Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Nghị quyết năm học 2008-2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.65 KB, 7 trang )

PHÒNG GD&ĐT BA TƠ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS TT B ATƠ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số /NQ-THCS Ba Tơ, ngày 27 tháng 9 năm 2008
NGHỊ QUYẾT
HỘI NGHỊ CB-VC TRƯỜNG THCS TT BA TƠ
Năm học 2008 – 2009
*****o0o*****
Căn cứ công văn số 7475/BGDĐT-GDTrH ngày 15/8/2008 của Bộ
GD&ĐT, công văn số 1206/GDTrH ngày 25/8/2008 của Sở GD&ĐT Quảng Ngãi,
công văn số 362/GD&ĐT-GDTrH ngày 18/9/2008 của Phòng GD&ĐT Ba Tơ về
việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2008-2009 và Nghị quyết của Chi bộ
trường THCS TT Ba Tơ.
Căn cứ những điều kiện thuận lợi và khó khăn của nhà trường, trên cơ sở
những thành tích, kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế của năm học
2007-2008;
Hôm nay Trường THCS TT Ba Tơ tổ chức Hội nghị CB-VC năm học 2008-
2009, Hội nghị đã thảo luận xây dựng phương hướng nhiệm vụ năm học 2008-
2009 và đi đến thống nhất:
QUYẾT NGHỊ
A/ MỤC TIÊU CHUNG:
1/ Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông, Nghị quyết 41/2000/QH10 về phổ cập giáo dục trung học cơ
sở của Quốc hội (khoáX), chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị
Trung ương Đảng về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ
“Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động
“Hai không”, thực hiện chủ đề “Năm học ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới
quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường thân thiện, học sinh tích
cực”.
2/ Thực hiện kế hoạch giáo dục với 37 tuần thực học mỗi năm học. Tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn


luyện của học sinh, bảo đảm yêu cầu thí nghiệm, thực hành, hướng nghiệp. Từng
bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nâng cấp cơ sở vật chất.
3/ Phấn đấu đảm bảo tiến độ và chất lượng trong việc thực hiện mục tiêu phổ
cập THCS của xã Ba Cung và TT Ba Tơ.
B/ MỤC TIÊU CỤ THỂ:
I/ Giáo dục chính trị - tư tưởng:
1
1/ Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị gắn chặt với cuộc
vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”,
mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
a/ Đối với giáo viên:
Tiếp tục giới thiệu, học tập về thân thế, sự nghiệp và đạo dức Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Từ tình cảm và nhận thức mới về Bác, từ đòi hỏi của sự phát triển giáo
dục tại địa phương, cơ sở mà mỗi thầy giáo, tự lựa chọn những việc làm cụ thể,
thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi các cuộc vận động và phong trào của ngành
ở nơi mình làm việc. Thực hiện Quy định đạo đức nhà giáo theo Quyết định
sô16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
tổ chức toạ đàm về các tấm gương nhà giáo ở địa phương và cả nước được giới
thiệu trong sách “Gương mặt Giáo dục Việt Nam 2008”.
b/ Đối với học sinh:
Thông qua xem phim về Bác Hồ, nghiên cứu các tư liệu về Bác Hồ qua các
môn học như: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, bản thân có tình cảm thật sự
với Bác và hình thành ý chí học tập vì đất nước, vì sự tiến bộ của bản thân, tự giác
thực hiện cuộc vận động “Hai không” và tham gia phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
2/ Chỉ tiêu:
a/ Giáo viên: 100% đạt loại Tốt.
b/ Học sinh:
Tốt: 65%, Khá: 30%, Tb: 4%, Yếu: 1%.

II/ Công tác dạy và học:
Triển khai thực hiện hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học
năm học 2008 – 2009 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Tơ.
- Thực hiện dạy đầy đủ các môn học, đúng phân phối chương trình, kế hoạch
dạy học theo đúng quy định của Bộ và Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Tơ.
- Về dạy học tự chọn: thực hiện dạy chủ đề bám sát ở các môn: Toán, Vật lý,
Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh.
- Về hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục hướng nghiệp: thực
hiện theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Tơ.
- Thực hiện dạy tích hợp bảo vệ môi trường vào các môn : Ngữ văn, Lịch sử,
Địa lý, GDCD, Vật lý, Sinh học, Công nghệ.
- Thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa
lý, GDCD, Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Công nghệ đúng theo hướng dẫn.
- Thực hiện đánh giá, xếp loại giờ dạy, hồ sơ giáo án của giáo viên theo
đúng các văn bản hướng dẫn.
- Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn năm học và
tổ chức các hoạt động chuyên môn: Hội thảo chuyên đề về soạn giảng, đổi mới
phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh.
- Xây dựng kế hoạch quản lý hồ sơ, giáo án, điểm, chất lượng học tập của
học sinh. Lập đầy đủ các loại hồ sơ học sinh theo quy định, đảm bảo độ chính xác
và tránh những sai sót trong khi làm hồ sơ.
2
- Kiểm tra chất lượng đầu năm, khối 6 khảo sát 2 môn: Ngữ văn, Toán; khối
7: khảo sát 4 môn: Ngữ văn, Toán, Vật lý, Tiếng Anh để nắm tình hình hình chất
lượng học tập, từ đó có biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu,
kém.
- Tổ chức thi GVDG cấp trường và tham hội thi GVDG các cấp.
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, thông qua hoạt động thao giảng,
Hội thảo ở tổ, dự giờ trao đổi, rút kinh nghiệm.
- Tiếp tục đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh. Căn

cứ vào các chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông làm cơ
sở để kiểm tra, đánh giá học sinh. Đổi mới cách ra đề để chống lối học vẹt, hiểu
máy móc, đề kiểm tra phải chuẩn xác, khách quan, đánh giá đúng trình độ học sinh
và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức thi HSG cấp trường và dự thi HSG các
cấp.
- Phụ đạo học sinh yếu, kém. Trên cơ sở kết quả học tập của học sinh ở từng
bộ môn, giáo viên có kế hoạch giúp đỡ những học sinh học yếu kém và tham mưu
cho nhà trường để phối hợp với phụ huynh tổ chức phụ đạo cho các em.
- Thực hiện tốt các Quy đinh về dạy thêm, học thêm. Ngăn chặn và xử lý kịp
thời những trường hợp dạy thêm trái quy định, cũng như ép học sinh học thêm để
thu lợi cá nhân.
- Tiếp tục triển khai công tác dạy học phổ cập THCS ở xã Ba Cung và TT
Ba Tơ để giữ chuẩn phổ cập trong năm 2009 và tạo sự ổn định bền vững cho
những năm tiếp theo.
- Thực hiện đúng các chương trình lồng ghép về giáo dục dân số, giáo dục
môi trường, ATGT và các tệ nạn xã hội khác.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh đúng quy chế, không để xảy
ra các hiện tượng tiêu cực, vi phạm quy chế.
- Tích cực vận động học sinh ra lớp, bảo đảm thực hiện đạt kế hoạch phát
triển giáo dục năm học của nhà trường, giảm tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học.
* Chỉ tiêu về chất lượng giáo dục:
- Đức dục:
Hạnh kiểm khá, tốt 95% trở lên, hạn chế thấp nhất tỉ lệ hạnh kiểm yếu.
- Trí dục:
+ Học sinh lên lớp 97% trở lên, trong đó học sinh lên lớp thẳng đạt 85%.
+ Học sinh công nhận tốt nghiệp THCS đạt 98% trở lên.
+ Phấn đấu giảm tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học dưới 3%.
+ Phấn đấu đạt học sinh giỏi các cấp thuộc các bộ môn: Toán, Ngữ văn, Vật
lý, Hoá học, Sinh, Địa, Tiếng Anh, Mỹ thuật.

III/ Xây dựng đội ngũ:
1/ Đối với giáo viên:
- Xây dựng tập thể sư phạm gương mẫu trong việc thực hiện pháp luật, nêu
cao tinh thần tận tuỵ với nghề nghiệp và thương yêu học sinh, thực hiện cuộc vận
động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
3
- Xây dựng kế hoạch nhu cầu giáo viên, đảm bảo đủ giáo viên các bộ môn
và không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu
giảng dạy hiện nay.
- Trên cơ sở các điều kiện thiết bị dạy học hiện có và căn cứ vào yêu cầu về
kiến thức, kỹ năng, nội dung sách giáo khoa, giáo viên chủ động vận dụng các
phương pháp dạy học bộ môn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và
năng lực tự học của học sinh.
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo các tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, hội
thảo, hội giảng để trao đổi rút kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, nâng cao trình độ
chuyên môn.
- Tất cả giáo viên phải tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn như: dự giờ,
thao giảng, hội thảo trao đổi sáng kiến kinh nghiệm và những giáo viên đủ điều
kiện phải dự thi GVDG các cấp. Riêng giáo viên mới về trường phải tăng cường
dự giờ đồng nghiệp để học hỏi, nâng cao tay nghề.
- Tích cực sử dụng và phát huy có hiệu quả TB, ĐDDH có sẵn, đồng thời tự
làm và sử dụng ĐDDH tự làm giúp cho học sinh dễ hiểu bài.
- Khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy, tham gia dự thi
ĐDDH tự làm các cấp.
- Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT, Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh quy định về dạy
thêm, học thêm. Quản lý tôt việc dạy thêm học thêm, không để xảy ra dạy thêm,
học thêm sai quy định. Những cán bộ, giáo viên vi phạm phải có hình thức xử lý
nghiêm minh.
* Thực hiện tốt quy chế chuyên môn:

+ 100% giáo viên soạn bài trước khi lên lớp.
+ Tổ trưởng chuyên môn ký duyệt giáo án 2tuần/lần, có so sánh với giáo án
của năm học vừa qua.
+ Tổ chuyên môn họp 2 lần/tháng để đánh giá hoạt động trong thời gian qua
và đề ra công tác thời gian đến.
Thực hiện kiểm tra, chấm trả bài, ghi điểm và tổng kết bộ môn đúng theo
quy định của Bộ GD&ĐT, của trường; tránh sự sai sót, sửa chữa.
+ Thực hiện đúng tiến độ theo phân phối chương trình, Tổ trưởng chuyên
môn kiểm tra việc thực hiện chương trình hàng tuần của giáo viên và báo cáo cho
nhà trường để theo dõi và chỉ đạo.
+ Dự đột xuất giờ dạy trên lớp của giáo viên: 3tiết/năm/giáo viên. Thao
giảng: 2tiết/năm /giáo viên. ( mỗi học kỳ thực hiện ít nhất 1tiết)
* Các chỉ tiêu cụ thể:
- Thi GVDG:
- Cấp trường: 14/24 GV. Tỉ lệ 58,3%.
- Cấp huyện: 8/24GV. Tỉ lệ 33,3%.
- Cấp tỉnh: 6 GV ( nếu có tổ chức thi).
- Đạt lao động tiên tiến: 70% trở lên.
- Không có cán bộ giáo viên, nhân viên xếp loại không đạt yêu cầu.
4
2. Đối với CBQL:
Thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức lối sống; học tập
nâng cao trình độ nghiệp vụ, đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả quản lý.
Thực hiện chuẩn Hiệu trưởng, tạo điều kiện để CBQL đạt chuẩn đào tạo về nghiệp
vụ quản lý và lý luận chính trị.
3/ Công tác chủ nhiệm:
- Thường xuyên quan tâm chỉ đạo tổ chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm lớp
tìm hiểu, nắm vững hoàn cảnh của từng học sinh; phối hợp với các tổ chức trong
và ngoài nhà trường, với Ban ĐDCMHS lớp để quản lý giáo dục, nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Tuyên truyền vận động học sinh đi học chuyên cần, đảm bảo giữ vững sĩ số
từ đầu đến cuối năm. Xây dựng nề nếp sinh hoạt, học tập của lớp để đạt các chỉ
tiêu về đức dục và trí dục đã đề ra. Phấn đấu hạ thấp tỉ lệ học sinh bỏ học, lưu ban.
- Tổ chủ nhiệm mỗi tháng họp 1 lần. Sau mỗi học kì, năm học tổ chức họp
bình xét thi đua về công tác chủ nhiệm công bằng, công khai.
- GVCN có trách nhiệm tổ chức HĐNGLL cho học sinh theo từng khối lớp.
IV/ Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
- Xây dựng kế hoạch xin kinh phí mua sắm các dụng cụ: tủ, kệ sách, bàn ghế
trang bị cho thư viện, nhà làm việc. Tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo các điều
kiện dạy học và sinh hoạt trong nhà trừong.
- Lập kế hoạch xin kinh phí mua bổ sung SGK, SGV, tài liệu tham khảo,
trang thiết bị, đồ dùng dạy học và quản lý, sử dụng có hiệu quả. Vận động
CB,GV,NV, học sinh tặng sách để xây dựng tủ sách dùng chung trong nhà trường.
Đẩy mạnh phong trào khuyến khích giáo viên tự làm ĐDDH để đáp ứng nhu cầu
đổi mới PPDH hiện nay.
- Thực hiện quản lý tài chính đúng luật, thu chi đúng quy định, tiết kiệm chi
và có hiệu quả, không đặt ra các khoản thu trái quy định hoặc tăng các khoản thu
gây phiền hà cho PHHS.
- Thường xuyên lao động vệ sinh trường lớp, tu sửa hàng rào, chăm sóc cây
xanh, xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch- đẹp.
- Từng bước tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất, nâng cao chất
lượng bộ môn thể dục và hoạt động TDTT.
V/ Công tác xã hội hoá giáo dục:
- Củng cố Ban ĐDCMHS lớp, trường, nâng cao chất lượng hoạt động của
Ban ĐDCMHS. Nhà trường, GVCN lớp phối hợp với Ban ĐDCMHS để giáo dục
đạo đức, bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém, vận
động học sinh bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, có hoàn cảnh
khó khăn, học sinh khuyết tật, tàn tật.
- Tham mưu với các cấp Uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận , các tổ chức đoàn
thể ở địa phương để huy động học sinh ra lớp phổ thông và phổ cập.

- Tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp Uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận, đoàn
thể ở địa phương, đặc biệt là phòng GD&ĐT Ba Tơ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà
trường phát triển.
5
- Chăm lo đến việc học tập của những học sinh là đối tượng được hưởng
chính sách xã hội, các em có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo, học sinh khuyết
tật, tàn tật.
- Vận động những nhà hảo tâm và tổ chức đóng góp xây dựng trường.
- Đăng ký xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong năm
học 2008 – 2009 tập trung giải quyết 3 vấn đề: phải có nhà vệ sinh và tổ chức cho
học sinh làm vệ sinh, thường xuyên đảm bảo sạch sẽ; lựa chọn và đưa trò chơi dân
gian hoặc hoạt động vui chơi tích cực khác vào trường học.
VI/ Công tác ngoại khoá:
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh; cùng với việc dạy
đúng, đủ có chất lượng các môn học theo chương trình, phải tổ chức có hiệu quả
HĐNGLL theo đúng hướng dẫn của Bộ, Phòng GD&ĐT Ba Tơ. Hoạt động GDHN
ở lớp 9 thực hiện tích hợp sang HĐNGLL ở 2 chủ điểm: “Truyền thống nhà
trường: chủ điểm tháng 9”; “Tiến bước lên Đoàn”: chủ điểm tháng 3 với thời lượng
9 tiết/năm, đảm bảo tổ chức dạy học các chủ đề tự chọn.
- Thông qua các hoạt động Đoàn, Đội, hoạt động tập thể để giáo dục đạo
đức, lối sống và trách nhiệm công dân cho học sinh, xây dựng nề nếp tự quản trong
học sinh.
- Tổ chức và tham gia đầy đủ các môn điền kinh, TDTT do Phòng GD&ĐT
phát động.
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, phòng, chống ma tuý và các
TNXH, thực hiện ATGT trong CB,GV,NV và học sinh.
- Tổ chức thi vẽ tranh với chủ đề “Tuổi trẻ học đường phòng, chống ma tuý,
HIV/AIDS và bảo vệ môi trường” cấp trường và dự thi cấp huyện, tỉnh.
- Tổ chức hoạt động văn hoá, văn nghệ, xây dựng nếp sống văn hoá.
- Đẩy mạnh các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện, thăm hỏi, giúp đỡ các

em có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn và thăm hỏi các Bà mẹ VNAH, gia đình
thương binh liệt sĩ,có công với cách mạng.
- Các hoạt động phối hợp phải đảm bảo mục tiêu nâng cao chất lượng giáo
dục đạo đức, lối sống lành mạnh cho học sinh.
VII/ Công tác đoàn thể:
- Củng cố và đẩy mạnh công tác đoàn thể trong nhà trường: Công đoàn,
Đoàn TN, Đội TN, Hội CTĐ , để phối hợp với nhà trường quản lý, xây dựng nề
nếp và thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Phấn đấu cuối năm đạt:
+ Công đoàn cơ sở xuất sắc.
+ Chi đoàn xuất sắc
+ Liên đội xuất sắc cấp tỉnh.
VII/ Công tác thi đua khen thưởng:
- Kiện toàn công tác thi đua - khen thưởng của nhà trường, tổ chức nhiều
phong trào thi đua trong năm học, theo dõi, bình xét công khai, công bằng, chính
xác, có hình thức tuyên dương, khen thưởng kịp thời với các cá nhân, tập thể hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ, nghiêm túc phê bình đối với những tập thể, cá nhân vi
6
phạm nội quy, quy chế, kỷ luật lao động. Tổ chức bình xét thi đua 2 lần/năm học,
theo hồ sơ đăng ký thi đua của tập thể, cá nhân.
- Phấn đấu cuối năm đạt:
+ Trường tiên tiến xuất sắc.
+ Đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hoá.
+ 01 tổ đạt tập thể lao động tiên tiến.
+ 01 tổ đạt tập thể lao động xuất sắc.
VIII/ Công tác quản lý, giám sát, kiểm tra nội bộ:
- Tiếp tục thực hiện Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường
THPT và trường phổ thông nhiều cấp học.
- Lập và quản lý các loại sổ sách, hồ sơ chuyên môn đúng quy định.
- Quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ đúng quy định.

- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học để duy trì trật tự kỷ cương
và nề nếp trong nhà trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
- Đảm bảo thông tin báo cáo trong nhà trường và báo cáo cho cấp trên.
B/ Biện pháp thực hiện:
- Nhà trường tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Uỷ Đảng, Chính
quyền, Mặt trận, đoàn thể địa phương và của Phòng GD&ĐT, để phát triển sự
nghiệp giáo dục.
- Nhà trường phối hợp với Công đoàn đẩy mạnh cuộc vận động “ Mỗi thầy
giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng
cao phẩm chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất
lượng giáo dục hiện nay.
- Nhà trường xây dựng kế hoạch năm học, trên cơ sở đó từng bộ phận, từng
tổ xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể, tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc
thực hiện và báo cáo kết quả cho nhà trường.
- Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo tổ chức thực hiện.
Trên đây là toàn văn Nghị quyết Hội nghị CB-VC trường THCS TT Ba Tơ
năm học 2008 – 2009. Toàn thể CB-GV và NV nhà trường phấn đấu quyết tâm
thực hiện tháng lợi Nghị quyết này./.
TM. TỔ THƯ KÍ
7

×