Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thứ bậc trong gia đình và tính cách của con - Phần 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.35 KB, 8 trang )

Thứ bậc trong gia đình và tính
cách của con - Phần 1
Vì sao tính cách của các con tôi lại
khác nhau đến thế? Làm sao để tôi
có thể giúp con phát triển tốt nhất
theo cách riêng của bé bây giờ?
Hai câu hỏi lớn trên đây của các
bậc cha mẹ dường như dẫn đến
cùng một đầu mối…
Nhưng trước tiên, hãy cùng chúng
tôi lắng nghe chia sẻ của một bà mẹ
3 con, Elizabeth Moore:
Mỗi lần đi siêu thị về, Elizabeth luôn muốn các con ra giúp
mang đồ vào nhà. Cậu cả Jake, 13 tuổi, luôn là người đầu
tiên ra giúp mẹ trong khi cậu út 8 tuổi Sam luôn miệng
phàn nàn gì đó. Và trong lúc ấy thì cậu giữa 10 tuổi, Ben,
còn hiếm khi ra được khỏi nhà. “Ben cứ phải cắm cúi đi tìm
giày, đến lúc tìm được rồi thì đồ cũng đã chuyển xong,”
người mẹ đến từ New Jersey, Hoa Kỳ, nhận xét. “Tôi thật
sự ngạc nhiên khi chúng lại có thể khác nhau nhiều đến
vậy.”
Tại sao ba đứa trẻ cùng cha mẹ, cùng sống dưới một mái
nhà, lại phát triển tính cách khác biệt như thế? Một nguyên
nhân quan trọng có vẻ là thứ bậc trong gia đình. Các
chuyên gia tin rằng thứ bậc của đứa trẻ trong gia đình có
liên quan mật thiết đến những sở thích của chúng, điểm số
chúng đạt được ở trường và số tiền chúng có thể kiếm được
khi trưởng thành.
Tuy đây không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến việc
đứa trẻ sẽ trở nên thế nào khi lớn lên, nhưng nếu nghĩ kỹ
lại, ta có thể từ đó hiểu được thêm về tính cách của con


mình, và giúp chúng thành công theo cách riêng của chúng.
Con đầu lòng

Dù chỉ mới 12 tuổi nhưng cậu bé Brooklyn Beckham đã tỏ
ra rất chững chạc. (Ảnh: Internet)
Một số ngôi sao là con đầu lòng: Zac Efron, Beyoncé
Knowles, Dakota Fanning…
Sức mạnh bẩm sinh.
Con đầu lòng thường là trung tâm của sự chú ý. Theo một
nghiên cứu của đại học Brigham Young, Utah, Hoa Kỳ, thì
con trưởng trong gia đình thường có ít nhất 3.000 giờ “chất
lượng độc quyền” với bố mẹ nhiều hơn đứa em kế của
mình. “Các bậc cha mẹ thường dành nhiều thời gian để đọc
sách và giải thích mọi thứ cho con đầu lòng. Nhưng mọi
chuyện không còn dễ dàng vậy nữa khi đứa con kế ra đời,”
tiến sĩ Frank Farley, người đã có hàng thập niên nghiên cứu
về nhân cách và sự phát triển của con người, cho biết. “Sự
tập trung hoàn toàn đó có thể giải thích vì sao con đầu lòng
thường có khuynh hướng vượt hơn mong đợi.”
Ngoài việc thường đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra
IQ và được giáo dục nhiều hơn các em mình, con đầu lòng
cũng có xu hướng kiếm được nhiều tiền hơn (theo điều tra
của CareerBuilder.com, thu nhập chênh lệch có thể nhiều
hơn 100.000$ mỗi năm).

Những thử thách thường gặp.
Thành công nào cũng có giá của nó, con đầu lòng thường
có khuynh hướng thuộc về nhóm tính cách A – những
người không bao giờ cho phép mình nghỉ ngơi. Theo Tiến
sĩ Michelle P. Maidenberg, nhà tâm lý trị liệu ở New York,

thì: “họ luôn có một nỗi sợ cực độ về thất bại, những gì đạt
được không bao giờ là đủ với họ”. Và bởi vì luôn lo sợ mắc
phải sai lầm, những đứa trẻ là con trưởng thường có xu
hướng “hơi bị” nghiêm túc, cứng nhắc, không thích sự thay
đổi và rất khó để chịu bước khỏi vùng an toàn của mình.
Thêm vào đó, vì luôn phải mang nhiều trách nhiệm ở nhà –
dù là trong việc nhà hay trông em – con đầu lòng thường
nhận trách nhiệm rất nhanh chóng (và có thể tỏ ra ít nhiều
hống hách, áp đặt). Gánh nặng này có thể dẫn đến sự quá
tải cho đứa trẻ vốn đã bị áp lực phải trở nên hoàn hảo. “Tôi
phải liên tục nhắc Possy, đứa con gái 9 tuổi của mình, rằng
tôi mới là mẹ, tôi mới là người phải lo cho mọi người
khác,” Julie Cole, một bà mẹ sáu con đến từ Burlington
Ontario, cho biết. “Tôi thực sự có thể tin tưởng con mình;
không quá khó để trao trách nhiệm cho Possy nhưng tôi
cũng không muốn bé trở nên quá già dặn.”
Vậy bố mẹ nên làm gì?
Con đầu lòng luôn nhận được lời động viên cho những
thành công của mình, nhưng chúng cũng cần biết nếu
không thành công thì cũng không sao cả. Hãy kể cho đứa
con lớn của bạn nghe lúc bạn bị điểm kém, không đạt thành
tích tốt khi thi đấu thể thao hoặc khi bị sa thải trong công
việc đầu tiên – nói chung là bất kỳ tình huống nào mà bạn
đã cố gắng rất nhiều nhưng mọi thứ không diễn ra như
mong đợi; nhấn mạnh vì sao mọi thứ cuối cùng cũng vẫn
ổn và bạn đã học được gì từ những sai lầm đó.
Hãy giúp bé hiểu rằng một vài thất bại không phải đồng
nghĩa với mọi chuyện đã kết thúc, thậm chí đôi khi đó lại
còn là điều tốt, bạn nhé.
Con út

Một số ngôi sao là con út: Cameon Diaz, Prince Harry,
Blake Lively…
Sức mạnh bẩm sinh

Trong khi đó, Cruz Beckham luôn nổi bật với sự hiếu động
của mình. (Ảnh: Internet)
Nhìn chung, con út thường không phải là đứa khỏe mạnh
nhất cũng không thông minh nhất, vì thế chúng phải tự tạo
ra cách để thu hút sự chú ý. Những đứa trẻ là con út thường
dễ thương bẩm sinh với tính cách hướng ngoại và hòa
đồng; chúng cũng thường có vị trí nổi bật nhờ tính ưa phiêu
lưu của mình. Những đứa trẻ được sinh ra sau cùng trong
gia đình thường có thái độ rất thoáng trước những trải
nghiệm bất thường và thường liều lĩnh hơn các anh chị.
Những thử thách thường gặp.
Con út thường có cảm nhận “những việc mình làm không
có gì quan trọng”. Hầu như mọi dấu mốc sáng ngời trong
cuộc đời của một đứa trẻ – như biết nói tiếng đầu tiên, biết
đọc chữ đầu tiên, biết đi xe đạp… – đều đã được không con
trưởng thì cũng con thứ thực hiện. Vậy nên các bậc phụ
huynh thường có xu hướng phản ứng kém hào hứng hơn
trước những thành tựu của con út, thậm chí đôi lúc còn tự
hỏi “sao mãi đến bây giờ mới biết…”
Bên cạnh đó, những đứa con út cũng thường “tự nhiên” học
được cách lợi dụng vai trò ”em bé bỏng” để vận động
người khác làm theo ý mình. Các bậc cha mẹ, anh chị
thường tỏ ra chiều chuộng đứa em út, và kết quả: đây chính
là đối tượng khó đưa vào khuôn khổ nhất!
Vậy bố mẹ nên làm gì?
Việc chiều chuộng quá mức về lâu về dài có thể dẫn đến

hậu quả là bé sẽ trở nên phụ thuộc vào người khác và
không sẵn sàng bước vào đời. Vì thế, đừng đánh giá con
bạn quá thấp. Những đứa con út là thần trốn việc nhà và
thường được cho là “quá nhỏ” để có thể tham gia phụ giúp
gì đó; nhưng ngay cả một đứa bé 2 tuổi cũng đã có thể làm
tốt các việc như dọn dẹp đồ chơi rồi (hãy nhớ lại xem bạn
đã huấn luyện đứa con đầu của mình thế nào). “Hãy đặt ra
vài quy định thích hợp mà tất cả, từ lớn đến nhỏ, đều phải
tuân theo,” tiến sĩ Maidenberg khuyên. “Nếu không buộc
được các con phải làm theo nội quy, bạn thật sự không thể
nổi giận khi chúng vi phạm đâu.”

×