Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Hội chứng "những bà vợ siêu phàm" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.93 KB, 19 trang )

Hội chứng "những bà vợ
siêu phàm"

Bạn là người
phải đảm nhận
hầu hết các
công việc như
lên kế hoạch
cho kỳ nghỉ
của gia đình,
gọi thợ sửa ống
nước, chuẩn bị quà sinh nhật cho họ hàng, và thậm chí
là cả việc mang xe đi sửa? Điều duy nhất anh ấy giúp đỡ
bạn là : đứng bên ngoài nhìn bạn thực hiện mọi việc.
Theo cuốn sách mang cái tên đầy khiêu khích The
Superio Wife Symdrome – Hội chứng những bà vợ siêu
phàm của tác giả Carin Rubenstein thì sự thiếu cân
bằng trong hai vai trò sẽ khiến cả hai vợ chồng bạn đều
cảm thấy bực bội. Sau đây là những cách hiệu quả giúp
bạn phá vỡ “hội chứng” này theo lời khuyên và những
trải nghiệm của chính tác giả.
“Em sẽ làm tất cả mọi việc trong nhà”.

Có thể là đôi lần hoặc rất nhiều lần, bạn – giống như tất cả
mọi người vợ chăm chỉ trên hành tinh này – bạn đã “trót”
tuyên bố như vậy. Đây có thể chính là khởi nguồn của mọi
vấn đề. Tóm lại, xin lỗi nhưng phải nói với bạn điều này,
trong việc này, lỗi là do bạn.
“Việc chứng tỏ rằng mình là người duy nhất có thể quản lý
cuộc sống gia đình sẽ khiến bạn cảm thấy rằng vị thế của
mình là hết sức quan trọng, và tôi nhận thấy rằng, có rất


nhiều phụ nữ luôn cố tìm mọi cách để chứng tỏ rằng gia
đình này không thể thiếu cô ấy. Đó là ý thức của quyền lực
và sự điều khiển người khác mà phụ nữ rất khó từ bỏ”-
chuyên gia tâm tý xã hội Carin Rubenstein, đã khẳng định
điều này sau cuộc điều tra tiến hành trên hơn 1.500 đàn ông
và phụ nữ để viết cuốn sách “The Superior Wife
Symdrome”. Carin Rubenstein còn cho biết thêm rằng cứ
trung bình 3 cặp vợ chồng mà bà tiến hành phỏng vấn thì
có 2 cặp nói rằng “Cô vợ thì cuống cuồng trong mọi việc,
còn ông chồng thì ngồi nhìn mọi thứ một cách đơn giản.
Phụ nữ thường là CEO (giám đốc điều hành) trong gia
đình, và các ông chồng của họ đều giống hệt nhân viên cấp
dưới”.
Bản thân Carin Rubenstein cũng là một phụ nữ và bà đã
nhận thấy ít nhiều những mối tương đồng của bà với những
phụ nữ tham gia vào cuộc khảo sát này. Carin Rubenstein
cho biết, bà không tránh khỏi những lúc cố đảm đương tất
cả mọi thứ, tỏ ra biết tất cả mọi thứ, dàn xếp tất cả mọi mối
quan hệ gia đình và bạn bè. “Điều này không có nghĩa là
người vợ phải làm nhiều việc nhà và việc lặt vặt. Mà thực
sự, phụ nữ là những người luôn gánh trách nhiệm chung
của cả gia đình, họ vừa là người quản lý, vừa là người lên
kế hoạch, vừa là người tổ chức sự kiện và là người đưa ra
các quyết định” – Bà Carin Rubenstein giải thích.
Tất cả những sự điều khiển này cũng đồng hành với một
nhược điểm nguy hiểm ở phụ nữ. Carin Rubenstein nói về
điều này như sau: “Những bà vợ “siêu phàm" sẽ khiến cho
cuộc hôn nhân của họ trở nên không thoải mái, bởi cả hai
đều có cảm giác mình chưa được hoàn thiện. Khi một
người phụ nữ cố tỏ ra mình có thể làm tốt tất cả mọi việc,

cô ta sẽ giảm dần sự tôn trọng đối với chồng và điều này sẽ
làm xói mòn sự tự tin trong anh ta, các cử chỉ gần gũi, thân
mật cũng theo đó mà giảm dần”. Vậy làm thế nào để khôi
phục lại sự bình đẳng trong mối quan hệ vợ chồng cũng
như cải thiện tình cảm và sự tôn trọng nhau từ hai phía?
Sau đây là những lời khuyên dành cho bạn:

Người "siêu phàm" cũng có lúc mệt mỏi vì những công việc không tên.
• Trường hợp 1
“Tôi là người phụ nữ như vậy! Tôi cảm thấy rất bực mình
khi chồng tôi không bao giờ chú ý đến tất cả những việc tôi
làm. Thời gian gần đây tôi quyết định liệt kê ra danh sách
những việc anh phải làm, nhưng tôi vẫn không khỏi khó
chịu khi thấy anh ta không biết tự nhìn ra những việc cần
phải làm. Trong một số công việc, anh ta cần phải tham gia
tích cực hơn nữa” – một phụ nữ tên Alyssa Yano, 32 tuổi,
đang sống tại Indianapolis chi sẻ.
Tại sao hội chứng “những bà vợ siêu phàm” ngày càng
phổ biến?
Ý kiến của chuyên gia tâm lý Carin Rubenstein : “Một số
phụ nữ luôn cho rằng họ đang làm tất cả mọi thứ. Những
phụ nữ kiểu này khi tham gia cuộc phỏng vấn của tôi
thường mô tả vai trò của họ như sau: “Nếu tôi không làm
mọi việc thì sẽ chẳng có ai làm những việc đó cả. Và “Triết
lý của anh ta là bất cứ khi nào tôi còn hiện hữu thì anh ta
không cần phải lo lắng về bất cứ điều gì cả”. Đàn ông
thường có xu hướng cho rằng các công việc nhà đều tự
động hoàn thành, trong khi đó, vợ anh ta phải làm việc vô
cùng vất vả để hoàn thành mọi thứ.
Nhưng thực tế là hầu hết các cuộc hôn nhân đều không

khởi đầu theo cách như vậy. Và đây chỉ là sự thay đổi ngấm
ngầm xảy ra trong thời gian cả hai chung sống cùng nhau.
Về góc độ sinh học, tôi nghĩ rằng phụ nữ nói chung có thể
làm được và làm tốt cùng lúc nhiều việc. Sự tham gia của
người chồng đôi khi lại khiến cho cô vợ vất vả hơn vì phải
giám sát anh ta, và biết đâu anh ta lại khiến mọi việc càng
phức tạp hơn. Cuối cùng, các ông chồng đành chấp nhận sự
“tuyệt vời” của vợ như một quy luật tất yếu.
Theo thời gian, suy nghĩ của người vợ sẽ là “Thật là ồn ào,
phiền phức hoặc tốn quá nhiều thời gian để giải thích cho
chồng tôi cách làm những công việc ấy, vì vậy, thà rằng tự
thân tôi cố gắng làm tốt tất cả mọi việc”. Và đến khi cô vợ
cần sự giúp đỡ, phản ứng phổ biến nhất của các anh chồng
này thường là “Em làm việc đó tốt hơn anh mà!”. Nghe có
vẻ như một lời khen nhưng thực ra đó chính là một “mánh
khóe” để anh ta trốn tránh nhiệm vụ của mình. Nhưng bạn
hãy nhớ, nếu anh ta chịu thay tã cho con khoảng 10 lần thì
chắc chắn anh ta sẽ làm tốt nó không thua gì bạn.

Phân công rõ ràng công vi
ệc nhà cho hai vợ chồng là điều cần thiết. Ảnh: Getty images.
Bạn tự cho mình là một người vợ tuyệt vời. Vậy bạn có
biết điều này ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ
của vợ chồng bạn?
Tôi đã kết hôn được 30 năm, chồng tôi luôn làm theo sự chỉ
đạo của tôi và không bao giờ tự anh ấy bày tỏ mong muốn
được làm bất cứ việc gì. Những công việc của anh ấy chỉ là
đi làm, lau chùi xe hơi và quản lý nguồn tài chính gia đình.
Tôi luôn là người phải nấu ăn, lau dọn nhà cửa, mua sắm,
sửa máy vi tính, lên kế hoạch cho kỳ nghỉ của gia đình, hỗ

trợ việc học hành của các con, cài đặt chương trình truyền
hình và rất nhiều việc khác mà khó có thể kể hết. Tôi cũng
có một công việc và hằng ngày phải đi làm toàn thời gian.
Lúc nào tôi cũng ở trong tình trạng căng thẳng và bực mình
– cuộc sống như vậy quả là mệt mỏi!
Hai năm trước, vợ chồng tôi đến thăm con gái đang sống
tại Washington D.C, nhân dịp dự lễ tốt nghiệp đại học của
cô bé. Tôi có ý tưởng mua tặng cô bé chiếc bánh kem mừng
lễ tốt nghiệp nên đã phải lên mạng tìm kiếm những cửa
hàng bánh kem ở gần khu vực đó để đặt bánh. Nhưng đến
khi tôi đề nghị anh ấy chọn kiểu bánh thì anh ấy lại nói
“Anh không muốn phải suy nghĩ!”. Lần đó, chồng tôi đã
khiến tôi cảm nhận rằng trong cuộc hôn nhân giữa hai
chúng tôi, chỉ mình tôi mới là người có trách nhiệm.
Lẽ ra tôi đã trả lời anh ấy rằng “Em cũng vậy, em không
muốn phải suy nghĩ, nhưng trừ trường hợp gia đình chúng
ta thuê người quản gia, đầu bếp và người hầu thì cả hai
chúng ta mới có thể không cần suy nghĩ về bất cứ thứ gì”.
Nhưng tôi đã không làm như vậy, tôi chỉ đi đến hiệu bánh
để mang nó về trong một thái độ bực mình. Tôi đã xem anh
ấy không còn là một người đàn ông thực sự của gia đình
mà chỉ là một đứa trẻ góp mặt vào gia đình tôi – bởi anh ta
hoàn toàn dựa vào tôi và thậm chí không thể tự mình làm
nổi việc gì.
• Trường hợp 2
“Nếu chồng tôi mà đảm nhận việc nhà thì phòng khách của
gia đình tôi sẽ chẳng khác nào khác nào khán đài trên sân
vận động, và chiếc tivi của chúng tôi sẽ được nằm trên
những thùng bia, còn tất cả các bữa tối chỉ là món cuốn thịt
muối” - Melissa Heidlberg, 27 tuổi, đang sống tại River

Edge, thuộc bang New Jersey tâm sự.
Tại sao “những bà vợ siêu phàm” thường không có một
cuộc hôn nhân tốt đẹp?
Phụ nữ hay cho rằng chồng họ luôn được thiên vị hơn,
chính vì sự “tị nạnh” này mà cả hai sẽ mất dần những cảm
xúc yêu thương, chia sẻ. Từ đó, họ cũng không còn gắn kết
hay đồng hành cùng nhau trong tất cả mọi việc nữa, bởi họ
cho rằng người kia không xứng đáng. Nghiêm trọng hơn,
trong một số trường hợp, nhiều phụ nữ còn cho rằng “Mình
đang làm tất cả mọi việc như một người độc thân, vì vậy sẽ
không có vấn đề gì nếu trong tương lai mình lựa chọn cuộc
sống độc thân”.
Đời sống tình dục của những cặp vợ chồng này cũng bắt
đầu đi xuống. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ đóng vai
“bà vợ tuyệt vời” và những người đàn ông đang phải chịu
đựng những cô vợ “tuyệt vời” thường quan hệ tình dục ít
hơn bình thường và bản thân họ cũng không hài lòng về đời
sống tình dục. Thậm chí một số phụ nữ còn thừa nhận rằng
họ sử dụng sex như một cách để “dụ dỗ” chồng làm những
công việc lặt vặt trong nhà. Số khác thì luôn tìm mọi cách
từ chối “gợi ý” của chồng. Và tất nhiên, sau tất cả những
điều này, sự phẫn nộ của người chồng là điều khó tránh
khỏi.

Cùng nhau làm vi
ệc cũng tạo nên những giây phút tuyệt vời trong đời sống hôn nhân. Ảnh:
Getty images.
Làm thế nào để “những bà vợ tuyệt vời” có thể cân
bằng lại mối quan hệ của mình?
Không bao giờ là quá muộn để bạn thể hiện sư kỳ vọng của

bạn vào vai trò, trách nhiệm của anh ấy, nhưng đó phải là
một quá trình dần dần. Về phần bạn, đừng tỏ ra giận dữ vì
bị đối xử bất công; sự bình tĩnh và nhẹ nhàng bao giờ cũng
mang lại hiệu quả cao hơn. Hãy nói chuyện với chồng bạn
bằng thái độ bình thản, từ tốn giải thích cho anh ta về
những việc cần làm trong gia đình, những việc đòi hỏi bạn
và anh ấy phải cùng nhau thực hiện. Điều này sẽ làm cho
cuộc hôn nhân của bạn và anh ấy thêm bền vững, đời sống
tình dục cũng được cải thiện, và anh ấy sẽ có được sự gần
gũi hơn với các con.
Bước đầu tiên là gì?
Hãy bắt đầu bằng cách đưa ra những yêu cầu nhỏ và nhẹ
nhàng động viên anh ấy, chẳng hạn như việc chọn mua sữa
tại các cửa hàng tạp hóa và hướng dẫn cậu con trai làm bài
tập toán – những việc này sẽ giúp anh ấy chuẩn bị để đảm
nhận những nhiệm vụ lớn hơn. Đồng thời, hãy nhớ trình
bày cụ thể với anh ấy về những việc bạn muốn anh ta làm.
Hãy cố nói những câu kiểu như “Anh có thể cho quần áo
vào máy giặt trong khi em chuẩn bị bữa tối không?”. Đàn
ông thường cởi mở hơn trong việc thay đổi bản thân nếu
chúng ta tạo cơ hội cho anh ta làm điều đó. Một khi anh ta
đã hiểu được tất cả những gì vợ mình phải làm, anh ta sẽ
thấy được sự bất công mà bạn phải chịu đựng. Bởi vì trước
đó, mọi việc trong gia đình đều do một tay bạn đảm đương,
như vậy anh ta sẽ chẳng có lý do gì để bận tâm đến những
công việc đó.
Phụ nữ không phải là những người ngay từ khi sinh ra đã
biết làm việc nhà, và chúng ta đã học hỏi chúng bằng sự
trải nghiệm của chính mình – điều này không khác gì với
nam giới. Nó giống như việc không phải ngay từ khi sinh ra

anh ta đã biết sửa bóng đèn. Khi đã tham gia cùng bạn làm
một số công việc nhà, chồng bạn cũng sẽ chú ý hơn đến
nhiều thứ trong gia đình. Đầu tiên, có thể anh ấy sẽ báo với
bạn rằng tủ lạnh không còn trứng, sau đó anh ta lại nhắc
nhở bạn về việc kế hoạch chuẩn bị cho sinh nhật mẹ chồng
bạn, và tiếp đó sẽ là những việc như gia đình bạn phải làm
một bữa tiệc vào tối thứ sáu, nên tất cả mọi thứ cần phải
được tươm tất, gọn gàng. Nếu chồng bạn đã “để mắt” đến
những việc ấy, đừng ngại ngần nhờ vả anh ấy giúp bạn. Từ
đó, chồng bạn bắt đầu có trách nhiệm và hứng thú hơn
trong việc chia sẻ công việc hằng ngày với vợ.
Cuối cùng, hãy nhớ nói lời cảm ơn anh ấy. Những lời động
viên tích cực phải được vận dụng thường xuyên! Trái lại,
những lời phê bình về sự vụng về của anh ta chính là cách
nhanh nhất khiến anh ta “rút lui”.

ệc nh
à lại vừa là dịp gần gũi bên con cái sẽ khiến đức lang quân của bạn luôn sẵn s
àng "nhúng tay"
Ảnh: Getty images.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tỏ ra quá dễ dãi khi yêu cầu
anh ấy chia sẻ việc nhà?
Hãy suy nghĩ theo cách này: Việc tạo ra một cuộc hôn nhân
bình đẳng không đơn giản chỉ là làm thế nào để chồng bạn
tham gia vào việc nhà nhiều hơn, mà chính là làm thế nào
để giảm áp lực cho bạn và khiến bạn cảm thấy thoải mái
hơn. Bạn hãy gạt bỏ những bận tâm trong việc cố gắng làm
thế nào để mọi việc hoàn hảo nhất, từ bữa trưa cho bọn trẻ
đến quà cáp cho họ hàng, hay lau chùi nhà tắm. Nếu bạn

không thể chịu đựng được khi nhìn thấy cách chồng bạn
làm việc nhà theo ý của anh ta thì hãy về phòng riêng hoặc
đi ra ngoài.
Về phần tôi, tôi thường đi shopping vào buổi chiều, chạy
thể dục vào buổi sáng, hoặc đi chơi với một vài cô bạn vào
dịp cuối tuần. Chồng tôi không có sự lựa chọn khác, anh ấy
phải tự mình đưa đón các con, hướng dẫn chúng làm bài
tập, cho chúng ăn, ngủ và mua quà sinh nhật cho họ hàng.
Sự vắng mặt của tôi giúp anh ấy tự học cách làm mọi việc
dễ dàng hơn. Tôi đã không ở bên cạnh để nhắc nhở và sửa
chữa những sai lầm của anh ấy, hơn nữa anh ấy cũng không
phải lo lắng vì sợ xấu hổ trước mặt tôi khi chẳng may làm
sai một điều gì đó. Điều quan trọng nhất khi một người đàn
ông muốn trở thành một người chồng, người cha tốt thì anh
ta phải trải qua những sai lầm và khắc phục chúng. Bạn
cũng phải trải qua chuyện đó mới có thể thành một người
vợ “siêu” như thế. Vì vậy, bạn hãy để chồng mình có quyền
làm điều đó.

ảnh ng
ười vợ tuyệt hảo làm mất đi những phút giây hạnh phúc như thế này gi
ữa hai vợ chồng. Ảnh:

Làm thế nào để khôi phục lại sự cân bằng khiến vợ
chồng bạn gần nhau hơn?
Những người phụ nữ không bị xếp vào “những bà vợ tuyệt
vời” khi tham gia cuộc phỏng vấn của tôi luôn chia sẻ rằng
họ cảm thấy hạnh phúc hơn trong hôn nhân, cũng như hài
lòng hơn về đời sống tình dục. Một phụ nữ tên Carol, 42
tuổi, chia sẻ “Chồng tôi là fan hâm mộ lớn nhất của tôi. Khi

tôi đưa ra ý kiến, anh ấy sẽ cùng tôi thảo luận về điều đó và
cùng nhau đưa ra quyết định cuối cùng. Và trong chuyện
tình dục cũng vậy, anh ấy rất hào hứng với những thử
nghiệm mới mà tôi đề nghị”.
Một khi bạn đã có ý thức rằng hai người là “một” thì bạn sẽ
loại bỏ được ý nghĩ “Đây là việc của tôi” và “Kia là việc
của anh”, thay vào đó, bạn sẽ nghĩ rằng “Đây là những việc
cần làm – bây giờ chúng ta hãy bắt tay vào thực hiện
chúng”. Chồng tôi và tôi đã bắt đầu phối hợp với nhau tốt
hơn trong nhiều việc bởi ý thức “Đó là nhiệm vụ của chúng
ta”. Tôi sẽ mang ô tô đi lau chùi hoặc đem vứt rác ra ngoài,
còn anh ấy làm các công việc trong nhà. Tôi đã nhận ra
rằng anh ta cũng khá quan tâm đến mọi việc, bằng chứng là
anh ấy thường viết lên lịch “cần phải thay nhớt cho ô tô”
hoặc “cần phải ra cửa hàng mua thêm sữa”. Nhờ đó, tôi trở
nên thoải mái hơn, ít cáu kỉnh– và cũng phải thừa nhận
rằng, tôi không còn xét nét hay cố tình điều khiển anh ta
như trước nữa. Điều này xảy ra kể từ lúc tôi không còn cảm
thấy áp lực vì phải đảm đương tất cả mọi việc nữa.
Hiện tại, chúng tôi có thể nói chuyện với nhau về rất nhiều
vấn đề như tiền bạc, con cái, trái ngược hoàn toàn với cảm
giác của tôi trước đây. Chồng tôi và tôi đã hoàn toàn thay
đổi được mối quan hệ của mình; anh ấy yêu thương và tôn
trọng tôi hơn, coi tôi như một người bạn đời hoàn toàn bình
đẳng với anh ấy trong hôn nhân. Và ngược lại, tôi cũng
cảm thấy hạnh phúc vì có được một người chồng yêu
thương, hỗ trợ và tôn trọng mình. Bây giờ, chúng tôi là
“một”.


×