Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

QUÊ HƯƠNG VĨNH BÌNH BẮC ANH HÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.53 KB, 9 trang )

VĨNH BÌNH BẮC QUÊ HƯƠNG ANH HÙNG
CHƯƠNG I
ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI
Vĩnh Bình Bắc là một xã được tách ra từ xã Vĩnh Bình vào năm 1967, thuộc huyện Vĩnh Thuận, tỉnh
Kiên Giang, tổng diện tích 7.339,23 ha, với 14.869 người dân, trong đó có 2.254 người Khmer, 439 người
dân tộc Hoa, gồm 8 ấp : Bình Minh, Hòa Thạnh, Hiệp Hoà, Bình Hoà, Nước Chảy, Xẻo Gia, Tân Bình,
Đồng Tranh.
Nằm trong khu vực U Minh Thượng, căn cứ địa của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ . Đảng bộ và quân dân Vĩnh Bình Bắc đã một lòng theo Đảng đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ
quê hương và đã lập nên những thành tích to lớn. Năm 1976 đã được nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh
Hùng Lực Lượng Vũ Trang.
1/ VĨNH BÌNH BẮC XA XƯA
Từ trước thế kỉ VI, khi vương quốc Phù Nam còn cường thịnh, vùng đất Vĩnh Thuận nói chung,
Vĩnh Bình nói riêng đã từng có cư dân sinh sống. Qua kết quả khảo cổ và phát hiện của nhân dân, ta được
biết nơi đây đã từng có hoạt động của con người thể hiện bằng các hiện vật thờ cúng và phương tiện sinh
hoạt. . . Đến khi vương quốc Phù Nam suy tàn- mà cho đến nay, chưa có ai rõ một cách chính xác, trong
suốt một thời gian dài từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV, vùng đất phía Nam sông Cái Lớn là rừng tràm mênh
mông, sau này được gọi là rừng U Minh Thượng, là vương quốc của các loài thú rừng và các loài động vật
sống trong nước. Các loài thú và thảm thực vật tự do sinh sôi nảy nở và cạnh tranh sinh tồn để U Minh trở
thành một khu rừng ngập nước ( Lâm tẩu) của nước ta và cả trên thế giới.
Cũng như các xã phía Nam sông Cái Lớn, bàn chân con người đến sinh cơ, lập nghiệp trên vùng đất
Vĩnh Bình tương đối muộn. Trong điều kiện rừng rậm, hoang du, nơi đây là lãnh địa của các loài thú như :
cọp, beo, heo rừng, nai, khỉ, chồn, cá sấu, kỳ đà, trăn, rắn, rùa . . . .Sống dưới nước có các loài cá đồng như :
lóc, trê, rô, sặc, lươn . . . . Bên trên là các loài chim như : chàng bè, bồ nông, đà đẩy, giang sen, cò, quốc,
diệc, cúm núm, trít cồ và các loài chim nhỏ khác . . . Đặc biệt, ong là một loài côn trùng sản xuất ra nguồn
lợi rất lớn của U Minh, của Vĩnh Bình Bắc xưa. Quần cư động vật và thực vật này đã nuôi sống và bảo vệ
nhau hàng chục thế kỷ.
Vào năm 1708, trấn Hà Tiên được thành lập, nguyên dãy đất hữu ngạn sông Hậu sáp nhập vào đất
nước Việt Nam thì vùng đất phía Nam sông Cái Lớn vẫn còn là rừng rậm hoang du, có chăng, chỉ là một vài
người dân sống ven biển một cách tạm bợ. Nhưng kể từ khi đó làng Rạch Giá, Cà Mau được thành lập, khu
vực phía Nam sông Cái Lớn, rừng U Minh, đất Vĩnh Bình mới thật sự có con người đến khai hoang, lập


làng mở đất và phát triển cho đến hôm nay.
2/ NHỮNG NGÀY KHAI HOANG LẬP NGHIỆP :
Vào cuối thế kỉ thứ XVII, cùng lúc với việc khai mở vùng đất Hậu Giang, người Việt và người
Khmer đã có mặt rải rác nhiều nơi trong tỉnh Kiên Giang, nhưng lúc đó, vùng đất này không có một chính
quyền nào cai quản, các nhà du khảo vẫn còn gọi nơi đây là một vùng đất không người. Triều đình của chúa
Nguyễn ở Đàng Trong chỉ dừng chân phía tả ngạn sông Tiền, vương triều Chân Lập không đủ sức, mà cũng
không quan tâm đến khu vực rừng ngập mặn đầy nguy hiểm, do phải luôn tranh giành quyền lực với nhau.
Nhưng những người lao động chân chất, kể cả người Việt và ngưòi Khmer đã đến chốn rừng sâu để tìm đất
sống, đó là những con người không thể sống nổi nơi quê cha, đất tổ, họ phải ra đi để thoát khỏi vòng kềm
kẹp của chế độ phong kiến hà khắc, chạy trốn sự bốc lột của bọn vua quan, địa chủ, đồng thời để tránh sự hy
sinh vô nghĩa trong cuộc chiến tranh giành quyền thế của các tập đoàn phong kiến, trong đó có cả những
người bị chế độ phong kiến bắt tội, truy nã . . . .Họ đã dừng chân bên bờ sông Cái Lớn và tiến dần vào rừng
sâu, chấp nhận đối mặt với thiên nhiên đầy nguy hiểm. Đối với họ, đối phó với thú dữ, bệnh tật, còn hơn
nằm trong vòng kềm toả của bọn vua quan. Họ đã chiến đấu với thiên nhiên, với thú dữ, rắn độc, đốn cây,
phá rừng làm rẫy, lập vườn . . . bắt thiên nhiên phải phục vụ cho đời sống của họ. Và họ đã chiến thắng một
cách vẻ vang.
Vào đầu thế kỷ thứ XVIII, Rạch Giá đã trở thành một trung tâm dân cư và mua bán. Những người
dân bên bờ sông Cái Lớn đã vào cạo mật. Vào rừng, gặp tổ ong, người ta xông khói cho ong bay tản đi rồi
mới gỡ tổ ong xuống, cạo mật còn đọng trên thân cây, gỡ tàn ong có cả ong non chấm mật ăn, họ chỉ ăn cho
vui chứ không phải đó là sản phẩm chính, xong bỏ tất cả vào trong gùi mang về, vắt lấy mật, còn lại tàn ong
thì nấu lấy sáp. Vào thời kỳ mở đất này, người dân chưa gác kèo ong bởi lượng ong nhiều, rừng còn rậm.
Ong có thể chọn nơi thuận tiện để đóng tổ. Trong một mùa ăn ong, mỗi người có vài trăm lít mật, kèm theo
đó là sáp ong. Tất cả các sản phẩm này được bán cho tư nhân ở Rạch Giá, Hà Tiên để bán lại cho các tàu
buôn các nước. Nguồn lợi về ong đã nuôi sống người dân U Minh trong mấy tháng đầu mưa.
- Bắt chim: Vào đầu thế kỷ XX trở về trước, chim trong rừng U Minh nhiều vô số, có nhiều loại
chim lớn, tụ tập thành từng bầy rất lớn, nhất là vào mùa đẻ và mùa ấp trứng, chim về một nơi nhất định
trong rừng U Minh được nhân dân gọi là sân chim, vườn cò . . Địa danh Đường Sân ngày nay xuất phát từ
việc mở đường đi vào sân chim để khai thác mà thành tên gọi. Cái Nứa cũng là một nơi trước đây chim
thường về đẻ trứng.
Ngày xưa, người dân U Minh không bắt chim bằng các phương tiện như bẫy, bắn . . .mà khai thác

lớn bằng cách vào các sân chim lúc chim non đã đủ lông, đủ cánh chuẩn bị bay đi kiếm ăn. Người ta cũng
không phải bắt chim để lấy thịt, mà chủ yếu giết chim nhổ lông bán ra nước ngoài làm các sản phẩm trang
trí và vật dụng sinh hoạt. Dĩ nhiên, thịt chim cũng được sử dụng làm thực phẩm, nhưng do lượng chim quá
nhiều, vào trong sân bắt giết một đêm hàng chục ngàn con, nên sau khi nhổ lấy lông, người ta chỉ lấy một ít
thịt chim phơi khô, còn lại phải dọn sạch, bỏ xuống sông cho trôi đi nơi khác để mùa sau chim còn trở lại đẻ
trứng.
Săn thú : Săn thú rừng là một hoạt động đáo của người dân vùng U Minh. Thú rừng U Minh rất đa
dạng, mà một phần lớn là thú dữ, độc, có những loại có thể làm hại tính mạng con người như cọp, beo, sấu,
rắn; có loại phá hoại tài sản như heo rừng, chồn, khỉ . . .Săn thú vừa là để bảo vệ tính mạng, tài sản, vừa là
một sản phẩm có giá trị cao.
Đối với các loại thú dữ, lớn, người ta phải dùng bẫy, nhiều khi đối mặt bất chợt, người dân U Minh
phải chiến đấu bằng sức lực, võ nghệ, tài trí của mình. Sự tích“ Thị Cư đánh cọp” là một điển hình về tính
bất khuất, kiên cường và tài năng của lớp người đi mở đất. Heo rừng và cọp là hai loại thú nguy hiểm và
hung dữ, nhưng dần cũng bị con người khuất phục và tiêu diệt.
Trong hoạt động săn bắt, săn cá sấu là một loại hình đặc biệt, ngoài câu với mồi bằng vịt, heo con,
mỡ người . . . những người dân còn lặn xuống sông để bắt cá sấu bằng tay không, trói thúc ké rồi lôi lên lột
da đem bán.
Các loài thú nhỏ như chồn, cáo, trúc, kỳ đà . . . là những loại thực phẩm thường xuyên, những người
đi săn chỉ cần một cây mác và vài con chó săn, các con chó tinh khôn này làm hầu hết các phần việc, từ việc
phát hiện con mồi đến việc bắt và cắn chết con mồi tha về cho chủ, thợ săn chỉ có nhiệm vụ đôn đốc và trợ
lực những khi cần thiết.
Những người thợ săn có nhiều kinh nghiệm chỉ cần phát hiện một vài dấu hiệu của con thú còn để lại
trong rừng là có thể đoán được nó là con gì, đã đến nơi nào trú ẩn, từ đó mà dẫn chó đi bắt.
Riêng đối với rắn, nhất là rắn độc, người ta có nhiều cách bắt khác nhau, ngoài câu, lưới, đào hang là
những cách bắt thông thường, người lành nghề dùng vài loại thuốc làm cho con rắn phải tuân theo sự điều
khiển của con người, họ chỉ cần vỗ miệng hang con rắn bò lên rồi bắt bỏ vào giỏ mà không cần may miệng.
Có những trường hợp chó gặp rắn độc, chúng đánh nhau rất lâu, chó mới có thể cắn chết rắn, cũng có khi
chó bị rắn cắn chết.
Bắt cá : Cá đồng U Minh nổi tiếng nhiều và lớn, có những con rạch, khúc sông hoặc ở trong các
lung, bào, cá lên lớp ngớp ục như nước cơm sôi, người ta chỉ bắt những con cá lớn mới có thể đem bán được

còn lại thì phải làm mắm, phơi khô. Phương tiện bắt cá phần nhiều là dùng lờ, lợp, đăng, đó, nò, xà di . . .
Việc giăng câu, cắm câu tuy vẫn bắt được nhiều cá nhưng năng xuất không cao bằng những loại kể trên.
Ngoài ra, người ta còn tát đìa bắt một lần hàng tấn cá. Riêng con lươn thì bắt bằng ống trúm, đôi khi người
ta cũng xom bắt vài con phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Nói chung nguồn thuỷ sản của U Minh vào thời kỳ
đầu này rất là dồi dào nên con người không phải lo lắng đến thực phẩm, thậm chí có thể ăn thay cho gạo.
Cuộc sống của người dân U Minh khá tách biệt với thế giới bên ngoài, trừ những lúc mang sản phẩm
của rừng ra chợ bán, thậm chí nhà cửa cũng không sử dụng đinh hay dây chi mà chỉ buộc bằng dây choại.
Mặc dù, lúc này triều đình nhà Nguyễn đã đặt hệ thống hành chánh lên vùng đất sông Hậu, khu vực Vĩnh
Bình thuộc huyện Kiên Giang, nhưng nơi đây vẫn chưa lập làng, đời sống của người dân chưa bị bó vào
khuôn phép của chính quyền phong kiến. Những mảnh ruộng do quá trình phá rừng trồng lúa dần được hình
thành cung cấp lương thực cho số người khai hoang. Phương thức làm ruộng cũng khá đơn giản, đốn cây,
dọn đất, đổt rồi sạ lúa xuống đến mùa thu hoạch. Có những chỗ, do đất còn rất nhiều chất màu mỡ nên năng
xuất khá cao. Từ đó đã xuất hiện câu nói“ làm chơi ăn thiệt”. Tuy nhiên, phá rừng làm ruộng là một quá
trình gian khổ, có khi sạ lúa tới mùa thứ bảy mới được ăn. Bên cạnh đó, thú rừng như khỉ, heo rừng luôn
phá phách, người dân phải bảo vệ rất cực khổ.
Đến giữa thế kỷ XIX, một người gồm ông Năm Tỷ, ông Thuần, ông Thoại . . . .tiến vào rừng sâu, lần
theo lòng lạch thiên nhiên dừng chân dưới một cây Kè cao lớn mọc bên bờ rạch cất chòi ở, khai thác rừng,
địa danh Kè Một được hình thành. Khi thấy có thể định cư được, những người này đã đưa gia đình, vợ con
vào sống. Và, với quan cảnh “Đất rộng người thưa”, họ mời thêm nhiều người khác đến chung sống, cùng
nhau khai hoang lập nên một xóm nhỏ gọi là xóm Kè Một.
Cùng lúc với nhóm người này, các xóm Nhà Ngang, Thầy Quơn, Nước Chảy, Ba Đình . cũng được hình
thành với các hoạt động, sinh hoạt như Kè Một.
Cuộc sống ban đầu của những cư dân mới này chủ yếu dựa vào rừng, rừng đã nuôi họ một cách hào phóng,
không phải lo từng buổi, cho dù lúc bây giờ rừng vẫn còn cọp, heo rừng và các loại thú khác, nhưng những
tập thể xóm nhỏ đã tự bảo vệ nhau được và cứ vào rừng thì chắc chắn có sản phẩm để bán, để đổi chác nên
dần hình thành một tâm lý ỷ lại vào rừng và không cần phải lo xa. Mặt khác, cũng chính do cuộc sống tương
đối dễ dãi và thưa người nên cũng tạo cho họ một thói quen hào phóng, một tâm hồn rộng mở, hiếu khách,
sẵn sàng tiếp những thành viên mới vào cộng đồng nhỏ bé của mình. Đồng thòi, do nguồn gốc là những
người trốn chạy sự âps bức tại quê nhà, hoặc đã tùng phảh kháng lại chế độ phong kiến cộng với cuộc sống
trong môi trường thiên nhiên mà sự chân thực và ý chí đoàn kết là một yếu tố để tồn tại nên học sẵn sàng có

mọt ý chí bất khuất, kiên cường, trọng nghĩa, kinh tài là một đặc điểm của người dân Vĩnh Bình đã được xác
lập trong những ngày khai hoang, lập làng, mở đất này.
Năm 1867, thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây. Năm 1868, Nguyễn Trung Trực tỏ chức nghĩa quân đánh
pháp trên địa bàn kiên Giang. Vùng Thầy Quơn, Sân Chim . . .là một trong những căn cứ của nghĩa quân
với địa hình thuận lợ, tuy nhiên nghĩa quân được tuyển một tại đây không nhiều vì lúc đó U Minh còn rất ít
dân. Sau khi lập nên chiến công lẫy lừng tiêu diệt đồn Kiên Giang, nghĩa quân bị thực dân Pháp phản công
quyết liệt, lành tụ nghĩa quân Nguyễn Trung Trực bị thực dân bắt và hành quyết tại Rạch Giá, nghĩa quân
phải giải tán, một số nghĩa quân đã bám lại sống với rừng u Minh Thượng góp phần thành cộng đồng cư dân
của Vĩnh Bình.
Dân cư tập hợp về Vĩnh Bình ngày càng đông, lúc đó xung quanh đã có các làng Vĩnh Thuận, Vĩnh
Hoàn, Tây Yên . . .Tại Kè Một, trong quá trình đốn cây, đốt rừng khai hoang để làm ruộng, nhân dân đã
phát hiện tại Kè Một có một nền đất cao, khá bằng phẳng ( nền trường học hiện nay) nên lập miếu thờ thành
Hoàng bổn cảnh, đất đai vương trạch, thần rừng . . . Có dân, có ruộng, có miếu thờ thành Hoàng, nhát là có
cuộc sống ổn định, yêu cầu tổ chức hành chành trở nên cần thiết vừa để quan hệ với chính quyền thực dân,
vừa để đảm bảo an ninh trật tự địa phương, những nguời có uy tín trong làng đề nghị thành lập làng.
Ngày 25 tháng 8 năm 1898, chánh quyền thực dân ra nghị định thành lập làng
Vĩnh Bình thuộc tổng Thanh Giang thuộc quận An Biên
Làng Vĩnh Bình lúc mới thành lập bao gồm cả Vĩnh Bình Nam và Vĩnh Bình Bắc hiện nay. Dân cứ
đến đây sinh cơ lập nghiệp ngày một đông, công việc khai hoang tiến hành với một tốc độ khẩn trương hơn.
Đầu thế kỷ thứ XX, thực dân Pháp đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa, chúng thành lập công ty
khai thác lâm sản miền Tây đào các con kinh xáng để tiến xuâ vào rừng và vận chuyển lâm sản chủ yêu là
cây tràm đi các nơi khác để làm củi và vật liệu xây dựng. Con kinh xáng Chắc Băng được đào với thời gian
này. Song song với việc khai thác lâm sản, chính quyền thực dân cấp cho những tên địa chủ người Pháp và
quan lại người Vĩnh Bình Bắcệt. Chúng lập nên các đồn điền thu nhận tá điền và công nhân bất kể thành
phần. Địa chủ người Việt ngang nhiên cướp đất củ nông dân khai thác hoặc lợi dụng việc khai thác tràm để
mở đất. Thời gian này lưu dân đến Vĩnh Bình càng lúc càng đông, hầu hết là những người thuộc tầng lớp bị
bốc lột, họ đến đây với chỉ một cây búa, một chiếc xuồng con đốn cây cho chủ đường hoặc mướn ruộng làm
để sinh sống. từ những năm 20 trở về sau, mật độ dân cư càng đông hơn.
Cũng trong khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, một bộ phận người Hoa, hầu hết là Triều Châu
sống không nổi nơi quê cha đất tổ nên buộc phải rời bỏ quê hương đến định cư dọc theo bớ sống Cái Lớn và

Cái Bé, xinh khai khẩn đất để sinh sống. Họ về xã Vĩnh Bình tập trung tại xóm Ba Đình.
Người Việt ở các ấp ven sông Cái Lớn phần đông là dân ở Long An, Trà Vinh tham gia tổ chức “
kèo xanh, Kèo vàng” chống pháp, bị chúng truy bắt nên trốn về đây sinh sống.
Xóm Đồng Tranh lúc đầu chỉ có một nôi nhà 5 căn của người khmer, khi người Việt đến ở, họ đùm
bọc, thương yêu nhau như anh em ruột thịt, cùng phát triển sản xuất cho đến sau này.
3./ĐẤU TRANH CHỐNG ÁP BỨC BÓC LỘT :
Trong làn sóng di dân về u Minh, sau thời kỳ đầu gian nan, vất vả, một số người có tiền bạc, thế lực
và mành khóe đến Vĩnh Bình, bằng những thủ đoạn ranh ma, những người này trở thành địa chủ, bóc lột,
cướp thành quả lao đoong của nhân dân. Đó là một số quan lại, địa chủ, tay sai của thực dân ở các tỉnh Vĩnh
Long, Trà Vinh, Mỹ Tho . .
Sau khi chiếm đoạt đất đai của nông dân, bọn địa chủ thẳng tay bóc lột nhân dân bằng mọi hình thức
: thu tô, cho vay nặng lãi, bắt tá điền làm không công . . .Điển hình là tên Quận báu, tên này làm quận ở
Vĩnh Long về Vĩnh Bình chiếm đất, hắn gởi gà trống đá cho tá điền nuôi, gà bị dịch mà chết không báo kịp
thời, người nuôi bị hắn đánh 100 bù loong. Khi đào kinh, Quận Báu bắt tá điền đóng góp mỗi người 25 giạ
lúa. Gặp lulshc thất mùa, bọn địa chủ lấy hết lúa của tá điền gọi là “ Vét sân”. Ông Ba Hào, một nông dân
bất khuất bị bọn địa chủ đến “ Vét sân”, ông cặm cây phản giữa đống lúa tuyên bố : “ Ông lớn cho xúc lúa
ngã cây phản, tui chém ông lớn liền”.
Sống trong môi trường đất rộng, người thưa, “ làm chơi, ăn thiệt”, người dân Vĩnh Bình vốn có tâm
hồn phóng khoáng, không chú ý đến các hành động nhỏ nhặt, mánh khóe của bọn địa chủ, phần đông lại
không biết chữ, không sợ nợ nần, có dịp mượn tiến xài phí, sau đó đi vào rừng săn bắt, đốn cây, bứt choại,
trả nợ, bằng sản phẩm rừng. Khai thác đất đai, phá rừng làm ruộng thì lại không cần giấy tờ chủ quyền, vốn
chơn chất, học cho rằng mọi người đều tốt, không lứa lọc lẫn nhau . Vào lúc đó, rừng dần dần thu hẹp lại,
nhiều khu rừng được chính quyền thực dân quy định là rừng cấm, không cho dân vào săn bắt, đốn cây. . .
.Một số rừng khoán cho những người có tiền, có thế lực để độc quyền khia thác lâm sản, cả sân chim, ong
mật, các loại thú rừng và gỗ. Do đó, người dân không còn điều kiện dễ dãi như những ngày đầu. Muốn vào
rừng, họ phải làm công cho các chủ thầu, phải trốn kiểm lâm. Cho đến sau thế chiến thư nhất ( 1914 -
1918), trên vùng đất Vĩnh Bình đã có một số địa chủ như Hội đồng Quì, Tây Què, Quận Báu, Tòa Trí, Quản
Máy, Quản Rớt. . . . Số địa chủ này xin khẩn đất tại Tòa Bố tỉnh Rạch Giá, lập sơ đồ đất, bất kể diện tích đó
có người khai phá hay chưa. Chính quyền thực dân cũng chỉ biết trên giấy tờ nên cứ cấp cho người xin. Do
đó, một phần lớn đất đai do nông dân khai khẩn lại trở thành đất của đại chủ trên mặt giấy tờ. Thêm nữa,

một số nhông dân quen theo cách sống phóng túng, sẵn sàng vay nợ rồi do điều kiện thất mùa, đau yếu, việc
làm khó khăn hoặc gặp những bất trắc khác trong cuộc sống đã phải cầm cố đi đến bán đất hoặc mất đất. Họ
trở thành tá điền cho địa chủ.
Bọn địa chủ còn lén chôn trụ đá trong rừng, dân khai phá nhiều năm thành thuộc thì bọn địa chủ căn
cứ trụ đá mà chiếm đất, thu tô. Một số nông dân dân Khmer đến Vĩnh Bình khai phá vào năm 1940, ba năm
sau, tên Trưởng tòa Doãn đến thu tô. Sức yếu, thế cô, họ đành trở thành tá điền của bọn địa chủ gian manh
xảo quyệt này.
Đến những năm của thập kỷ 20, nhiều con kinh nhỏ được đào để phục vụ cho việc khai thác vùng U
Minh như kinh Chánh Luận, kinh Bốn Thước, Ba Đình, Cái Nứa . . .Nhưng những con kinh này chủ yếu để
tạo thêm nguồn lợi cho bọn địa chủ và thực dân. Trước nhất là mở cúp đốn tràm và các con đường vào rừng
ăn ong, săn thú. Đây là thời kỳ đất Vĩnh Bình được khai phá nhanh nhất, đất rừng ven kinh mau chóng trở
thành ruộng lúa, trong điền của tên địa chủ người Pháp ( Tây Què) còn sử dụng cả cơ giới để phá rừng và
cày đất. Tên Tây Què sau này bán lại cho chủ chẹt 1.000 công đất khu vực Ba Đình. Nhưng, đất rừng trở
thành ruộng lúa thì cũng thuộc về tay địa chủ. Tuy nhiên, đất hoang cũng còn nhiều nên đến năm 1930,
chính quyền thực dân cho phép dân tự khai khẩn, mỗi gia đình được khai phá 5 hecta, tổng số dân tự khai
khẩn lên đến gần 50.000 công.
Những người cộng sản đầu tiên trên đất Vĩnh Bình
Sau năm 1930, khi Đảng Cộng Sản Đông Dương được thành lập, đến năm 1931, các chi bộ Đảng ở
Vĩnh Thuận ( Phước Long cũ) dần dần được hình thành như chi bộ Mỹ Quới, Vĩnh Thuận, Vĩnh Phong. . . .
Cùng thời gian đó, trên địa bàn quận An Biên cũng có một nhóm người cộng sản đến hoạt động, vận động
phong trào đấu tranh chống bọn thực dân cướp nước và bọn phong kiến bán nước gồm các đồng chí Nguyễn
Duy Phúc, Phạm Phương Tri, Phan Ngọc Hiển . . . Hoạt động của đống chí tập trung nhiều trên địa bàn dọc
theo kinh xáng Xẻo Rô, hướng dẫn nhân dân đấu tranh chống bọn chủ đường củi và địa chủ ác ôn. Lúc đó,
Vĩnh Bình chịu ảnh hưởng của hai nhóm cộng sản ở Phước Long và An Biên vì trong thời kỳ đầu này, các
đồng chí cộng sản hoạt động khá rộng, đi đến đâu cũng tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản, giải phóng
giai cấp và giải phóng dân tộc.
Từ đó, nhiều người dân của Vĩnh Bình đã giác ngộ cách mạng, kể cả một số thuộc tầng lớp khá giả
do lao động chân chính.
Một nhóm cộng sản được hình thành vào cuối năm 1930 các đồng chí Trần Bá Thế, Mai Ngọc
Thuần, Thêu . . . .các đồng chí thành lập chi bộ đầu tiên của Vĩnh Bình vào năm 1937 do đồng chí Thêu

làm bí thư chi bộ.
Chi bộ Đảng Cộng Sản được thành lập trên đất Vĩnh Bình là một sự kiện trọng đại, một dấu mốc
trong lịch sử phong trào đấu tranh của nhân dân Vĩnh Bình. Từ chỗ suốt đời chìm đắm trong vòng nô lệ, bị
áp bức, bóc lột, nay đã có Đảng lãnh đạo soi đường, dẫn lối để bẻ gãy gông xiềng thoát khỏi vòng tăm
tối . . . Một phần lớn nhân dân trong làng được các đồng chí Đảng viên của chi bộ tuyên truyền về chủ nghĩa
cộng sản, cương lĩnh của Đảng Cộng Sản Việt Nam, về cuộc cách mạng Tháng Mười Nga và các phong trào
đấu tranh của giai cấp công nhân, nông dân trên cả nước, mà gần nhất là phong trào dân chủ và cuộc vận
động Đông Dương Đại Hội ( 1936 - 1939). Chùa Cao Đài do đồng chí Cao Ngọc Thuần cất tại Kè Một đã
trở thành nơi tuyên truyền cho phong trào cách mạng của làng Vĩnh Bình.
Sau phong trào dân chủ, các đồng chí tích cực hoạt động để chuẩn bị cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, lúc
bấy giò Liên Tỉnh Ủy Hậu Giang sử dụng chùa Tam Bảo Rạch Giá làm trạm liên lạc và tích trữ võ khí
chuẩn bị cho việc đánh Pháp cướp chính quyền, U Minh là nơi sản xuất võ khí, phần lớn là tạc đạn và bom.
Các đồng chí Đảng viên của Vĩnh Bình đã tích cực tham gia trong việc bảo vệ căn cứ U Minh, đồng thời
liên lạc với chùa Tam Bảo Rạch Giá. Sau khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, địch khủng bố các nơi trong cả nước,
bẳt bớ, giam cầm những người cộng sản và yêu nước. Tuy địch đàn áp dữ dội, nhưng các đồng chí vẫn
thường xuyên hoạt động đến khi địch phát hiện trụ sở cách mạng tại chùa Tam Bảo, chúng ra sức khai thác
bắt bớ nhiều người trong tỉnh. Đồng chí Mai Ngọc Thuần đã bị địch bắt trong thời gian này và bị đày ra Côn
Đảo, đồng chí đã hy sinh trong nhà tù của thực dân.
Mặc dù thực dân Pháp và bọ tay sai có đàn áp, khủng bố, nhưng chi bộ Vĩnh Bình vẫn liên tục hoạt
động, tích cực hướng dẫn nhân dân đòi lại quyền dân sinh, dân chủ, chống lại các thủ đoạn bóc lột và cướp
đất của bọn địa chủ và bọn quan lại của Tây. Điển hình là cuộc đấu tranh của nhân dân Vĩnh Bình chống lại
tên Nguyễn Minh Doãn cậy thế lực cướp đất công nghiệp của nông dân ấp Bình Minh vào năm 1941.
Theo quy định của chính quyền thực dân, chúng cho nông dân tự khai thác 5 hecta khi nông dân khai
thác thành khoảnh, tên Doãn vốn là trưởng tòa của Tây, hắn ra Rạch Giá đóng tiền lập bằng khoán và cho
tay chân lén trôn trụ đá để làm bằng chứng. Sau khi đã làm đủ các thủ tục, tên Doãn buộc nông dân phải nộp
tô cho hắn, coi những người đã đổ công khai phá là tá điền. Đây là một thủ đoạn thường thấy của bọn quan
làng có thế lực để cướp đất của nông dân. Chi bộ lãnh đạo số nông này đấu tranh bằng nhiều hình thức.
Trước sức mạnh đoàn kết của nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, tên Nguyễn Minh Doãn phải bỏ cuộc.
Sau đó, Hương quản Rớt, lãnh nhiệm vụ chia đất công điền vùng Cây Bàng cho nông dân khai
hoang.Chúng thu mỗi người 100 đồng bạc Đông Dương để được cấp 50 công đất. Tên tay sai của Hương

quản Rớt là Hương tuần Thơm tập hợp nông dân tại Cây Bàng thu tiền và bắt mỗi người phải đào 100 mét
kinh làm ranh đất. Hôm sau, chúng lại xáo trộn làm cho không ai nhận ra đất chỗ nào là của mình nữa, lại
phải bắt đào kinh khác. Bằng thủ đoạn như thế, chúng cướp tiền của, công sức và đất đai của nông dân. Lúc
này, chi bộ lãnh đạo một số nòng cốt vận động thêm một số nông dân bắt bọn Tuần Thơm và đám tay sai
mang vào rừng trói vào gốc tràm để trừng phạt chúng.
Thông qua các hoạt động đấu tranh với bọn địa chủ và quan làng, chi bộ tập hợp, giáo dục và xây
dựng được các cơ sở, nòng cốt cho phong trào cách mạng một hình thức tập hợp thanh niên và nông dân
được áp dụng thường xuyên là lợi dụng những đêm đi giăng câu, sau khi bọn đi tuần đã về, các đồng chí
trong chi bộ tổ chức nói chuyện về tình hình thế giới, trong nước, về các hình thức bóc lột của địa chủ. Mặc
dù các địa chủ trong làng mị dân rất khéo, không đánh đập tá điền, nhưng thóc lúa làm ra đều lọt vào tay
bọn chúng, người nông dân vẫn nghèo đói, túng thiếu. Một số tên chuyên ép uổng, lấy vợ con của tá
điền . . . .Riêng đám Quản Rớt và tay sai có nhiều hành động ác ôn như lần bắt dân đi làm đường từ vàm
Chắc Băng đến ngã ba Phó Sinh, Quản Rớt đánh đập nhân dân không nương tay.
Để gây quỹ cho chi bộ và đóng góp về trên, chi bộ đã vận động một số nông dân nồng cốt làm ruộng
chung, sản phẩm thu hoạch được để vào quỹ, có người nhận đến 10 công đất. Việc làm này chứng tỏ nông
dân đã ngã hẳn theo cách mạng.
Năm 1941, Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp ở Việt Nam chỉ còn vai trò của tên lính giữ nhà
cho Nhật, nhân dân Việt Nam phải chịu cảnh một cổ hai tròng.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, chính thức cai trị Việt Nam bằng chánh sách phát
xít, Nhật sử dụng lại cả bọn hương chức, hội tề làng Vĩnh Bình, nhân dân Vĩnh Bình càng thấy rõ bộ mặt
thật của phát xít Nhật. Trong năm này, bọn Nhật bắt nhân dân trồng đu đủ dầu làm nguyên liệu phục vụ
chiến tranh. Lợi dụng việc này, hai tên chó săn Nguyễn Quốc Lai và Nguyễn Quốc Hoa nhận đất và thuê
nhân công trồng 15.000 công đu đủ dầu. Trong đó một phần lớn là lấy đất của địa chủ. Bọn Nhật hứa sau
một thời gian nhất định, chúng sẽ cấp luôn đất này cho bọn Lai và Hoa. Mâu thuẫn giữa địa chủ và Nhật bắt
đầu nảy sinh.
Khi thực hiện việc trồng đu đủ dầu, bọn Lai, Hoa nhận khoán 10 đồng mỗi công, nhưng về thuê lại
nông dân chỉ có 7 đồng. Việc đó làm cho nông dân bất bình. Chi bộ tổ chức cho các hội ái hữu giáo dục
nông dân không nên làm cho Nhật, kéo dài công việc, mặc cho chúng đe dọa, cưỡng bức.
4/ KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN, CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG 8 – 1945 :
Phong trào cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng chống thực dân Pháp và phát xít Nhật

ngày càng lên cao. Nội bộ Nhật – Pháp mâu thuẩn gay gắt, tình hình diễn biến ngày càng phức tạp, sôi động,
nhưng có lợi cho cách mạng. Đêm 6 tháng 3 năm 1945 Trung Ương Đảng ra chỉ thị “ Nhật Pháp bắn nhau
và hành động của chúng ta” đã chỉ rõ những việc phải làm để chuẩn bị cướp chính quyền trong tay phát xít
Nhật, đây là thời cơ ngàn năm có một quyết định vận mạng của nước ta.
Mặt Trận Việt Minh phát triển mạnh mẽ tập hợp mọi tầng lớp nhân dân chuẩn bị cho cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền, các đoàn thể Cứu Quốc phát triển nhanh chóng. Riêng đối với làng Vĩnh Bình
phong trào không mang tính chất sôi động, sự chuẩn bị của nhân dân âm ỉ nhưng liên tục, chắc chắn. Chi bộ
lãnh đạo các nhân tố tích cực vận động các đoàn thể Cứu Quốc và phổ biến tình hình chuẩn bị giành chính
quyền. Bọn tề xã vẫn còn mê ngủ ôm chân đế quốc.
Trong lúc này, ở các thị xã, thị trấn, phong trào thanh niên Tiền Phong dậy lên khắp nơi, hoạt động
rầm rộ. Đây là lực lượng nồng cốt của Đảng. Nhưng phong trào này chưa được tổ chức ở làng Vĩnh Bình,
chỉ có những tinh tức từ chọ Vĩnh Thuận đưa về làm cho nhân dân rất nô nức.
Đến những ngày giữa tháng Tám 1945, sau khi Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện, chi bộ Vĩnh
Bình phát triển tổ chức đoàn Thanh niên Cứu Quốc, kết nạp thêm nhiều đoàn viên và vận động nhân dân
cướp chính quyền. Không khí trong làng Vĩnh Bình trở nên sôi động, nhân dân hăng hái luyện tập võ nghệ,
rèn các loại võ khí thô sơ như: dao găm, mã tấu, lấy tre tầm vông vạt nhọn đầu . . . .Ai cũng hăm hở chuẩn
bị. Bọn tề làng hoang mang không hiểu chuyện gì xảy ra nên năm im không dám lộn xộn. Tất cả các ấp đều
có tổ chức Thanh Niên cứu Quốc, hoạt động sôi nổi. Bên cạnh đó, lực lượng Thanh Niên Tiền Phong cũng
được thành lập do ông giáo Hậu phụ trách tập dợt tại lẫm lúa của chủ Ngài.
8 giờ sáng ngày 27 tháng 8 năm 1945, chi bộ Vĩnh Thuận, Vĩnh Phong huy động hàng ngàn đồng
bào trong các kinh trang bị võ khí thô sơ kéo ra chợ Chắc Băng, phối hợp với nhân dân tại chỗ cướp chính
quyền, chiếm nhà việc, giải tán tề, bắt họ phải giao giấy tờ, mộc triện . .tuyên bố chính quyền đã về tay
nhân dân. Sau đó tranh thủ đội lính bảo an của Nhật giao súng cho cách mạng.
Cũng đúng 8 giờ sáng ngày 27 tháng 8 năm 1945, nhân dân làng Vĩnh Bình, mà nòng cốt là lực
lượng Thanh Niên Cứu Quốc dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Tế Thế ( Nguyễn Bá Thế), bí thư chi
bộ và đồng chí Tư Đính tập hợp tại Nhà Việc làng Vĩnh Bình tại chợ Cái Nứa tổ chức biểu tình giải tán Hội
Đồng Hương Chức, Hội tề. Mặc dù lực lượng của ta chỉ trang bị võ khí thô sơ, nhưng khí thế của hàng ngàn
người quyết tâm giành độc lập đã làm cho bọn tề làng hoảng sợ không dám chống cự. Đồng chí Nguyễn Tế
Thế thay mặt cho Ủy ban khởi nghĩa làng Vĩnh Bình tuyên bố chính quyền đã về tay nhân dân, khuyến cáo
bọn tề không nên bóc lột đồng bào, thu ấn triện và sổ sách. Ủy Ban Nhân Dân làng Vĩnh Bình được thành

lập do đồng chí Nguyễn Tế Thế làm chủ tịch.
Ngày 27 tháng 8 năm 1945, là một ngày trọng đại, ngày đổi đời của nhân dân làng Vĩnh Bình. Ách
áp bức, bóc lột và gông xiềng nô lệ đã bị vứt bỏ một cách không thương tiếc.
Cướp chính quyền thành công, mít tinh bế mạc, nhân dân phấn khởi trở về còn hô to các khẩu hiệu,
ca vang các bài ca cách mạng.
Riêng Đoàn Thanh Niên Cứu Quốc được tập hợp lại, tổ chức thành đội ngũ, phân công canh gác,
bảo vệ an ninh trật tự trong ấp . Tổ chức Thanh Niên Tiền Phong tự động giải tán để gia nhập vào Thanh
Niên Cứu Quốc.
Những ngày đầu của chính quyền nhân dân :
Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền đã thuộc về tay nhân dân, niềm vui tràn ngập, nhưng
cũng đầy những công việc đầy lo toan. Giặc Pháp có thể trở lại xâm lược nước ta lần nữa, nạn đói tuy không
đe dọa nặng nề như ngoài Bắc, nhưng người dân nghèo luôn thiếu lúa ăn, nạn dốt còn đè nặng trong làng
xóm. Chính quyền nhân dân còn bị những kẻ cơ hội đang lăm le cướp lấy, nhất là lực lượng Dân Xã Hòa
Hảo. Thêm vào đó, nạn dịch bệnh thiên thời, chấy rận hoành hành. Do chính sách tàn bạo của Nhật nên
nhân dân thiếu dầu thắp sáng, vải mặc . . .
Trước tình hình đó, chi bộ và Ủy Ban Nhân Dân khẩn trương thành lập Ban chấp hành các đoàn thể
Cứu Quốc, phát triển hội viên. Ngoài Đoàn Thanh Niên Cứu Quốc đã được tổ chức từ trước và hoạt động có
hiệu quả, các đoàn thể Nông Dân Cứu Quốc, Phụ Nữ Cứu Quốc tích cực tuyên truyền và kết nạp được nhiều
hội viên. Đặc biệt thành lập ngay tổ chức dân quân cách mạng để giữ gìn an ninh xóm ấp và chuẩn bị đối
phó với âm mưu xâm lược của đế quốc, thực dân và bọn phản cách mạng bảo vệ chính quyền nhân dân. Lực
lượng dân quân được thành lập, mỗi ấp có một trung đội, làng có cả đại đội hàng ngày luyện tập quân sự.
Lúc bấy giờ, kiến thức quân sự của ta còn rất non nớt, do đó, các đội viên là lính tập, lính giải ngũ của Pháp
tổ chức huấn luyện theo kiểu quân đội Pháp, ngoài ra còn tập đánh võ, tập sử dụng các loại võ khí thô sơ.
Lực lượng quân sự của làng Vĩnh Bình lúc này không chỉ có thanh niên mà còn rất nhiều người lớn tuổi và
phụ nữ cũng hăng hái không kém gì thanh niên.
Trong lúc này có một đơn vị bộ đội thuộc tỉnh Sóc Trăng đến đóng trong làng để luyện tập chuẩn bị
cho việc Pháp tái xâm lược vì cuộc kháng chiến của Nam Bộ đã thực sự bắt đầu từ ngày 23 tháng 9 năm
1945. Bộ độ Sóc Trăng đóng tại lẫm lúa của địa chủ Đại ( một địa chủ nhỏ) hàng ngày luyện tập dưới sự
hướng dẫn của các sĩ quan Nhật Bản. Đồng thời quân đội Dân Xã Hòa Hảo cũng kéo về đóng phía lô 12.
Lực lượng này có ý đồ cướp chính quyền cách mạng nên lực lượng dân quân của làng Vĩnh Bình phối hợp

với bộ đội Sóc Trăng canh gác rất cẩn thận. Tuy nhiên cũng không có vấn đề gì phức tạp xảy ra. Một thời
gian sau, bộ đội Sóc Trăng và quân đội Dân Xã Hòa Hảo cũng rút đi nơi khác.
Cũng trong những ngày đầu mới nắm chính quyền, bọn địa chủ lăm le ngóc đầu dậy bóc lột nhân
dân, bọn Nguyễn Quốc Lai, Quản Rớt, Tuần Thơm cướp giả nhà Nguyễn Quốc Lai làm cho nhân xôn xao,
ta bắt bọn này cảnh cáo và xử phạt hành chánh.
Đồng thời với việc tổ chức lực lượng quân sự, chính quyền nhân dân làng Vĩnh Bình tuyên bố xóa
nợ của nhân dân đối với địa chủ, trước mắt giữ nguyên canh của các hộ tá điền, khuyến khích trồng các loại
màu lương thực ngắn ngày để giải quyết nạn đói có thể xảy ra, xóa bỏ đất trồng thầu dầu của Nhật để cấp
luôn cho dân sản xuất. Việc làm này mang lại hiệu quả rất to lớn, người nông dân thấy rõ đây là một cuộc
đổi đời, từ đó càng ra sức đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp cách mạng.
Tiếp theo là việc ủng hộ “ Tuần lễ vàng” và “ Tuần lễ đồng”, nhân dân Vĩnh Bình tuy nghèo nhưng
cũng cố gắng thực hiện nghĩa vụ bông tai, tủ thờ, mâm đồng là những vật kỷ niệm được đem ra hiến cho
cách mạng để mua và sản xuất võ khí đánh giặc.
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, nhân dân Vĩnh Bình nô nức đi bầu cử Quốc Hội đầu tiên của nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa, một việc làm mà từ trước chưa bao giờ có để chứng tỏ quyền của một người dân
trong đất nước độc lập, nhiều cử tri của Vĩnh Bình không biết chữ phải nhờ người viết phiếu giúp nhưng
vẫn tích cực đi đến địa điểm bỏ phiếu.
Cuộc bầu cử Quốc Hội đầu tiên trong làng Vĩnh Bình thành công tốt đẹp, bầu được người đại diện
cho mình một cách xứng đáng.
Từ những ngày tha hương tìm đất sống, người dân Vĩnh Bình luôn đối mặt với hiểm nguy, đấu tranh
để có ngày hạnh phúc ấm no. Nhưng dưới chế độ phong kiến thực dân, không có nơi nào không có áp bức,
bóc lột, dù cho đã vào tận rừng sâu. Được Đảng lãnh đạo, nhân dân Vĩnh Bình đã cùng cả nước đứng lên
đấu tranh, từ giành quyền lợi dân sinh, dân chủ đến khởi nghĩa cướp chính quyền tháng Tám năm 1945 sẽ
không bao giờ phai nhạt trong ký ức người dân và nó sẽ cùng người dân Vĩnh Bình đi tiếp những buớc vững
vàng, tuy gian khổ nhưng vô cùng vinh quang.
CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
Cách mạng Tháng Tám thành công, niềm vui độc lập của nhân dân ta chưa kịp ngấm, tổ chức, chính
quyền nhân dân chưa kịp hoàn thiện, nỗi đau mất nước hàng trăm năm chưa kịp nguôi thì thực dân Pháp núp
dưới bóng Đồng Minh trở lại xâm lược nước ta lần nữa. Sau hàng loạt khiêu khích, ngang ngược, ngày 23 –

9 – 1945, thực dân Pháp chính thức đánh chiếm Sài Gòn, nhân dân Nam Bộ cũng nổ súng kháng chiến quyết
ngăn chặn bàn tay của kẻ thù xâm lược. Nhưng lực lượng của ta quá non trẻ nên giặc Pháp đã chiếm đóng
được nhiều nơi. Ngày 20 – 1 -1946, tỉnh lỵ Hà Tiên rơi vào tay giặc Pháp. Ngày 26 – 1- 1946, chúng đưa
quân vào đánh chiếm tỉnh lỵ Rạch Giá, dù ta có tổ chức các mặt trận ngăn giặc, nhưng cuối cùng chúng
cũng đánh bật ta ra khỏi phòng tuyến. Lực lượng của tỉnh và nhiều tỉnh khác kéo về U Minh chuẩn bị cho
cuộc chiến đấu mới.
Sau khi chiếm tỉnh lỵ Rạch Giá, địch tập trung lực lượng đánh thủng các mặt trận đề kháng của ta ở
Cầu Quay, Minh Lương rồi hình thành hai mũi tấn công các huyện, làng ven kinh xáng Xẻo Rô, sông Cái
Lớn, kinh xáng Chắc Băng. Giặc Pháp hành quân bằng tàu chiến chúng bắn hai bên bờ sông kinh xáng bất
kể xuồng ghe, nhà cửa, nhân dân, trâu bò . . . Lực lượng địa phương của ta lúc bấy giờ rất dũng cảm tổ chức
phục kích đánh địch, căng dây cáp ngang sông cản tàu giặc . . .Nhưng võ khí của ta quá thô sơ không lường
được sức mạnh quân sự của và phương tiện chiến tranh của giặc nên cuối cùng giặc Pháp đã đánh chiếm và
đóng đồn bót trở lại. Trong làng Vĩnh Bình, giặc đóng đồn ở Ba Đình, Cái Nứa. Lần này, giặc đưa quân vào
đóng chứ không khoán cho bọn tề làng như trước vì chúng thấy rõ là cách mạng đã có lực lượng quân sự.
Tuy nhiên do quá đột ngột nên chúng chưa kịp xây cất đồn bót. Tại Cái Nứa, chúng đóng trong nhà địa chủ
Nguyễn Phú Thạnh ( Ba Nam). Chúng lập hệ thống tề làng để khống chế, đàn áp, bóc lột nhân dân.
1/- CỦNG CỐ LỰC LƯỢNG BƯỚC VÀO CUỘC CHIẾN ĐẤU :
Sau khi giặc Pháp đóng đồn bót, cơ sở phân tán, các Đảng viên, nòng cốt của Vĩnh Bình phải rút vào
hoạt động bí mật vận động phong trào chống Pháp. Đồng chí Nguyễn Tế Thế được điều động đi nơi khác.
Giặc Pháp được bọn tề, địa chủ chỉ điểm ruồng bắt cán bộ và những người tích cực trong cao trào cách
mạng Tháng Tám, chúng bắt giết một số người càng làm cho nhân dân hoang mang.
Được Quận Ủy Phước Long chỉ đạo, tăng cường đồng chí Đào Công Minh về làm Bí thư Vĩnh Bình.
Chi Bộ Vĩnh Bình họp nhận định tình hình và đề ra một số nhiệm vụ cấp bách trước mắt là phải tích cực
tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ âm mưu, ý đồ của giặc, thấy được thuận lợi của ta về căn cứ rừng và lòng
dân yêu nước, đồng thời phải diệt một số tên Việt gian, chỉ điểm để ngăn chặn tội ác của giặc Pháp, Ủy Ban
Kháng Chiến được thành lập cũng hoạt động bí mật thực hiện chủ trương của Quận Ủy và chi bộ. Đồng chí
Hồ Văn Chương được chỉ định là ủy viên quân sự, vận động, tập hợp thanh niên thành lập du kích của làng,
đồng chí Mai Văn Trương phụ trách trưởng công an. Phong trào kháng chiến của Vĩnh Bình bắt đầu đứng
vững và vươn lên, diệt những tên chỉ điểm như Xẩm Xộp ( người đàn bà Hoa tên Xộp) làm cho bọn tề điệp
hoang mang không dám ỷ thế giặc húng hiếp nhân dân.

Mặc dù đã có hiệp ước sơ bộ 6 – 3 – 1946, nhưng giặp Pháp không tôn trọng, chúng cho Nam Bộ là
đất thuộc địa tự trị, không chịu ảnh hưởng của hiệp ước, do đó, chúng ngang nhiên càng quét, bắt bớ. Đồng
chí Hồ Văn Chương bị chúng bắt tra tấn tàn nhẫn rồi thả ra, đồng chí bị bệnh hậu chết ngày 14 – 5 – 1946.
Cùng lúc trong khắp rừng U Minh, địch ruồng bố, bắn giết rất nhiều người.

×