Lý giải các Mô hình
Quản lý Nhân lực
Tất cả những người làm công tác quản lý đều có mối quan tâm đặc
biệt cũng như có xu hướng đưa ra những phán đoán về tính cách
của nhân viên. Thông qua những phán đoán này mà người quản lý
đưa ra sách lược quản lý riêng cho từng mẫu người. Vậy phương
pháp nghiên cứu để đưa ra những phán đoán như thế nào?
Dưới đây là những mô hình quản lý nhân lực phổ biến nhất được các
chuyên gia của nền kinh tế đang lên trung Quốc tổng kết.
1. Chiến lược sử dụng nguồn nhân lực
Bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng phải có chiến lược quy
hoạch nguồn nhân lực cũng như đào tạo và tái sử dụng nguồn nhân lực.
Có hai phương pháp hay được áp dụng trong lĩnh vực này, gồm:
Nhân viên là đối tượng phụ thuộc:
Nhiều doanh nghiệp, lãnh đạo có xu hướng lấy mình là Trung tâm và coi
nhân viên là một đối tượng thuê mướn thời vụ. Nhưng chính vì thế tạo
nên tâm lý thụ động cho nhân viên khiến họ thiếu sự chủ động, sáng tạo
trong công việc, dần dần chỉ là một thứ công cụ của những người quản
lý, chỉ nhất nhất nghe theo những chỉ đạo của cấp trên, hoàn toàn không
có khái niệm cống hiến và nghiên cứu, cải tiến. Quan niệm này khá phổ
biến ở những doanh nghiệp tư nhân hoặc những doanh nghiệp nhỏ mà
sản xuất thường mang tính thời vụ.
Kiểu quản lý này chỉ có thể duy trì khi doanh nghiệp có những cá nhân
thực sự kiệt xuất, nắm vững mọi mặt của doanh nghiệp và hoàn toàn có
thể “đứng mũi chịu sào”.
Nhân viên là chủ thể hoạt động:
Trong những doanh nghiệp mà vai trò của nhân viên được đề cao, nhân
viên sẽ hoạt động tích cực, chủ động bởi những suy nghĩ sáng tạo của họ
được khuyến khích và đón nhận, thành quả sáng tạo có đất dụng võ. Sự
đoàn kết trong doanh nghiệp được hình thành và củng cố nhờ mục tiêu
chung, doanh nghiệp trở thành một cộng đồng thân thiện và hứa hẹn với
nhân viên.
Chỉ những doanh nghiệp có người lãnh đạo dân chủ, phóng khoáng cùng
với việc có những mục tiêu dài hạn thúc đẩy được toàn thể nhân viên cố
gắng mới duy trì phong cách lãnh đạo này.
Một trong những nguyên tắc của việc lãnh đạo theo hình thức này là
doanh nghiệp cũng phải có tính cạnh tranh cao, nhân viên luôn phải tìm
cách học tập, cải tiến phương pháp nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc
và nâng cao hiệu quả sản xuất.
2. Những mô hình quản lý chính
Trong bất kỳ tổ chức kinh tế nào, việc nhận thức về cá nhân sẽ luôn đi
kèm với phương pháp quản lý cá nhân đó. nói cách khác đánh giá về
một cá nhân như thế nào sẽ quyết định đến phương pháp quản lý. Hiện
nay có xu hướng phân loại nhân viên theo bốn mẫu: “người kinh tế”,
“người xã hội”, “người phức tạp”, “người thực hiện”. Tựu trung lại có 3
phương pháp quản lý sau:
Lấy cá nhân làm trung tâm, tập trung ảnh hưởng kiểu gia đình trị
truyền thống:
Phương pháp này có những đặc điểm sau:
- Quyền lực tập trung vào nhân vật lãnh đạo hạt nhân, tất cả mọi công
việc đều tập trung vào nhân vật này.
- Nhân viên chỉ là công cụ tạo lợi nhuận, không có quyền tham gia
hoạch định phương hướng phát triển.
- Cơ chế nhân lực cứng nhắc, không có biến chuyển linh hoạt.
- Chỉ chú ý đến sự cống hiến của nhân viên mà không bảo vệ quyền lợi
của họ.
- Chỉ tập trung áp chế nhân công, thiếu tôn trọng tự do sáng tạo.
Mô hình quản lý nhân lực này không còn phù hợp trong thời đại mới nữa
khi nhà quản lý cần phải biết tôn trọng tư duy và khích lệ tự do sáng tạo
của mỗi nhân viên. Những doanh nghiệp áp dụng kiểu quản lý này sẽ
không thể thu hút và giữ chân người tài, ngày càng giảm sức cạnh tranh
của mình trên thị trường lao động.
Cá nhân làm trung tâm nhưng theo hướng quản lý tập thể:
Trong mô hình quản lý này, nhân viên được coi là một chủ thể hoạt động
dưới định hướng và sự quản lý, khích lệ của hạt nhân lãnh đạo. Mối
quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới khá gắn kết. Đặc điểm:
- Quyền lợi của doanh nghiệp được phân phối xuống từng nhân viên,
mọi chính sách đều xuất phát từ lợi ích chung.
- Mọi nhân viên đều có quyền bày tỏ quan điểm, có tính dân chủ; các
chính sách được hoạch định một cách khoa học và theo sự đồng thuận
của số đông.
- Nhân viên có chính kiến và thể hiện sự năng động qua việc tham gia
tích cực vào các chính sách mở.
- Cơ chế quản lý có sự phân cấp, luôn có những thay đổi phù hợp với
điều kiện khách quan.
- Nhìn đúng người, giao đúng việc là nguyên tắc chung nhất.
- Kích thích sự cống hiến của các nhân viên bằng cả quyền lợi và nghĩa
vụ, chú trọng nhất đến hiệu quả công việc coi đó là tiêu chí hàng đầu để
đánh giá nhân viên.
Đây là mô hình quản lý phổ biến và phù hợp với xu thế phát triển chung
hiện nay. Mỗi cá nhân trong bộ máy đều có những vai trò riêng của
mình, tự do phát triển khả năng trong một môi trường.
Tập thể lãnh đạo kiểu cũ:
Mô hình quản lý này mới nghe thì có vẻ ưu việt nhưng thực chất của mô
hình này là sản phẩm của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Nhiều
người lãnh đạo nhưng không thấy vai trò của người chỉ huy cao nhất dẫn
đến việc trách nhiệm không được quy định cụ thể cho cá nhân nào,
nhiều công việc rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc” bị đình trệ
hoặc có làm cũng không thành công.
Đặc điểm của mô hình nhân lực này là:
- Thường xuất hiện nhiều hội đồng kiểm duyệt với bất cứ một dự án nào.
- Chỉ một số ít người làm việc thực sự, những người “chỉ tay năm ngón”
nhiều hơn và can thiệp sâu.
- Những ý kiến của những người cấp tiến không được ưu tiên lựa chọn
bằng các giải pháp an toàn hơn cho tập thể người làm quản lý.
- Những cá nhân tích cực làm việc vất vả nhưng không có cơ hội tham
gia hội đồng.
- Quy trình xét duyệt và thực hiện một kế hoạch bị kéo dài.
Đây thực sự là mô hình cần chấm dứt trong thời đại kinh tế thị trường
hiện nay khi bộ máy vận hành cồng kềnh tốn kém và hiệu quả kinh tế
thấp.
Theo Job-sky