào khoản
từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV cho nên trong sách có phần đúng với nhân dân hơn.
Dựa vào lĩnh Nam chích quái ta có thển nhận thấy ý kiến truyền thuyết An Dương
Vương – Mỵ Châu – Trọng Thủy không thể là vấn đề đề cao cảnh giác mà là vấn
đề ca ngợi tình yêu chung thủy là không logic và thiếu cơ sở. Ta có thể bác bỏ
những dẫn chứng nêu trên như sau.
• Thứ nhất giải thích cho việc nói Trọng Thủy là thanh niên mới lớn cũng yêu Mỵ
Châu tha thiết, nhưng vì quyền lực của bố phải là trái với lòng mình. Trong Thủy
bị bắt buộc trở về nước nhưng rồi lại sang không phải đem quân đi đánh đuổi An
Dương Vương mà để đi tìm Mỵ Châu. Vấn đề nêu ra ở đây là Triệu Đà đánh chiếm
nước ta không được nên mới dùng mưu và cái mưu này do con hắn không ai khác
chính là Trọng Thủy trực tiếp thi hành. Qua việc làm của Trọng Thủy ta thấy hắn là
một người khôn ngoan quỉ quái hơn nửa việc phá hoại nỏ thần là việc quan trọng
Triệu Đà biết được tấm lòng và khả năng của con trai mình nên hắn mới giao. Thật
sự Trọng Thủy cũng muốn làm điều đó, giả sử Trọng Thủy không thật sự muốn
làm thì liệu có đạt thành công như dự tính không. Chính vì vậy ta có thể khẳn định
rằng Trọng Thủy lợi dụng Mỵ Châu với âm mưu xấu xa là việc làm tự nguyện chứ
không phải vì sự ép buộc.
• Giải thích việc Trọng Thủy đem binh sang tìm Mỵ Châu cũng không hợp lí. Trong
Thủy đem quân sang để tìm Mỵ Châu chứ không phải đánh đuổi An Dương Vương
thì tại sao không giải bày. Mỵ Châu đã dại dột rắc lông ngỗng để Trong Thủy theo
dấu đuổi theo. Cho nên khi chạy đến bờ biển bị cùng đường An Dương Vương phải
kêu “trời hại ta rồi ! Giang sứ ở đâu mau đến cứu ta !”. Gỉa sử Trọng Thủy một
mình đổi theo Mỵ Châu chỉ vì tình không mang theo quân lính bởi vì không có ý
muốn đánh đuổi An Dương Vương thì đâu đến nối vua phải sợ và kêu lên như thế
trong tình thế này An Dương Vương và Mỵ Châu trong tình thế bi động nếu Trọng
Thủy không gấp rút đuổi theo và giải bài thì có thể cho rằng Trọng Thủy không
phải là kẻ phản bội còn đằng này lại trái ngược.
• Việc nói Trọng Thủy đi tìm Mỵ Châu và khi thấy Mỵ Châu chết liền nhảy xuống

giếng tự tử đã thể hiện sự chung thủy cũng không có căn cứ rõ ràng. Theo ý kiến
của nhóm một kẻ gian ngoan như Trọng Thủy nếu có tính chung thủy thì chắc chắn
sẽ không lấy nỏ thần. Vì nỏ thần là một vật quan trọng của đất nước nếu mất nỏ
thần thì An Dương Vương sẽ mất nước, chắc rằng Mỵ Châu cũng sẽ không được
yên ổn và khi truy tìm ra tung tích thì chắc chắn cả hai đều bị tội nặng. Nếu chung
thủy và yêu thương Mỵ Châu thật sự thì Trong Thủy có thể vì tình mà giản hòa và
xóa tan âm mưu của Tiệu Đà đem lai sự hòa bình.
• Thứ hai không phải Trọng Thủy chết liền khi thấy Mỵ Châu đã chết. Trong Lĩnh
Nam chích quái thì sau khi chôn cất Mỵ Châu, Trong Thủy thẩn thơ đến chổ giếng
nước nàng thường tắm tưởng thấy bóng hình nàng vô tình mà chết. Cái chết của
Trọng Thủy chỉ nói lên sự ăn năng hối hận của hắn chứ không liên quan đến việc
chung thủy và nếu chung thủy sẽ không để tình cảnh này xảy ra. Nếu Trọng Thủy
chết ngay khi trông thấy xác Mỵ Châu hoặc sau khi chôn cất Mỵ Châu xong thì cái
chết đó mới biểu hiện được một phần nào lòng chung thủy và tình vợ chồng. Còn
đằng này Trọng Thủy vẫn muốn sống nhưng bị lương tâm căn rứt vì thế mới tưởng
thấy hình bóng Mỵ Châu, sợ hãy nên phải đâm đầu xuống giếng mà chết.
• Hình ảnh ở cuối truyền thuyết được đúc kết bằng hình ảnh ngọc trai giếng nước là
hình ảnh nghệ thuật đẹp đẽ nói lên mối tình bi thảm nhưng chung thủy. cánh nhìn
nhận này cũng có phần đúng nhưng không phải đúng hoàn toàn. Cũng thể hiện sự
thương tiết cho mối tình Mỵ Châu – Trọng Thủy nhưng phần lớn lại thiên về thể
hiện sự thương xót và giải oan cho Mỵ Châu. Theo Lĩnh Nam chích quái khi Mỵ
Châu bị vua cha vung gươm chém, nàng ngữa mặt nhìn trời và nguyện “Nếu con
chủ tâm phản cha thì xin chết làm tro bụi, nếu con một lòng trung tín, vì người
đánh lừa thì xin chết hóa thành châu ngọc để rửa nhục này”. Mỵ Châu xem việc
thông gian với Trọng Thủy là một sĩ nhục thì chi tiết ngọc trai giếng nước không
thể nào mang ý nghĩa chung thủy được. Ngọc Mỵ Châu rửa giếng Trọng Thủy càng
sáng thêm mang ý nghĩa cái chết vì hối hận của Trọng Thủy càng kiến tấm lòng
chân thật của nàng thêm sáng đẹp để thanh minh với đời.
• Chúng ta không thể nào căn cứ vào việc lập đền thờ mà có thể khẳn định rằng ca
ngợi tình yêu một kết thúc của chuyện tình buồn được và được nhân dân tôn kính.

Thực tế nếu ta hỏi nhân dân Cổ Loa là địa phương thờ cả Mỵ Châu lẫn Trọng Thủy
và An Dương Vương thì ta sẽ biết thái độ dứt khoát của nhân dân là sùng kính An
Dương Vương, thù gét Trọng Thủy và thương cảm cho Mỵ Châu. Đồng thời việc
lập đền thờ Trọng Thủy bên cạnh đền Mỵ Châu càng tỏ rõ nhân dân không công
nhận lòng chung thủy. Vì dù gì chăn nửa Trọng Thủy và Mỵ Châu cũng là vợ
chồng mà tại sao không thờ chung đền thờ. Việc lập đền thờ có lí do riêng theo
người dân thì Trọng Thủy là nước mà chết do nước là điềm không lành người dân
lập đền thờ với mục đích cầu bình an và thờ trong sự sợ hãi.
• Thái độ của nhân dân ta trước câu chuyện của Trọng Thủy thật minh bạch. Nhân
dân ta cho là đáng kiếp cho nên không lộ vẻ thương cảm. Trái lại với Mỵ Châu thì
lòng thương cảm của nhân dân ta thể hiện một cánh rõ rệt. Xác nàng biến thành
ngọc thạch máu nàng chảy ra những con trai hút được cũng thành ngọc trai. Vì
Trọng Thủy dù chủ động hay bị động cũng là kẻ thù cảu đất nước của dân tộc, còn
Mỵ Châu chỉ là một người con gái ngây thơ chân thật bị địch lừa dối.
Những phân tích trên đã phần nào làm sáng tỏ ý kiến trên. Vì vậy nói tư tưởng của
truyền thuyết An Dương Vương – Mỵ Châu – Trọng Thủy ca ngợi tình yêu, sự
chung thủy là không hoàn toàn đúng. Các nhận định và ý nghĩa cốt lõi truyền
thuyết An Dương Vương – Mỵ Châu – Trọng Thủy được sự nhận định như sau.
Nguyễn Khánh Toàn (đại cương về văn học Việt Nam), Vũ Ngọc Phan, Nguyễn
Đỗng Chi cho rằng vấn đề cảnh giác chính trị truyền thuyết An Dương Vương –
Mỵ Châu – Trọng Thủy đã được nêu ra một cách rõ rệt. Đề cao vai trò của An
Dương Vương. An Dương Vương được nhân dân ta kính mến biểu hiện ở chổ luôn
được lực lượng chính nghĩa ( thần rùa vàng ) ủng hộ xây được thành Cổ Loa để
bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ và được thần Kim Qui trao móng vuốt chỉ cách
tạo nỏ thần để chống ngoại xâm. An Dương Vương được xem như là vị anh hùng
của dân tộc, mà vị anh hùng này không thể nào chết mà có một cuộc sống bất tử
chính vì thế đã được thần Kim Qui đưa xuống biển và có cuộc sống vĩnh hằng
trong lòng nhân dân. Đồng thời ở đoạn kết đã bao hàm được hai mục đích. Đó
chính là thanh minh cho sự thất bại, đề cao sự quang minh chính trực của An
Dương Vương và thứ hai là tỏ lòng thương tiết đối với Mỵ Châu một người con gái

ngấy thơ trong sáng đã bị địch lừa dối và lợi dụng để thực hiện âm mưu thâm độc.
Đó cũng là tư tưởng chủ quan của nhân dân, cho nên đã đặc biệt nhấn mạnh tinh
thần đại nghĩa dựa vào cuộc đời của An Dương Vương để sáng tác nên truyền
thuyết về vấn đề cảnh giác chính trị. Tóm lại truyền thuyết An Dương Vương – Mỵ
Châu – Trọng Thủy bao hàm ba vấn đề chính. Thứ nhất thanh minh cho sự thất bại
và đề cao tấm lòng quang minh chính trực của An Dương Vương, thứ hai là giải
oan cho Mỵ Chân và thể tấm lòng ngây thơ chân thất ,bài học vô giá về cảnh giác
trong tình yêu, thứ ba là nêu lên vấn đề cảnh giác trong chính trị qua chuyện tình
Mỵ Châu – Trọng Thủy.
IV) Kết luận.
Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, cho đến tận ngày nay
vẫn chiếm được cảm tình của người đọc. Người ta đọc truyện để hiểu về lịch sử, để
rút ra những bài học bổ ích cho mình và cho con cháu đời sau. Nhưng không chỉ
thế, đọc truyền thuyết này, người ta còn muốn hiểu sâu sắc hơn bi kịch của một
mối tình Mỵ Châu – Trọng Thủy.
Sức sống của truyền thống An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy còn khơi
nguồn cho những cảm hứng thi ca. Các tác giả như Tố Hữu, Trần Đăng Khoa đều
đã có những sáng tác lấy cảm hứng từ tác phẩm này. Ví dụ trong bài thơ "Tâm sự"
rút trong tập thơ
"Ra trận" của nhà thơ Tố Hữu, có đoạn viết:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu,
Trái tim lầm lỡ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm biểu sâu
Dù đời nay hay đời sau vẫn thế truyền thuyêt An Dương Vương – Mỵ Châu –
Trọng Thủy nói riêng và các truyền thuyết khác nói chung vẫn giữ được giá trị của
nó và sẽ mãi sống trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.

×