KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC- BÁC HỒ
( TỪ NGÀY 09/04- 04/05)
I/ MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
a, Dinh dưỡng sức khỏe:
- Trẻ biết ăn uống hợp lý, vệ sinh rửa mặt, rửa tay.
- Biết được một số món ăn đặc sản ở từng địa phương
- Biết cách phòng chóng một số nơi nguy hiểm như: sông nước, đường
sắt, điện, lửa...
b, Phát triển vận động:
- Phát triển các giác quan cho trẻ.
- Trẻ thực hiện được các vận động: đi nối gót, giật lùi, chảy đổi hướng,
nhảy qua vật cản, ném trúng đích...
- Phối hợp cử động của ngón tay, bàn tay, cổ tay để thực hiện các bài
tập vẽ, nặn, xé dán...
2. Phát triển nhận thức:
- Trẻ biết được tên nước Việt Nam, tên/ địa danh quê hương. Nhận biết
cờ tổ quốc, biết Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.
- Trẻ biết được Bác Hồ là lãnh tụ của dân tộc Việt Nam. Trẻ yêu quý và
kính trọng Bác Hồ, hiểu biết thêm về cuộc đời của Bác Hồ qua tranh
ảnh, băng hình.
- Biết được một vài nét đặc trưng của thành phố Pleiku thân yêu như:
Biển Hồ, YaLy, công viên Diên Hồng, Đồng Xanh, Bảo tàng Hồ Chí
Minh chi nhánh Gia Lai và Kon Tum...
- Biết được đất nước Việt Nam có nhiều dân tộc.
- Biết được một số đặc trưng văn hóa của Việt Nam và quê hương:
Phong tục, tập quán, truyền thống, nghề nghiệp, lễ hội. Phân biệt được
một số ngày lễ quen thuộc qua các đặc điểm nổi bật của chúng.
- Phân biệt được một số đặc sản/ sản phẩm truyền thống qua dấu hiệu
nổi bật.
- Nhận biết số lượng từ 1-10, phân biệt các hình khối, đo độ dài và so
sánh.
3. Phát triển ngô ngữ:
- Sử dụng đúng các từ chỉ địa danh ở quê hương, có thể kể chuyện, đọc
thơ và kể một số di tích hoặc danh lam thắng cảnh/ lễ hội của quê
hương, đất nước bằng lời nói rõ ràng.
4. Phát triển thẩm mỹ.
- Trẻ cảm nhận vẻ đẹp và thể hiện tình cảm yêu quê hương đất nước
qua các sản phẩm tạo hình, âm nhạc.
- Biết sử dụng nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra sản phẩm tạo hình
có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa.
- Thích và biết chơi một số trò chơi dân gian, nghe các bản nhạc, bài
hát dân ca mang tính chất địa phương.
5. Phát triển tình cảm xã hội.
- Tích cực tham gia và chuẩn bị đón mừng các sự kiện, lễ hội như:
Ngày giải phóng đất nước 30/4, ngày quốc tế lao động 1/5, Ngày sinh
nhật Bác Hồ 19/5...
- Các lễ hội của tây nguyên: Múa xoan, lễ hội đấm trâu....
- Yêu quý và tự hào về quê hương, đất nước.
- Kính trọng và yêu quý Bác Hồ, phấn đấu để trở thành cháu ngoan của
Bác Hồ.
- Giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảnh quan văn hóa đẹp, không xả rác,
bẻ cành...
II/ MẠNG NỘI DUNG:
Đất nước Việt Nam
diệu kỳ
Thủ đô Hà Nội Thành phố Pleiku
thân yêu
Bác Hồ kính yêu
của cháu
Nội dung:
Tên gọi, quốc kỳ,
quốc ca
Một số địa danh nổi
tiếng
Một số ngày lễ hội:
ngày quốc khánh 2/9,
tết nguyên đán, tết
trung thu, ngày giải
phóng miền Nam
30/4; quốc tế lao
động 1/5...
Việt Nam có nhiều
dân tộc/ các bạn nhỏ
dân tộc khác nhau
( tên gọi, trang phục,
nơi sống của một vài
dân tộc)
Hoạt động:
1. Phát triển thẩm
mĩ:
Âm nhạc: Bài hát “
Quê hương tươi đẹp ;
Nghe hát: Việt Nam
Nội dung:
Tên gọi: Hà Nội là
Thủ đô của Việt
Nam.
Một số di tích lịch
sử, danh lam thắng
cảnh ở thủ đô Hà
Nội, đặc sản nét đẹp
văn hóa...
Yêu mến quê
hương, bảo vệ giữ
gìn môi trường,
cảnh quan, văn hóa.
Hoạt động:
1. Phát triển thẩm
mĩ:
Âm nhạc: Bài hát “ Em yêu
Hà Nội; Nghe hát:
Em như chim bồ
câu trắng; Trò chơi:
Hái hoa dân chủ”
Tạo hình: Vẽ cảnh
đẹp Hà Nội
2. Phát triển nhận
Nội dung:
Tên gọi, địa danh nổi
tiếng.
Một số ngày lễ hội của
Gia Lai: Ngày giải
phóng tỉnh Gia Lai
17/3. lễ hội văn hóa
cồng chiêng...
Một số đặc trưng văn
hóa: truyền thống,
phong tục, trang phục,
dân tộc, món ăn đặc
sản, nghề truyền thống.
Lễ hội âm nhạc: Múa
xoan
Trò chơi dân gian
Yêu mến quê hương,
bảo vệ giữ gìn môi
trường, cảnh quan, văn
hóa.
Hoạt động:
1. Phát triển thẩm mĩ:
Âm nhạc: Hát múa “
Múa với bạn Tây
Nội dung:
Bác Hồ là Vị lãnh
tụ của dân tộc Việt
Nam
Ngày sinh nhật
Bác/ quê Bác
Một số địa danh
Bác sống và làm
việc
Tình cảm của Bác
Hồ đối với các
cháu thiếu nhi và
tình cảm của các
cháu thiếu nhi đối
với Bác Hồ. Tấm
gương đạo đức
của Bác Hồ ( sự
quan tâm chia sẻ
của Bác với mọi
người, tinh thần
tiết kiệm, chăm
chỉ yêu lao động
của Bác...
Hoạt động:
quê hương tôi; Trò
chơi: Hái hoa dân
chủ”
Tạo hình: Vẽ về
cảnh đẹp quê hương
đất nước.
2. Phát triển nhận
thức:
LQVT: Dạy trẻ đếm
đến 10. Nhận biết
nhóm có 10 đối
tượng. Nhận biết chữ
số 10.
KPKH: Trò chuyện
và đàm thoại về
những địa danh nổi
tiếng của Việt Nam.
3. Phát triển vận
động: Đi bước chéo
sang ngang
4. Phát triển ngôn
ngữ:
LQVH: Chuyện Ông
Giống
LQCC : Làm quen
chữ S, X
5. Phát triển tình
cảm- Xã hội:
TCDG: Dệt vải
TCHT: Tìm bạn thân
TCVĐ:Ai nhanh hơn
TCPV: Cửa hàng bán
quà lưu niệm
TCXD: Xây dựng
công viên
thức:
LQVT: Trẻ nhận
biết mối quan hệ
hơn kém trong
phạm vi 10. Tạo
nhóm có số lượng là
10
KPKH: Tim hiểu
về cảnh đẹp của thủ
đô Hà Nội
3. Phát triển vận
động: Ném trúng
đích thẳng đứng;
TC: cáo và thỏ.
4. Phát triển ngôn
ngữ:
LQVH: Sự tích Hồ
Gươm
LQCC : Trò chơi
hữ S, X
5. Phát triển tình
cảm- Xã hội:
TCDG: Chìm nổi
TCHT: Tặng quà
cho bạn
TCVĐ: Thi đi
nhanh
TCPV: Cả nhà đi du
lịch thủ đô
TCXD: Lăng Bác
Hồ
Nguyên; Nghe hát: Em
nhớ tây nguyên; Trò
chơi: hái hoa dân chủ.
Tạo hình: Vẽ cảnh đẹp
Gia Lai.
2. Phát triển nhận
thức:
LQVT: Trẻ biết cách
chia nhóm có 10 đối
tượng thành hai phần,
thêm bớt trong phạm vi
10.
KPKH: Giới thiệu về
thành phố Pleiku thân
yêu.
3. Phát triển vận
động: Trèo lên xuống
7 gióng thang; Trò
chơi: Thi xem ai
nhanh.
4. Phát triển ngôn
ngữ:
LQVH: Thơ “ Em vẽ”
Gia Lai ( Sách tuyển
chọn thơ ca chuyện kể
câu đố mầm non)
LQCC : Tập tô chẽ S,
X
5. Phát triển tình
cảm- Xã hội:
TCDG: Chồng nụ
chồng hoa
TCVĐ: Nhảy tiếp sức
TCHT: Thi xem ai nói
đúng
TCXD: Xây dựng nhà
rông
TCPV: Cửa hàng bán
đồ lưu niệm
1. Phát triển
thẩm mĩ:
Âm nhạc: Hát múa
“ Em mơ gặp Bác
Hồ; Nghe hát:
Bác Hồ người cho
em tất cả; TC: Hái
hoa dân chủ
Tạo hình: Làm
dây hoa trang trí
lớp, mừng sinh
nhật Bác Hồ.
2. Phát triển
nhận thức:
LQVT: KPKH:
Tìm hiểu trò
chuyện về Bác Hồ
3. Phát triển vận
động: Bật tách và
khép chân, ném
trúng đích nằm
ngang- chạy 12m
4. Phát triển
ngôn ngữ:
LQVH: Thơ Ảnh
Bác
LQCC : ôn nhóm
chữ S, X
5. Phát triển tình
cảm- Xã hội:
TCDG: Kéo co
TCHT: Nhận biết
địa danh lịch sử về
Bác Hồ.
TCVĐ: Đếm tiếp
TCPV: Cả nhà đi
du lịch
TCXD: Lăng Bác
Hồ
KẾ HOẠCH TUẦN 1
ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM DIỆU KỲ( Từ ngày: Từ ngày: 09/04- 13/ 04 )
CÁC
HOẠT
ĐỘNG
Thứ hai
09/4
Thứ ba
10/4
Thứ tư
11/4
Thứ năm
12/4
Thứ sáu
13/4
Đón trẻ
Họp
mặt
TDBS
- Cô đón trẻ vào lớp cho hướng dẫn trẻ trang trí hình ảnh về chủ đề cho trẻ xem
băng hình, tranh ảnh về đất nước Việt Nam, Thủ đô Hà Nội.
- Trò chuyện: Rèn cho trẻ mạnh dạn tự tin. Đề ra tiêu chuẩn bé ngoan. Tập
cho trẻ hát “Quốc ca việt Nam.
- Tập theo nhạc bài: “ Hòa bình cho bé” Thở 1 tay1 bụng 4 chân 4 bật 1
Hoạt
động
ngoài
trời
- Quan sát thời tiết. lắng nghe âm thanh khác nhau ở sân trường, xem tranh ảnh
và trò chuyện với trẻ về nội dung của chủ đề.
- TCDG: Dệt vải; Chơi tự do với trang thiết bị ngoài trời, vẽ phấn trên sân hình
bản đồ Việt Nam, chơi thí nghiệm thả vật nổi chìm trong nước. Làm đồ chơi từ
nguyên vật liệu thiên nhiên.
Hoạt
động
có chủ
đích
KPKH
Trò chuyện và
đàm thoại về
những địa
danh nổi tiếng
của Việt Nam
PTVĐ
Đi bước
chéo sang
ngang- TC:
Kéo co
LQCC:
Làm quen
chữ s, x
LQVH
Chuyện Ông
Gióng
TẠO HÌNH
Vẽ về cảnh đẹp
quê hương đất
nước
ÂM NHẠC
Bài hát: Quê
hương tươi
đẹp”; Nghe
hát: Việt Nam
quê hương tôi;
Trò chơi: Hái
hoa dân chủ
LQVT
Trẻ đếm đến
10. Nhận
biết nhóm có
10 đối
tượng, nhận
biết chữ số
10
Hoạt
động
góc
Bé thích Xây Dựng: Xếp hình tháp rùa, xây dựng lăng Bác Hồ.
Thư viện của bé: Kể truyện theo tranh về địa danh của đất nước Việt Nam.
Làm sách tranh truyện về một số lễ hội cảnh đẹp đất nước Việt Nam từ các sản
phẩm tạo hình.
Bé tập phân vai: Chơi gia đình: nấu ăn. Tổ chức cho cả gia đình đi du lịch
thăm quan cảnh đẹp của đất nước Việt Nam
Bé yêu nghệ thuật: Hát và biểu diễn các bài hát trong chủ đề, chơi với các
dụng cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau. Tô màu/ xe/ cắt- dán:
Làm cờ, bản đồ Việt Nam.
Bé chăm Học Tập: Phân biệt các hình, khối cầu, khối trụ. Nhận biết các nhóm
đối tượng từ 1-10,
Bé yêu T nhiên: Chơi với cát với nước. Chơi gấp thuyền thả trong nước. Quan
sát sự nảy mầm của cây. Chăm sóc góc thiên nhiên. Cho trẻ dọn dẹp vệ sinh ở
góc thiên nhiên.
Hoạt
động
chiều
TCHT: Tìm
bạn thân
Ôn luyện: Trò
chuyện và
dàm thoại về
những địa
danh nổi tiếng
của Việt Nam
TCVĐ: Ai
nhanh
hơn
Ôn luyện:
Làm quen
chữ s, x
TCPV: Cửa
hàng bán quà
lưu niệm
Ôn luyện:
Chuyện Ông
Gióng
TCXD: Xây
dựng công
viên
Ôn luyện: Bài
hát: Quê
hương tươi
đẹp”;
Sinh hoạt
văn nghệ,
nêu gương
cuối tuần
Thứ hai ngày 09 tháng 4 năm 2012
HỌP MẶT ĐẦU TUẦN
RÈN CHO TRẺ MẠNH DẠN TỰ TIN
I. Yêu cầu
1/ Kiến thức: Cô cháu trò chuyện về ngày nghỉ
2/ Kỹ năng: Giáo dục cháu ngoan, thực hiện đúng tiêu chuẩn bé ngoan
3/ Thái độ: Rèn cho trẻ mạnh dạn tự tin
II/ Chuẩn bị
Nội dung buổi họp mặt
III/ Tổ chức hoạt động
1/ Ổn định
Cho cháu hát bài : Sáng thứ hai
Các con vừa hát bài hát gì?
Các con có biết thứ 2 là ngày gì không?
À! Đúng rồi hôm nay là thứ hai còn ngày hôm qua là chủ nhật vậy các
con có giúp gì cho bố mẹ trong ngày nghỉ. Các con hãy kể cho cô và các bạn
cùng nghe nhé!
2/ Nội dung
Cháu lần lượt kể những công việc mà cháu vừa làm được trong ngày nghỉ,
cô nhắc cháu kể thật thà, kể có thứ tự không nói theo bạn trong khi kể cô có
thể gợi ý thêm cho trẻ.
- Sáng ngủ dậy các con làm gì?
- Có tự vệ sinh không hay để mẹ nhắc?
- Có biết trông em giúp mẹ không?
- Khi có khách đến nhà các con làm gì?
- Khi bố mẹ hoặc người lớn đến nhà hoặc đi chơi các con có mạnh dnaj trò
chuyện hay chào hỏi mọi người không?
À! Đúng rồi các con đã lớn rồi các con phải ngoan khi có ai đến nhà hoặc
các con đến chơi nhà ai các covà biết cảm ơn nhé! Phải mạnh dạn tự tin trò
chuyện hay chào hỏi mọi người nhé!
* Tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần
- Cháu đi học đúng giờ, ăn uống vệ sinh.
- Không mua quà bánh
- Khi chơi không xô đẩy bạn, không tranh giành đồ chơi của nhau
- Không vứt rác bừa bãi .
Cho cháu đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan
3/ Kết thúc
Cho trẻ đọc thơ: Em yêu nhà em.
THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
TẬP THEO BÀI HÁT “HÒA BÌNH CHO BÉ”
I/Yêu cầu:
- Trẻ tập được các động tác thể dục buổi sáng kết hợp với bài hát “Hòa bình
cho bé”.
- Qua việc tập thẻ dục giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối khỏe mạnh.
- Tạo cho trẻ tâm thế sảng khoái, tích cực đón một ngày học mới.
II/Chuẩn bị :
- Sân tập sạch sẽ, trống lắc, bài hát “Hòa bình cho bé”.
III/ Tổ chức hướng dẫn
1/ Khởi động: tập theo bài: Đồng hồ
- Câu 1: Đồng hồ vừa báo thức...sáng sáng rồi
Đi chạy vòng tròn
- Câu 2: Một hai, một hai cùng nhau đếm...
Đi từ từ vòng tròn kết hợp
- Câu 3: Cầm tay....bạn ơi...
Đi bằng ngón chân 2 tay chống hông
- Câu 4: Mình đưa 1 tay...bạn ơi...
Tay chống hông đồng thời đi bằng gót chân
- Câu 5: Một hai, một hai cùng nhau bước...
Chạy và vỗ tay theo nhịp, chạy về 3 hàng ngang và nhún theo nhịp
nhạc dạo.
- Câu 6: Đồng hồ vừa báo thức...sáng sáng rồi
Đứng xoay cổ tay, chân nhún theo nhịp đổi chân.
- Câu 7: Một hai, một hai cùng nhau đếm...
Xoay vai và ngược lại
- Câu 8: Mình đưa 1 tay...bạn ơi...
Hai tay đưa ngang và xoay và ngược lại
- Câu 9: Một hai, một hai cùng nhau bước...
Xoay đầu gối
2/ Trọng động: Bài tập phát triển chung:Tập theo bài “Hòa bình cho bé”
- Bắt đầu từ nhạc dạo: Đứng nhún chuẩn bị
- Cờ hòa bình bay phấp phới....tay cầm tay bé ngoan
+ Động tác thở 1: Hít vào thật sâu khi mở lồng ngực bằng động tác: Hai tay
dang ngang.
Thở ra thu hẹp lồng ngực bằng động tác :Hai tay bắt chéo trước ngực.
- Hòa bình là tia nắng ấm....tay cầm tay bé ngoan
+ Động tác tay 1:
- Đứng thẳng, hai chân ngang
+ Hai tay thẳng lên cao quá đầu
+ Đưa hai tay ra phía trước, cao ngang vai
+ Đứng thẳng, hai tay thả xuoi theo người.
- Cờ hòa bình bay phấp phới....tay cầm tay bé ngoan
+ Động tác lưng- bụng 4:
- Đứng thẳng tay chống hông.
+ Cúi người về phía trước.
+ Đứng thẳng.
+ Ngửa người về phía sau.
+ Đứng thẳng.
- Hòa bình là tia nắng ấm....tay cầm tay bé ngoan
+ Động tác chân 4: Nâng cao chân, gập gối.
- Đứng hai chân ngang vai.
+ Chân phải làm trụ, chân trái nâng cao đùi, gập đầu gối.
+ Hạ chân trái xuống đúng thẳng.
+ Chân trái làm trụ, chân phải nâng cao đùi, gập đầu gối.
+ Hạ chân phải xuống đứng thẳng.
- Nhạc dạo Cờ hòa bình bay phấp phới....tay cầm tay bé ngoan: Nhún chân
theo nhịp tay đưa về hai bên
- Cờ hòa bình bay phất phớt....tay cầm tay bé ngoan
+ Động tác bật 1: Bật lên phía trước.
- Đứng thẳng tay chống hông.
+ Nhảy bật lên phía trước
+ Quay người bật về chỗ cũ.
3/ Hồi tĩnh :
- Cho trẻ làm động tác kết hợp với bài hát“Con công”
* Giáo dục: Hôm nay cô thấy các con tập rất giỏi. vậy các con có biết mình
tập thể dục để làm gì không?
- Và thường thì tập vào lúc nào?
- Vậy các con hãy thường xuyên tập thể dục để cho cơ thể phát triển cân đối
và mạnh khỏe nhé!
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
NỘI DUNG:
Trò chuyện đầu giờ: Đàm thoại với trẻ về Đất nước
Việt Nam diệu kì
Trò chơi dân gian: Dệt vải
Chơi tự do: Chơi với trang thiết bị ngoài trời
I/ Mục đích yêu cầu:
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận
được vẻ đẹp của thiên nhiên
- Đàm thoại với trẻ về đất nước Việt Nam diệu kì
- Trau dồi khả năng quan sát, dự đoán và đưa ra kết luận
- Giúp trẻ phát hiện ra một số địa danh của Việt Nam và một số đặc điểm
văn hóa, lễ hội nổi bật khác của các địa phương.
- Trò chơi tự do: Trẻ được vui chơi thỏa mái, cô cần phải bảo đảm an toàn
trong khi chơi...
- Thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ.
II/ Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sân bằng phẳng sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Đồ dùng: Phấn
- Trò chơi tự do: Vòng bóng , giấy...
- Phấn cho cháu vẽ
III/ Cách tiến hành
1/ Ổn định gây hứng thú
- Cô cho cháu hát bài: Việt Nam quê hương tôi
Cô nói: Thế giới xung quanh chúng ta có rất nhiều những điền kì lạ. Có
những chuyện các con đã biết rồi , nhưng có những chuyện các con chưa
được biết. Hôm nay cô cháu mình cùng nhau khám phá những điều kì lạ
nhé!
Vừa đi cô giáo dục cháu nhặt lá không vứt rác bừa bãi, biết chăm sóc cây,
không được hái hoa bẻ cành.
2/ Nội dung:
* Hoạt động 1: Trò chuyện đầu giờ
Cô nói: Vậy khi đi chơi các con có vui không?
* Cô trò chuyện với trẻ: - Đàm thoại cho trẻ về đất nước Việt Nam diệu kì.
- Các con có biết mình đang sống ở nước nào?
- Vậy nước Việt Nam có những tỉnh hay thành phố nào mà con biết?
- Con thích nhất là danh lam thắng cảnh nào? Vì sao?
- Các co hãy nói cảm nghĩ của mình về biển, núi, cao nguyên nào?
- Theo con ở đâu là đẹp nhất?
Vậy thì các con phải làm gì để cho đất nước mình ngày càng đẹp hơn?
* Hoạt động 2: Trò chơi dân gian: “ Dệt vải”
- Hôm nay cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Dệt vải“
- Luật chơi: Đứng thành từng đôi một quay mặt vào nhau
- Cách chơi: Hai bạn đứng quay mặt vào nhau, 2 tay úp vào nhau, đẩy từng
tay, một tay co một tay duỗi theo nhịp như “kéo cưa lừa xẻ” vừa đẩy vừa
đọc lời ca (thay đổi hình thức lần sau chu chơi cô cho cháu ngồi xuống đất,
hai chân úp và nhau cũng ngồi duỗi chân và đẩy từng chân và đọc lời ca)
Dích dích dắc dắc...
Khung cửi mắc vô
Xâu đo từng sợi
Chân mẹ đạp vội
Chân mẹ đạp vàng
Mặt vải mịn màng
Gáng ì gắng nặng
Đến mai trời nắng
Đem ra mà phơi
Đến mốt đẹp trời
Đem ra may áo.
- Trẻ thực hiện :
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát lớp chơi ngoan.
- Cô động viên cháu chơi vui vẻ. Chơi đúng luật chơi.
* Hoạt động 3: Cô còn nhiều trò chơi nữa như: ở góc này có vòng, góc này
có bóng, góc này có đu quay, xích đu, cầu trượt..
- Bây giờ bạn nào thích chơi ở góc nào thì chơi.
- Khi trẻ chơi cô bao quát và nhắc trẻ, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ,
trước khi về lớp gần hết giờ, cô tập trung trẻ lại cho trẻ đi rửa tay xếp hàng
đếm lại sỉ số và cho trẻ về lớp.Vệ sinh rửa tay, rửa mặt.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Trò chuyện đàm thoại về địa danh
nổi tiếng của nước Việt Nam
I/ Yên cầu
1/ Kiến thức: Trẻ biết một số địa danh nổi tiếng ở nước Việt Nam
2/ Kỹ năng: Cháu biết được một số địa danh mà trẻ đến
3/ Thái độ: Giáo dục cháu yêu quý quê hương, làng xóm, luôn giữ cho môi
trường xanh sạch đẹp
II/ Chuẩn bị
1/ Của cô: Tranh ảnh của một số địa danh: Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh,
Hà nội
2/ Của trẻ: Lô tô cho trẻ chơi,
III/ Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của cháu
1/ Ổn định trò chuyện
Cho trẻ hát bài : Em yêu thủ đô
- Các con vừa hát bài gì?
- Thế các con đã được đi chơi ở Hà Nội
chưa?
- Ở thủ đô Hà Nội có những di tích lịch
sử nào?
- Bạn nào đã được đi TP HCM rồi ở
thành phố HCM có những điểm du lịch
nổi tiếng nào?
- Bạn nào giỏi cho cô biết ở Đà Nẵng có
gi?
Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng là một
trong những cảnh đẹp nổi tiếng của
nước Việt Nam mình, ngoài ra còn có
rất nhiều các địa danh khác cũng rất
đẹp, để các con hiểu rõ hơn hôm nay cô
cháu mình cùng trò chuyện về một số
địa danh nổi tiếng của nước Việt Nam
nhé!
2/ Nội dung
* Hoạt động 1
- Chúng ta đang sống ở tỉnh, thành phố
nào?
Cả lớp hát cùng cô
Cháu trò chuyện với cô
Cháu trả lời theo sự hiểu biết