Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiếp tục khuyến khích phát triển các mô hình quản lý điện nông thôn cho phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.81 KB, 27 trang )

1. Tiếp tục khuyến khích phát triển các mô hình quản lý điện nông thôn cho phù
hợp.
Để từng bước đưa công tác quản lý điện nông thôn vào nền nếp thì việc tìm
ra mô hình quản lý điện nông thôn thích hợp là hết sức cần thiết, có ý nghĩa đặc
biệt.
Hà Tây cũng như nhiều tỉnh Đồng Bằng phía Bắc, sau khi Nghị định 45NĐ-
CP của chính phủ được ban hành, đã nhanh chóng tìm được cho mình một mô
hình quản lý phổ biến đó là mo hình hợp tác xã. Giống như Hải Dương, Thái Bình,
ở Hà Tây mô hình HTX đã chiếm ưu thế và phát huy những ưu điểm của nó, nó đã
giúp cho Hà Tây chở thành một trong những tỉnh hoàn thành chuyển đổi mô hình
quản lý điện nông thôn sớm nhất cả nước. Tuy nhiên đề có thể giữ cho việc quản
lý điện nông thôn tiếp tục đi vào nề nếp thì tỉnh Hà Tây không nên chỉ áp dụng phổ
biến một mô hình quản lý điện, bởi vì địa bàn Hà Tây khá rộng và phức tạp bao
gồm một số xã miền núi, cơ cấu dân cư ở một mức độ nào đó phân bố không đồng
đều. Theo nghị định 45NĐ-CP thì có loại mô hình quản lý điện nông thôn là:
Doanh nghiệp nhà nước, các loại hình doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể. Hiện nay tổng số 509 tổ chức
kinh doanh điện ở Hà Tây mới chỉ áp dụng được một số mô hình sau:
Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp (HTX dịch vụ nông nghiệp): 450 tổ chức
(chiếm 88,4% tổng số tổ chức kinh doanh điện)
Hợp tác xã dịch vụ điện năng:10 tổ chức (chiếm 2%)
Công ty TNHH:1 tổ chức (chiếm 0,2%)
Doanh nghiệp tư nhân: 2 tổ chức (chiếm 0,4%)
Hộ kinh doanh cá thể: 45 tổ chức (chiếm 8.8%)
Công ty xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn: 1 tổ chức (chiếm
0,2%)
Như vậy mô hình hợp tác xã nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhât, sau đó đến
hộ kinh doanh cá thể. Trong điều kiện hiện nay của Hà Tây, thì cơ cấu các loại hình
quản lý điện nông thôn như vậy là khá phù hợp nhưng trong thời gian tới Hà Tây
nên tiếp tục nghiên cứu áp dụng thêm một số mô hình khác cũng như một số mô
hình đã áp dụng nhưng chưa thực sự phát huy được hết được ưu điểm của nó.


Mô hình hợp tác xã dịch vụ tổng hợp (HTX DV tổng hợp)
Sau khi Nghị định 45NĐ-CP của chính phủ ban hành thì ở những tỉnh đồng
bằng phía Bắc đã nhanh chóng đưa mô hình này vào áp dụng. Nó có rất nhiều ưu
điểm để có thể áp dụng ở các tỉnh này. Khi chưa chuyển đổi mô hình thì hầu như ở
xã nào cũng đã có HTX nông nghiệp, các uỷ ban xã đang giữ nhiệm vụ quản lý bán
điện nông thôn, chính vì vậy việc chuyển đổi sang mô hình quản lý điện nông thôn
theo loại hình này là rất nhanh chóng, thuận tiện, các thành viên hợp tác xã cũng đã
quen với loại hình kinh doanh. Do là HTX kinh doanh tổng hợp, nên chi phí quản
lý cho việc quản lý điện nông thôn tính theo từng đơn vị giảm, mức độ rủi ro sẽ
giảm đi, do có thể bù lỗ nếu từ những lĩnh vực kinh doanh khác cho kinh doanh
điện khi có sự cố xảy ra. Hơn nữa, tỉnh Hà Tây là một tỉnh có mật độ dân cư khá
cao, số xã có nghề và làng nghề nhiều chính vì vậy mô hình này càng có điều kiện
áp dụng.
Tuy nhiên cần phải nhận thấy một số nhược điểm của nó. Do là mô hình
kinh doanh tổng hợp nên mức độ chuyên môn của các cán bộ quản lý không cao.
Hơn nữa không thể chánh trường hợp, các tổ chức lấy lãi của kinh doanh điện đập
vào các loại hình kinh doanh khác làm giảm mức tích luỹ khấu hao bảo dưỡng, sửa
chữa lớn. Tuy ở Hà Tây, mật độ dân cư cao nhưng ở một số huyện miền núi như Ba
Vì mật độ dân cư thấp, địa bàn phức tạp, hiện nay khoảng 180 hộ ở huyện này còn
phải sử dụng giá điện sinh hoạt trên 700đ/kWh do họ phải sử dụng điện của trạm
bơm, tổn thất điện năng lớn. Chính vì vậy mô hình hợp tác xã không phù hợp ở
đây, nên chăng có thể nghiên cứu áp dụng một mô hình khác.
Nhược điểm của mô hình HTX dịch vụ tổng hợp có thể được khắc phục
bằng mô hình HTX dịch vụ điện năng tuy nhiên mô hình này đòi hỏi chi phí quản
lý lớn và mức độ rủi ro cao hơn. Vì vậy tuỳ vào điều kiện của từng địa phương mà
lựa chọn mô hình cho phù hợp. Hiện nay mô hình HTX dịch vụ điện năng chưa
được phổ biến rộng rãi do trước đây mô hình này chưa tồn tại trong kinh doanh
điện, vì vậy cần phải từng bước tạo điều kiện đưa mô hình này áp dụng rộng rãi.
Một số loại hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.

Nhược điểm của các loại hình này là do kinh doanh điện là một loại hình
kinh doanh cần có chuyên môn cao, vốn bỏ ra lớn, thu hồi vốn chậm, mà các công
ty tư nhân hầu như có số vốn rất ít ỏi, việc đầu tư cho sửa chữa, bảo dưỡng, đầu tư
cải tạo nâng cấp lưới điện hầu như không có. Riêng công ty cổ phần còn có thêm
nhược điểm là việc xác định giá trị còn lại của lười điện rất khó khăn.
Tuy nhiên trong thời gian tới Hà Tây nên tìm ra các biện pháp để có thể phát
triển các mô hinh này, bởi vì các mô hình như công ty TNHH, công ty cổ phần,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nếu được tổ chức tốt có thể huy động được
một số vốn rất lớn ở các tổ chức khác và của nhân dân.
Mô hình đại lý bán lẻ điện
Hiện nay, việc các công ty điện lực bán điện trực tiếp đến tất cả các hộ dân
nông thôn là không thể thực hiện được. Tuy vậy, không thể không chuẩn bị các tiền
đề cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao việc quản lý về các
công ty điện lực trong điều kiện lâu dài. ở Hà Tây, Công ty Điện lực Hà Tây đang
chuẩn bị tiếp nhận lưới điện của một số xã làng nghề, và sẽ thực hiện mô hình đại
lý bán lẻ điện năng. Vì vậy Hà Tây cần tham khảo kinh nghiệm của một số tỉnh đã
thí điểm. Mô hình đại lý bán lẻ điện đã được thí điểm ở một số tỉnh đồng bằng nam
bộ. Nhìn chung hoạt đôngj của các loại đại lý đang thí điểm là rất tốt. Nhân viên
đại lý nhiệt tình, làm việc có trách nhiệm. Số hoá đơn tồn thu là rất nhỏ. Trên thực
tế các đại lý đã tự ứng tiền nộp cho điện lực với số hoá đơn tồn thu để hưởng thêm
tiền thưởng, vì vậy điện lực không bị tồn thu và đại lý cũng vẫn thu được các hoá
đơn tồn thu vào tháng kế tiếp. Nhân viên đại lý mong muốn được điện lực tiếp tục
bồi huấn thêm các kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện năng. Chính quyền và nhân
dân các địa phương rất ủng hộ mô hình đại lý vì thực chất các hộ dân trong xã vẫn
được ngành điện quản lý trực tiếp nên không phải chịu giá điện cao so với các
dạng mô hình quản lý trung gian khác.
Kết quả phân tích ở một số tỉnh như Sóc Trăng, Kiên Giang cho thấy với
một xã có khoảng 2000 khách hàng sử dụng điện, nếu áp dụng mô hình đại lý bán
lẻ, ngành điện có thể tiết kiệm được mỗi năm từ 40 triệu đồng đến 70 triệu đồng
cho xã so với mô hình Điện ly quản lý trực tiếp. Thù lao cho đại lý chiếm khoảng

3,7% đến 5,7% doanh thu. Tỷ lệ% của thù lao trên doanh thu với một điện lực hoặc
công ty điện lực sẽ giảm xuống nếu áp dụng rộng rãi mô hình đại lý cho nhiều xã
vì với những xã phát triển thì tỷ lệ này có giá trị thấp hơn.
kinh nghiệm bước đầu cho thấy, quy mô đại lý không nên quá lớn. Trên địa
bàn một xã có thể tổ chức từ một đến ba đại lý để tăng tính cạnh tranh. Tuy nhiên
mức doanh thu cho một đại lý không nên vượt quá 50 triệu đồng/tháng, thậm chí
có thể quy định ở mức thấp hơn.
Quy mô đại lý nhỏ có nhược điểm là phải tổ chức nhiều đại lý, tăng đầu mối
quản lý cho điện lực, nhưng lại có những ưu điểm cơ bản như sau: Mức ký quỹ thế
chấp không lớn nên dễ tuyển chọn được nhân viên đại lý là người địa phương. đại
lý quy mô nhỏ, có độ rủi ro thấp về nhiều mặt. Trong trường hợp có rủi ro, Điện
lực dễ dàng khắc phục. Mặt khác, tránh được tình trạng đại lý là dạng cai thầu, làm
cho nhân viên trực tiếp của đại lý không nhiệt tình và thiếu tinh thần trách nhiệm
với công việc được giao, vì mức thu nhập thấp.
Quy mô đại lý lớn có ưu điểm là tạo thuận lợi cho điện lực trong quản lý,
nhưng lại có nhược điểm như: Chủ đại lý phải là những người giàu trong xã hoặc
là những người có tiền từ địa bàn khác đến vì mức thế chấp cao. Đại lý lớn thì độ
rủi ro lớn, điện lực khó khăn hơn trong việc khắc phục hậu quả. Đại lý sẽ chuyển
thành hình thức cai thầu kém hiệu quả như đã phân tích ở trên.
Ưu tiên tuyển chọn người cư trú trên địa bàn xã làm đại lý là rất có lợi vì họ
thông thạo địa bàn, hiểu rõ tập quán sinh hoạt và tâm lý người dân sử dụng điện
trong khu vực, do đó việc đi lại, ghi thu tiền điện và kiểm tra phát hiện các vi phạm
sử dụng điện được dễ dàng. Ngoài ra còn giúp tạo công ăn việc làm cho lao động
tại chỗ, và Điển lực dễ nhận được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền và nhân
dân trong xã.
Chính vì vậymà nên áp dụng hình thức tuyển chọn đại lý trên cơ sở chào giá
cạnh tranh để giảm chi phí thù lao đến mức hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế
tại địa phương dựa trên cơ sở những người tham gia tuyển chọn đáp ứng được các
yêu cầu cơ bản về trình độ, năng lực, tư cách đạo đức, mức thế chấp… Chỉ nên áp
dụng hình thức thế chấp bằng ký quỹ tiền mặt tại ngân hàng không quá lớn vì nếu

không, người dân tại các xã khó có khả năng đáp ứng. Ngoài ra, cũng là để tránh
rủi ro, nguy hiểm cho nhân viên đại lý khi mang một số tiền lớn trên đường tới nộp
cho điện lực ở địa bàn nông thôn rộng, vắng vẻ. Có thể quy định mức thế chấp nhỏ
hơn 30 triệu đồng. Trong trường hợp mức ký quỹ thế chấp nhỏ hơn doanh thu một
tháng của khu vực giao cho đại lý thì áp dụng hình thức giao hoá đơn cho đại lý
làm nhiều lần trong một tháng. Số lần giao hoá đơn tuỳ theo điều kiện cụ thể của
mỗi đại lý mà điện lực sẽ quy định. Giá trị một lần giao hoá đơn tối đa chỉ bằng
mức tiền ký quỹ của đại lý. Chỉ sau khi đại lý nộp tiền điện của đợt trước đạt tỷ lệ
thu róc trên 90% thì mới giao hoá đơn đợt kế tiếp. Công tác quyết toán được thực
hiện ngay sau mỗi lần giao hóa đơn và thêm một lần tổng hợp vào cuối tháng. Tiền
ký quỹ của Đại lý được giữ ở một số ngân hàng uy tín do Điện lực quy định.
Không nên chọn nhiều ngân hàng và chỉ ký gửi tập trung ở Hội sở Ngân hàng tỉnh
nằm ở thành phố, thị xã để tiện cho việc quản lý và giao dịch. Tuy Điện lực nắm
giữ sổ tiết kiệm và đơn tự nguyện ký quỹ của đại lý, nhưng Điện lực phải thoả
thuận với ngân hàng bằng biên bản để đảm bảo trách nhiệm của ngân hàng không
cho đại lý rút tiền gốc ký quỹ nếu không có thoả thuận của Điện lực. Tiền ký quỹ
của đại lý nên là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhưng có thể rút ra trước kỳ hạn
khi cần thiết. Với hình thức gửi có kỳ hạn sẽ có được mức lãi suất cao, đảm bảo
quyền lợi cho đại lý.
Tuy nằm trong đại bàn của đại lý nhưng đối với những khách hàng lớn,
khách hàng có hoá đơn phân kỳ, Điện lực vẫn quản lý trực tiếp mà không giao cho
đại lý để tránh các hiện tượng tiêu cực. Điện lực phải có kế hoạch kiểm tra, phúc
tra định kỳ và đột xuất với khu vực giao cho đại lý. Có kế hoạch hoán đổi khâu ghi
điện khách hàng để kiểm tra, chống tiêu cực. Riêng khâu thu tiền điện thì cần cố
định số khách hàng, sẽ có nhiều thuận lợi nhờ nhân viên đại lý thông thuộc địa bàn
và có quan hệ mật thiết với khách hàng trong xã… Điện lực phải có kế hoạch bồi
huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đại lý; chuẩn bị trước các tài liệu, giáo trình
để cấp cho các đại lý, đồng thời có chương trình bồi dưỡng, tập huấn thêm trong
quá trình hoạt động. Điện lực làm việc trực tiếp với các cấp chính quyền, các đoàn
thể và nhân dân ở các xã, các khu vực có đại lý để báo cáo và bàn biện pháp phối

hợp giám sát kiểm tra. Vận động chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương
tham gia giám sát, kiểm tra hoạt động của các đại lý, thông báo cho Điện lực
những biểu hiện bất thường, những thiếu sót, vi phạm của nhân viên đại lý để có
biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Tuỳ theo số lượng và quy mô của đại lý trên địa bàn mà Điện lực có phương
án bố trí lực lượng dự phòng vừa để hoán đổi khâu ghi điện nhằm mục đích kiểm
tra hoạt động của đại lý, vừa để thay thế đại lý không hoàn thành nhiệm vụ được
giao hoặc gặp hoàn cảnh đột xuất, bất khả kháng.
2. Về lâu dài cần phải trích khấu hao TSCĐ theo đúng quy định của nhà nước.
Hiện nay ở Hà Tây mức trích khấu hao TSCĐ còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố
và có rất ít các tổ chức thực hiện trích khấu hao 10% như Nhà nước quy định do
lưới điện cũ nát nên tổn thất rất cao, nếu thực hiện đúng quy định thì giá đội lên rất
lớn. Cho nên giải quyết vấn đề này cần phải giải quyết được vấn đề tính tổn thất
điện năng và đầu tư cải tạo lưới điện. Dưới đây là một số biện pháp để giải quyết
vấn đề này.
Cần sử dụng vốn hoàn trả lưới điện trung áp nông thôn đúng mục đích để
giữ ổn định giá điện nông thôn
Ngay sau khi Liên Bộ Tài chính – Bộ Công nghiệp ban hành thông tư
06/2002/TTLT/BCN-BTC ngày 23/8/2001(thay thế thông tư
04/1999/TTLT/BCN-BTC ngày 27/8/1999) để thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ tại kỳ họp Quốc Hội khoá IX về giao nhận và hoàn trả vốn
LĐTANT. UBND tỉnh, Hội đồng định giá tài sản LĐTANT tỉnh Hà Tây đã chỉ
đạo các ngành liên quan và các huyện thị xã và hai bên giao nhận thực hiện lập
hồ sơ hoàn trả vốn khẩn trương, đồng bộ, đúng trình tự và quy định của Nhà
nước. Vì vậy đến 25/10/2002, tỉnh Hà Tây đã hoàn thành việc lập hồ sơ hoàn trả
vốn của 100% số xã (286/286) trong diện được xét hoàn trả vốn và đã được
Tổng công ty Điện lực Việt Nam kiểm tra và chấp thuận hoàn trả vốn đầu tư của
HTX và vốn huy động của dân theo giá trị còn lại của các công trình LĐTANT
với số vốn được hoàn trả lớn nhất cả nước (trên 46 tỷ đồng). Hà Tây là tỉnh đầu
tiên trong cả nước hoàn thành việc lập hồ sơ và tiếp nhận vốn hoàn trả về địa

phương, vượt thời gian theo kế hoạch ban đầu của tỉnh quy định là 8 tháng.
Tổng giá trị tiền hoàn trả vốn LĐTANT đã được Tổng công ty Điện lực Việt
Nam, công ty Điện lực 1 chuyển toàn bộ (100%) về tỉnh Hà Tây để trả cho 286
xã là 46.031.851.323đồng. Trong đó có 1.703.919.270 đồng vốn huy động của
dân và 44.327.932.053 đồng là phần vốn đầu tư của HTX.
Để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương sử dụng vốn hoàn trả LĐTANT đúng
mục đích, ngày 14/9/2001 UBND tỉnh Hà Tây đã có chỉ thị số 21/2001/CT-UB và
ngày 6/12/2001 Hội đồng định giá tài sản LĐTANT tỉnh Hà Tây đã có hướng dẫn
cụ thể về việc thực hiện hoàn trả và sử dụng vốn hoàn trả LĐTANT trên địa bàn
tỉnh Hà Tây trong đó quy định UBND xã chịu trách nhiệm hoàn trả vốn cho dân và
sử dụng vốn hoàn trả của HTX và của xã. Chủ tịch HĐND xã giám sát việc hoàn
trả vốn cho dân và sử dụng vốn được hoàn trả của xã. Phương án sử dụng vốn hoàn
trả của HTX xã do Ban chủ nhiệm HTX xã xây dựng, trên cơ sở bàn bạc dân chủ
với dân và do Hội nghị xã viên quyết định, đồng thời báo cáo với thường trực
Đảng uỷ, Chủ tich, Phó chủ tịch HĐND xã và UBND xã. Phương án sử dụng vốn
hoàn trả phải ưu tiên cho cải tạo lưới điện hạ áp ở địa phương và ứng vốn xây dựng
trạm biến áp mới (cho ngành điện vay không tính lãi để xây dựng thêm TBA, sau 3
năm sẽ được ngành điện hoàn trả đầy đủ). Yêu cầu các xã phải kiểm tra toàn bộ
lưới điện hạ áp và tập trung mọi nguồn vốn được hoàn trả ưu tiên cải tạo, nâng cấp,
tạo điều kiện để giảm gía bán điện đến hộ dân. UBND xã chịu trách nhiệm trình
UBND huyện, thị xã phê duyệt các phương án sử dụng phần vốn được hoàn trả.
Từ cuối năm 2001 số tiền hoàn trả cho các xã đã được Sở Tài chính Vật giá
chuyển về ngân sách các huyện thị xã. Trong gần một năm qua, 240 xã thuộc 14
huyện, thị xã đã lập phương án trình UBND các huyện, thị xã phê duyệt và đã sử
dụng 21,403tỷ đồng (chiếm 46,5% số tiền được hoàn trả), trong đó có 68 xã đã
thoả thuận cho ngành điện vay để xây dựng TBA với số tiền là:5,689tỷ đồng
(chiếm 26,58% số tiền đã sử dụng); số tiền trả nợ cho việc xây dựng các công trình
điện là: 4,231 tỷ đồng (chiếm19,77% số tiền đã sử dụng); Đã đầu tư cải tạo lưới
điện hạ thế: 4,145 tỷ đồng (chiếm 19,37% số tiền đã sử dụng); Đã dùng vào các
công việc khác chưa ưu tiên để đầu tư cải tạo nâng cấp lưới điện hạ áp hiện có là:

7,337 tỷ đồng (chiếm 34,28% số tiền đã sử dụng). Tổng số tiền các xã chưa sử
dụng là: 24,628 đồng (chiếm 53,5% số tiền được dự kiến sẽ dùng vào các công
việc khác là: 2,892 tỷ đồng. Có 43 xã ở các huyện: Đan Phượng, Chương Mỹ, Phú
Xuyên, Quốc Oai chưa lập phương án sử dụng và dự kiến dùng vào việc gì với
tổng số tiền: 5,831 tỷ đồng. Có 20 xã đã sử dụng 100% số tiền hoàn trả vốn
LĐTANT vào các công việc khác và 5 xã dự kiến sẽ dùng số tiền này vào các công
việc khác mà không sử dụng cho việc cải tạo lưới điện hạ áp của xã trong khi nhu
cầu đầu tư thực sự là rất lớn và cấp thiết nhằm mục đích giữ ổn định giá cả bán
điện sinh hoạt không vượt quá giá trần Chính phủ quy định sau khi Nhà nước điều
chỉnh giá bán buôn điện nông thôn phục vụ mục đích sinh hoạt từ 360 đ/KWh lên
429đ/KWh (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng) kể từ ngày 1/10/2002 nhưng vẫn quy
định giá bán lẻ đến hộ dân nông thôn là <=700đ/KWH. Ví dụ ở xã Tuy Lai huyện
Mỹ Đức số tiền được hoàn trả là 281 triệu đồng thì xã đã đầu tư xây dựng kênh
mương 150 triệu, xây dựng trường học 100 triệu, còn lại có 31 triệu đầu tư cho tu
sửa lưới điện hạ thế của xã.
Theo báo cáo của các tổ chức quản lý điện nông thôn và qua điều tra khảo
sát lưới điện hạ áp và tỉnh hình quản lý kinh doanh điện ở các xã, thị trấn có giá
bán điện sinh hoạt đến hộ trên 630đ/KWh của Điện lực Hà Tây trong thời gian qua
cho thấy tổn thất điện năng thực tế tính trong kết cấu giá bán điện đến hộ của các
xã còn cao, phần lơn lưới điện hạ áp (gồm các đường trục, nhánh rẽ vào hộ dân,
công tơ, trang thiết bị đóng cắt và bảo vệ) của các xã không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ
thuật vận hành và kinh doanh (dây chuẩn…) dẫn đến vận hành kém an toàn, tổn
thất điện năng tăng cao (trung bình 15-20%, cao 30-40%, cá biệt đến 45% và chất
lượng điện xấu (tổn thất điện áp lớn). Qua quá trình sử dụng lại không được bảo
dưỡng sửa chữa thường xuyên và cải tạo nâng cấp làm cho lưới điện ngày càng
xuống cấp. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho chi phí tổn thất điện năng cao dẫn
tới giá bán điện của các xã này còn cao. Vì vậy để giữ ổn định giá bán điện sinh
hoạt đến hộ dân nông thôn đảm bảo vẫn ở mức <=700đ/KWh sau khi nhà nước
điều chỉnh tăng giá thì việc sử dụng nguồn vốn hoàn trả LĐTANT cho đầu tư cải
tạo nâng cấp lưới điện hạ thế của các xã cần được các địa phương quan tâm trong

điều kiện nguồn tích luỹ khấu hao sửa chữa lớn tính trong giá bán điện còn ít, việc
huy động nhân dân ở nông thôn đóng góp để cải tạo lưới điện hạ thế gặp nhiều khó
khăn.
Từ thực tế sử dụng vốn hoàn trả LĐTANT trong thời gian qua, đề nghị các
cơ quan chức năng: Hội đồng định giá tài sản LĐTANT, Sở Tài chính Vật giá, Sở
công nghiệp, UBND các huyện thị xã,… tăng cường kiểm tra giám sát, tăng cường
chỉ đạo kiểm tra, các tổ chức đoàn thể quần chúng và nhân dân địa phương giám
sát chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn hoàn trả LĐTANT đúng mục đích, chống tiêu
cực, ưu tiên sử dụng cho việc cải tạo lưới điện hạ áp để đảm bảo an toàn, giảm tổn
thất điện năng và giữ ổn định giá bán điện đến hộ dân nông thôn không vượt quá
giá trần Chính phủ quy định là 700đ/KWh.
2.1 Cần xây dựng công thức xác định chi phí tổn thất điện năng tính trong
giá bán điện đến hộ dân ở nông thôn phù hợp.
Với mức giá trần Nhà nước đưa ra là 700đ/KWh, trong khi mức bán buôn là
429đ (trước kia là 360đ) thì việc trích khấu hao 10% theo quy định là rất khó khăn
cho các tổ chức kinh doanh điện. Trên thực tế theo các số liệu báo cáo thì tổn thất
điện năng chiếm một phần lớn chi phí cấu thành giá điện, điều này ảnh hưởng lớn
đến mức trích khấu hao, trong khi đó các tổ chức kinh doanh điện một phần thiếu
do chuyên môn, phần vì cố tình tính sai mức tổn thất, cho mức tổn thất lên rất cao
để tăng giá bán điện. Trước tình hình trên, tỉnh Hà Tây cần xây dựng một công
thức tính tổn thất sao cho phù hợp, bắt buộc các tổ chức phải thực hiện. Tuy nhiên,
mới có rất ít tài liệu đề cập tới việc xây dựng biểu thức toán học tổng quát giúp cho
việc xác định thuận tiện, nhanh chóng và chính xác chi phí tổn thất điện năng tính
trong gía bán điện và mối quan hệ giữa giá mua buôn của ngành điện và tổn thất
điện năng thực tế với chi phí tổn thất điện năng tính trong giá bán điện đến hộ dân
ở nông thôn. Sau khi tham khảo một số bài báo và hỏi ý kiến của các kỹ sư điện,
em xin đề cập đến cách tính chi phí tổn thất điện năng mà kỹ sư Nguyễn Đăng
Thắng (Phó trưởng chi nhánh điện lực Phú Xuyên, Hà Tây) đưa ra.
Bài toán thực tế
Giả sử mỗi tháng, HTX mua buôn 10000kWh của ngành điện với giá 360

đ/kWh, sau đó tổ chức bán lẻ đến hộ dân phục vụ cho sinh hoạt thì:
Số tiền phải trả cho ngành điện là:
10000kWh x 360 đ/kWh = 3.600.000 đ
Nếu không có tổn thất điện năng thì lượng điện năng bán được cho các hộ
dùng điện trong xã đúng bằng lượng điện mua buôn của ngành điện, tức là 10.000
kWh.
Nhưng vì có tổn thất điện năng, giả thiết là 20%, nên thực tế lượng điện
năng bán đến hộ chỉ còn là 80%, tức là:
A
b
= 10.000 kWh x 80% = 8.000 kWh
Như vậy để trả đủ số tiền 3.600.000 đồng cho ngành điện, chưa kể đến các
chi phí khác thì giá bán điện đến hộ phải là:
đồng/8.0000kWh = 450 đ/kWh
Như vậy chi phí tổn thất điện năng (số tiền bị mất mát do tổn thất điện
năng) cho 1 kWh điện sinh hoạt là:
450 đ/kWh – 360 đ/kWh = 90 đ/kWh
Xây dựng biểu thức tổng quát bằng công thức toán học.
Giả sử một xã mua điện của ngành điện trong một tháng với sản lượng là A
m
kWh với giá mua là G
m
. Khi đó tiền phải trả ngành điện là:
T
m
= A
m
x G
m
Nếu không có tổn thất điện năng thì lượng điện năng bán được cho các hộ

dùng điện trong xã là A
b
= A
m
Nhưng vì có tổn thất điện năng ∆A nên thực tế chúng ta chỉ bán được lượng
điện năng là:
A
b
= A
m
- ∆A (kWh)
Khi đó giá bán điện đến hộ (ký hiệu là G
b
) phải tăng lên bằng giá mua của
ngành điện cộng với chi phí tổn thất là:
G
b
= G
m
+ G

Trong đó, G
m
là giá mua của ngành điện (đ/kWh).
G


là chi phí tổn thất điện năng tính theo đ/kWh.
Khi chỉ xét tới chi phí tổn thất điện năng, mà chưa tính tới các chi phí khác
trong quá trình quản lý kinh doanh điện từ công tơ tổng của trạm biến áp đến công

tơ các hộ dân thì:
Số tiền thu được theo giá bán G
b
với giá sản lượng A
b
là T
b
=A
b
x G
b
phải
bằng số tiền trả cho ngành điện là T
m
= A
m
x G
m
tức là ta có:
T
b
= T
m
⇒ A
b
x G
b
= A
m
x G

m
(1)
Vì A
b
= A
m
- ∆A và G
b
= G
m
+ G

nên thay vào công thức (1) trên ta có:
(A
m
- ∆A) x (G
m
+ G

) = A
m
x G
m
(2)
Sau khi biến đổi ta được:???
Một số ứng dụng từ công thức trên
- Tính chi phí tổn thất điện năng và giá bán điện đến hộ dân nông thôn ứng với
các mức tổn thất điện năng thực tế và giá mua buôn của ngành điện.
- Công thức toán học trên cho phép tính toán chính xác và nhanh chóng chi phí
tổn thất điện năng tính bằng đ/kWh ứng với các mức tổn thất khác nhau hoặc

ngược lại. Từ đó có thể lập sẵn thành bảng ứng với từng mức giá mua không đổi,
rất tiện lợi. Với cùng một mức giá mua buôn của ngành điện, hệ số tổn thất điện
càng cao thì chi phí tổn thất điện năng càng lớn và do đó giá bán điện đến hộ dân ở
nông thôn sẽ càng cao và ngược lại. Công thức trên cũng chỉ rõ bản thân chi phí
tổn thất điện năng phụ thuộc vào hai thông số là giá mua và tổn thất điện năng thực
tế, vì thế khi Nhà nước điều chỉnh tăng gía bán buôn điện phục vụ sinh hoạt ở nông
thôn từ 360 đ/kWh lên 429 đ/kWh từ ngày 1-10-2002 (đã tính thuế VAT) thì các tổ
chức quản lý bán điện nông thôn không chỉ đơn thuần là lấy giá bán điện sinh hoạt
hiện tại đang bán cộng thêm 69 đồng/kWh là có giá bán điện mới. Bởi vì nhà nước
vẫn giữ nguyên mức giá trần
T
T
Mức tổn thất điện năng (%)
1
0
1
5
2
0
2
5
3
0
3
5
4
0
4
5
5

0
5
5

×