Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dạy con biết quan tâm – Phần 1 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.85 KB, 5 trang )

Dạy con biết quan tâm –
Phần 1
Trẻ
con
khoả
ng 8-9
tuổi
mới
có đủ
tri
thức để hiểu được khái niệm thông cảm, đồng cảm. Tuy
thế, ngay từ khi lên 5, bé đã có thể quan tâm đến sự
công bằng, muốn được đối xử tử tế, muốn những người
khác – bạn bè, người thân, thậm chí cả những nhân vật
trong sách truyện – cũng được đối xử tốt. Thấy con yêu
biết quan tâm đến người khác, bố mẹ nào cũng thật vui;
nhưng phải làm sao để giúp chăm sóc và nuôi dưỡng
đức tính này cho con bây giờ?
Bạn có thể làm gì?
Gọi tên cảm xúc. Con bạn sẽ hiểu và kiểm soát những cảm
xúc của mình tốt hơn nếu nhận diện được chúng. Vậy nên
bố mẹ hãy gọi tên hành động của bé khi có thể, chẳng hạn:
“Con đã ra bắt chuyện với bạn, như thế thật tử tế vì bạn
không có ai chơi cùng nên chắc buồn lắm.” Như thế, con sẽ
biết rằng những hành động cảm thông tốt đẹp của mình
được ghi nhận và đánh giá cao.
Bên cạnh đó, con bạn cũng cần biết những cảm xúc “tiêu
cực” nữa, vậy nên đừng ngại chỉ ra khi bé có những hành
động không hay. Hãy thử nói rằng, “Con giật lục lạc của
em bé làm em buồn và khóc rồi kìa. Con làm gì giúp em
vui lên được bây giờ?”


Với trẻ nhỏ, còn một cách khác để giúp bé hiểu và xác định
cảm xúc của mình: được gọi là “cảm xúc trong tuần”. Mỗi
tuần, bạn có thể dán lên cửa tủ lạnh hoặc lên bảng một bức
tranh hay hình chụp ai đó thể hiện một cảm xúc cơ bản –
buồn, vui, ngạc nhiên, giận dữ… Dần dần “nâng cấp” lên
những cảm xúc phức tạp hơn, chẳng hạn như thất vọng, lo
lắng, ghen tức (có đính kèm những tấm hình từ tạp chí hay
hình ảnh minh họa). Nói chuyện với con về những lúc bé
có cảm giác như vậy.
Khen ngợi hành động tử tế. Khi con có một hành động tử
tế, hãy bảo với con rằng bé đã làm đúng. Lời khen của bố
mẹ càng cụ thể càng tốt: “Con đã chia bánh cho bạn Ti thật
hào phóng. Mẹ thấy bạn ấy cười, chắc bạn vui lắm đấy.”

Học từ hành động của người khác. Dạy con chú ý đến
những việc làm tử tế của người khác. Bạn có thể nói, “Con
còn nhớ bạn Bống đã rất thân thiện với con hôm đầu năm
học không? Bạn đã giúp con cảm thấy hết cô đơn, phải
không?”. Bằng cách này, bạn sẽ giúp con hiểu thêm rằng
hành động của người khác có thể tác động đến cảm xúc của
bé như thế nào.
Sách truyện cũng là nguồn cung cấp quý giá để bạn giúp bé
khám phá cảm xúc. Hãy hỏi con xem bé nghĩ gì về những
nhân vật trong câu chuyện mà bé yêu thích, bé có sợ hãi /
dũng cảm / hạnh phúc như vậy không nếu ở trong hoàn
cảnh giống nhân vật?

Hãy nói lên! Khuyến khích con nói về cảm xúc của mình,
và khi đó, hãy cho con biết bạn quan tâm đến cảm xúc của
bé bằng cách chú ý lắng nghe. Nếu con kể chuyện về một

người khác (chẳng hạn như “Bạn Ti bị phạt vì xô bạn
Bống, nhưng con nghĩ như thế không công bằng”), hãy
lắng nghe quan điểm của con trước khi nêu lên quan điểm
của chính bạn. Và khi con nói rằng bé đang “điên người”
lên đây, hãy lặp lại điều bé nói một cách diễn giải khác,
chẳng hạn như “Ồ, thế là hôm nay con cảm thấy cáu kỉnh
và gắt gỏng à?”. Nói như thế bé sẽ biết được bạn đang lắng
nghe và cảm thấy được khuyến khích để chia sẻ nhiều hơn.

Khuyến khích con nói lên cảm xúc của mìnhTương tự như
vậy, hãy chia sẻ cảm xúc của bạn với con: “Mỗi khi con hét
lên là mẹ buồn lắm. Mình hãy cùng nghĩ một cách khác để
“thông báo” là con đang giận đi.” Cũng là một ý hay nếu
bạn chia sẻ với con những cảm xúc của mình, ngay cả khi
chúng không có liên quan gì đến những hành động của bé
cả. Bạn có thể nói, “Mẹ thất vọng quá, vì hôm nay mẹ vẫn
chưa làm xong việc ở công ty,” hoặc “Hôm nay mẹ cáu cô
Hương quá, như con cáu em ấy, nhưng bọn mẹ vẫn là bạn
của nhau.” Con bạn sẽ hiểu được rằng người lớn cũng có
những cảm xúc, đó là điều bình thường của cuộc sống, và
học cách đương đầu với nó là một phần trong quá trình
trưởng thành.

Dạy con những dấu hiệu không lời. Ở sân chơi hay công
viên, hãy tìm một nơi yên tĩnh mà bạn và con có thể ngồi
và kín đáo quan sát mọi người. Hai mẹ con có thể chơi trò
đoán cảm xúc của người khác, và lý do vì sao bạn lại đoán
như thế: “Con thấy bác kia không? Bác ấy đang đi nhanh,
vai thì khom xuống và khuôn mặt thì cau có. Mẹ nghĩ bác
ấy đang giận gì đó.” Bạn có thể cho rằng đối với trẻ nhỏ thì

việc nhận ra cảm xúc của người khác thông qua hành động
sẽ có phần khó khăn, nhưng cứ thử mà xem, nhiều khi bạn
sẽ phải ngạc nhiên về sự “nhạy” của con mình đấy.

×