Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Đề tài Làm sáng tỏ 1 nhận định của Hồ Chí Minh GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG DÙ CÓ TỐT MẤY NHƯNG THIẾU GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH VÀ NGOÀI XÃ HỘI THÌ KẾT QUẢ CŨNG KHÔNG THU ĐƯỢC HOÀN TOÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.29 KB, 25 trang )

1
Phần A: Mở đầu
KHOA LÍ LUẬN – CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: Làm sáng tỏ 1 nhận định của Hồ Chí Minh
GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG DÙ CÓ TỐT MẤY NHƯNG
THIẾU GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH VÀ NGOÀI XÃ HỘI THÌ
KẾT QUẢ CŨNG KHÔNG
THU ĐƯỢC HOÀN TOÀN
PHẦN A. MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Mạnh Tử nói: “Nhân chi sơ tính bổn thiện, tính tương cận tập tương viễn”, nghĩa là
con người sinh ra ban đầu vốn dĩ lương thiện, tính tình khá đồng nhất, nhưng do môi trường
và sự tiếp cận học hỏi khác nhau mà tính tình đâm ra khác biệt nhau. Do đó, môi trường và
sự giáo dục sẽ làm con người thay đổi, nghĩa là giáo dục đóng vai trò quyết định cho bản
tính của con người trong tương lai.
Hơn thế nữa, do đang là sinh viên trên ghế giảng đường; nên chúng em nhận thấy rõ
vai trò của việc giáo dục là rất quan trọng. Vì thế, nhóm chúng em quyết định tìm hiểu về
vấn đề giáo dục qua một nhận định của Hồ Chí Minh: ”Giáo dục trong nhà trường dù có
tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không
thu được hoàn toàn”.
2. MỤC ĐÍCH:
- Để tìm hiểu tư tưởng của Bác về giáo dục.
- Để tìm hiểu về những mặt ưu và khuyết điểm của nền giáo dục nước ta. Từ đó, đề ra
những kiến nghị, biện pháp cho nền giáo dục Việt Nam nói chung và cho bản thân nói
riêng.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Thực trạng giáo dục Việt Nam xưa và nay
- Các chủ thể trong giáo dục (Học sinh, giáo viên, cấp lãnh đạo, gia đình….)


4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
- Làm sáng tỏ được nội dung nhận định của Bác về sự nghiệp giáo dục của Việt Nam
- Tìm hiều sâu hơn về thực trạng giáo dục của nước ta
- Đánh giá được những thành tựu của giáo dục trong nhiều năm nay
- Nêu lên được những mặt ưu và khuyết điểm của nền giáo dục Việt Nam
- Đề ra được những biện pháp cho nền giáo dục nước ta và vận dụng cho bản thân.
PHẦN B. NỘI DUNG TIỂU LUẬN
1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm giáo dục
Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến
đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực.
Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên
ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương
đại.
1.2 Vai trò của giáo dục
Không chỉ trong giai đoạn hiện nay vị trí tầm quan trọng của giáo dục mới được khẳng định
mà tư tưởng này trải qua từng thời kỳ lịch sử đã được một dân tộc có truyền thống hiếu học
đã dày công vun trồng và củng cố. Ở mọi thời đại giáo dục luôn luôn dành được sự quan
tâm.
- Năm 1075 Lý Nhân Tông mở khoa thi đầu tiên tuyển nhân tài, “Năm 1086 thi lấy người
có văn học trong nước sung làm quan Hàn lâm viện”. Từ đó đến các triều đại tiếp theo Nhà
Trần, nhà Hồ, nhà Lê, nhà Nguyễn. Các khoa thi lần lượt được mở ra để tuyển dụng người
tài, người có trí tuệ phục vụ cho nhân dân cho đất nước. Và Quốc Tử Giám trường đại học
đầu tiên của nước Việt Nam nơi vinh danh của những người thi cử đỗ đạt có đức có tài, đó
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 3
là một minh chứng sống cho việc luôn luôn coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu của
dân tộc ta.
Giáo dục bao gồm việc dạy và học, và đôi khi nó cũng mang ý nghĩa như là quá trình
truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ sự suy luận đúng đắn, truyền thụ sự hiểu biết. Giáo

dục là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác. Giáo
dục là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá
nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người. Nó ứng dụng phương pháp giáo dục, một phương
pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa dạy và học để đưa đến những rèn luyện về tinh thần, và
làm chủ được các mặt như: ngôn ngữ, tâm lý, tình cảm, tâm thần, cách ứng xử trong xã hội.
• Dạy học là một hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng và cần thiết cho sự phát
triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách học sinh.
• Quá trình dạy học nói riêng và quá trình giáo dục nói chung luôn gồm các thành
tố có liên hệ mang tính hệ thống với nhau: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương
pháp giáo dục, phương tiện giáo dục, hình thức tổ chức và chỉ tiêu đánh giá.
Sự giáo dục của mỗi cá người bắt đầu từ khi sinh ra và tiếp tục trong suốt cuộc đời. (Một
vài người tin rằng, sự giáo dục thậm chí còn bắt đầu trước khi sinh ra, theo đó một số cha
mẹ mở nhạc, hoặc đọc cho những đứa trẻ trong bụng mẹ với hy vọng nó sẽ ảnh hưởng đến
sự phát triển của đứa trẻ sau này). Với một số người quá trình đấu tranh giành giật sự sống,
giành giật sự thắng lợi trong cuộc sống cung cấp kiến thức nhiều hơn cả sự truyền thụ kiến
thức ở các trường học. Các cá nhân trong gia đình và ngoài xã hội cũng có ảnh hưởng lớn
đến hiệu quả giáo dục, thường có ảnh hưởng nhiều hơn, mặc dù việc dạy dỗ trong gia đình
có thể không mang tính chính thức, chỉ có chức năng giáo dục rất thông thường.
1.3 Mục đích giáo dục
Mục đích cao cả trong suốt cuộc đời phấn đấu của Hồ Chí Minh đó là mong cho dân tộc,
nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Ngày nay nước ta đã được độc lập, dân ta đã được tự do, thanh niên đã là người làm chủ đất
nước, vì vậy mục đích của nền giáo dục là đào tạo ra những con người biết làm chủ nước
nhà, phải lấy nhiệm vụ học tập làm chủ yếu.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 4
Người đã chỉ rõ mục đích của việc học đó là: học để yêu Tổ quốc, học để yêu nhân dân, học
để yêu lao động, học để yêu đạo đức, học để phụng sự Tổ quốc, học để phụng sự nhân dân.
Mục đích giáo dục lớn nhất trong tư tưởng của Hồ Chí Minh là vì con người, cho con
người, là xây dựng con người mới, đào tạo ra những con người biết làm chủ nước nhà.

1.4 Nội dung giáo dục
Để xây dựng xã hội chủ nghĩa theo Người: “trước hết cần phải có con người xã hội chủ
nghĩa”. Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa không có con đường nào khác ngoài giáo dục
tri thức khoa học và lý tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đó là nền giáo dục nhằm phát triển
con người toàn diện trong thời đại mới. Hồ Chí Minh cho rằng phải xây dựng cho người
học toàn diện những mặt chính sau: trí dục, đức dục, thể dục, mĩ dục, giáo dục lao động kỹ
thuật. Ngoài ra cần phải học lý luận Mác Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng
ngày, phải luyện tài, rèn đức, trong đó Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh tới giáo dục đạo
đức. Người nói “dạy cũng như học là phải biết chú trọng cả tài và đức”, đức được coi như
là “cái gốc” của cây, “nguồn” của sông, nếu không có đức thì người có tài cũng vô dụng.
2. Phương pháp giáo dục
Trong giáo dục, theo Hồ Chí Minh, cần có phương pháp phù hợp với điều kiện giáo dục và
đối tượng giáo dục. Giáo dục phải căn cứ vào "trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình
độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần
chúng". Cần có phương pháp tổ chức giáo dục sao cho bảo đảm được sự phù hợp giữa điều
kiện, hoàn cảnh giáo dục với đối tượng giáo dục.
Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kết hợp các hình thức giáo dục, không tuyệt đối hoá
bất cứ một hình thức giáo dục nào. Hồ Chủ tịch đã chỉ ra hiệu quả của việc phát huy mối
liên hệ mật thiết giữa nhà trường - gia đình và xã hội trong giáo dục chăm lo, bồi dưỡng thế
hệ trẻ. Điều này được thể hiện trong bài nói của người tại Hội nghị cán bộ Đảng ngành
Giáo dục (ngày 3 đến 8 tháng 6-1957, tại Hà Nội): "Giáo dục trong nhà trường dù có tốt
mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không thu
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 5
được hoàn toàn". Điều này thật thấm thía. Bởi vì, giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng,
toàn dân, của mỗi gia đình, của các lực lượng xã hội. Nên chỉ có kết hợp chặt chẽ các yếu
tố này mới tạo thành sức mạnh tổng hợp để đưa sự nghiệp “trồng người” đi đến thắng lợi.
Đối với Hồ Chí Minh, tất cả các phương pháp giáo dục như phương pháp đối thoại, phương
pháp học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, phương pháp làm gương, phương pháp
kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đều nhằm mục đích "nêu cao tác phong độc

lập suy nghĩ và tự do tư tưởng", nâng cao nhận thức, chất lượng và hiệu quả giáo dục. Các
phương pháp này vừa mang tính truyền thống, lại vừa hiện đại, vừa hệ thống, khoa học, lại
vừa cụ thể, thiết thực, luôn gắn với đời sống và thời đại.
2.1 Giáo dục trong nhà trường
Giáo dục đạo đức trong nhà trường là môi trường đào tạo cho con người có trình độ
năng lực, có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhằm phát triển toàn diện
con người. Giáo dục nhà trường là giáo dục có bài bản, có hệ thống và kết hợp với nhiều
loại hình giáo dục khác. Cho nên, giáo dục nhà trường có một ý nghĩa độc đáo và quan
trọng trong việc hình thành ý thức và nhân cách đạo đức. Đáng tiếc là ở nước ta, cả một
thời gian khá dài, nhà trường hoặc bỏ quên hoặc quá xem nhẹ môn học đạo đức. Gần đây,
tình trạng này đã có những bước cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, giáo dục đạo đức còn mang
tính hình thức, thậm chí sơ sài, lý thuyết suông nên chưa mang lại hiệu quả. Thực tế đó đã
có ảnh hưởng không nhỏ, nếu không nói là ảnh hưởng xấu, đến việc giáo dục đạo đức trong
nhà trường. Những yếu kém này, xét từ góc độ đạo đức cũng là nhân tố liên quan đến sự
suy thoái, sự xuống cấp về nhân cách đạo đức của con người và xã hội.
Nhìn một cách khái quát thì giáo dục đạo đức chưa tương xứng với yêu cầu của sự phát
triển kinh tế - xã hội. Để đảm bảo hiệu quả cho công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường,
đòi hỏi cần phải đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, những truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh, sinh viên với bản thân, gia đình, trách nhiệm
của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước. Phải coi đạo đức học là một ngành khoa học thực
sự và không thể thiếu trong chương trình giáo dục và đào tạo. Trước đây, lúc sinh thời, Chủ
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 6
tịch Hồ Chí Minh đã từng mong muốn: “Đạo đức học cần phải trở nên một ngành khoa học
xã hội mà những người có trách nhiệm phải đi sâu nghiên cứu chuyên cần hơn nữa. Nó
cũng phải trở thành một môn khoa học không thể thiếu được trong các trường đại học và
giáo dục phổ thông”.
2.1.1 Ưu điểm
 Ngày càng được Chính phủ quan tâm sâu sắc
Cả nước đều biết, ngay từ khi nhận trọng trách mới, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân

đã dành nhiều công sức trực tiếp lao vào giải quyết những vấn đề nóng bỏng trong ngành
giáo dục. Đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng quan tâm chỉ đạo Bộ này và các
ngành có liên quan làm tất cả những gì có thể để cải thiện tình hình và đẩy mạnh phát triển
giáo dục, coi đấy là một trong những ưu tiên lớn của quốc gia. Việc làm gần đây nhất là
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh vấn đề cho các sinh viên nghèo vay tiền ngân hàng để đi học…
 Phát huy và bồi dưỡng tốt cho năng lực của mỗi học sinh, sinh viên
Mỗi học sinh, cho dù ở độ tuổi nào, với những đặc điểm về tính cách, sở thích,
khuynh hướng, và khả năng riêng. Nếu được giáo viên hiểu, quan tâm, chăm chút thì có
thể khơi nguồn năng lực tối đa cho từng em, giúp các em đạt được những mục tiêu học tập
và rèn luyện bản thân, hướng tới đạt được những ước mơ của chính mình. Mỗi lớp học là
một gia đình nhỏ, nhà trường là một gia đình lớn, trong đó mỗi thành viên hiểu, tôn trọng,
đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi học sinh được rèn luyện trở nên tự nguyện và tích cực
quay lưng lại với những tiêu cực đối với tuổi trẻ. Mỗi lớp học đầy ắp tiếng cười, sân trường
tràn ngập niềm vui, tình thày trò, tình bạn, và mối quan tâm xã hội là những nền tảng đem
lại giá trị quý báu vô giá cho những năm tháng theo học tại trường.
- Cung cấp nhiều kiến thức bổ ích về khoa học kĩ thuật, văn hóa nghệ thuật, cho học
sinh , sinh viên.
- Giúp hoc sinh, sinh viên rèn luyện thêm về kĩ năng giao tiếp, khả năng tư duy độc
lập, làm chủ bản thân và hoat đông tích cực, có ích cho xã hội.
 Nhận thức rõ nét về tinh hoa văn hóa dân tộc
- Giúp học sinh, sinh viên hiểu và tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi
sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia, bảo tồn và phát huy được những
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 7
tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc; để không bị mất đi hay tan
biến trong những nền văn hóa khác.
- Hiểu được tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải
đóng cửa. Ngược lại, có thể mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến
trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp
phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh

thế giới.
- Giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần
cộng đồng và ý thức tập thể; giúp học sinh phát triển óc phán đoán với tinh thần trách
nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp học sinh có khả
năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.
- Giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống, và lối sống của người
dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần
đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học
sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét
đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh
truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong
tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
Nhận biết được sự cần thiết của việc giáo dục trong trường học mà số lượng học sinh,
sinh viên đến học và lớp học, trường học ngày càng được mở rộng. Quan sát số liệu được
cho bởi biểu đồ sau:

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 8

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 9
Biểu đồ trên đã cho chúng ta thấy quy mô giáo dục - đào tạo tăng lên qua các năm
thể hiện rõ sự quan tâm của cộng đồng, xã hội đối với việc giáo dục trong nhà trường.
2.1.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, ta có thể nhận thấy sau một thời gian dài cho
đến hiện nay sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam vẫn không đáp ứng được yêu cầu về
nguồn nhân lực ưu tú. Việc này đòi hỏi Việt Nam phải xem xét lại.
 Những tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục
Tác động sâu xa và lâu dài về mặt văn hóa của những tiêu cực trong lĩnh vực giáo
dục làm nhiều giá trị cao quý bị mai một, với nhiều di chứng khó sửa: suy nghĩ lệch lạc về

cái học trở thành hiện tượng xã hội phổ biến; tư tưởng bằng cấp, tình trạng chạy trường
chạy điểm, bằng thật học giả, gian lận, nói dối tràn lan; bệnh hình thức và thành tích chủ
nghĩa để lại nhiều hậu quả trầm trọng; giác ngộ ý thức làm chủ bản thân và vai trò chủ nhân
của đất nước bị hạn chế; tình trạng dạy và học nhồi sọ cản trở đáng kể sự phát triển của mỗi
cá nhân cũng như của của đất nước, chẳng những không khuyến khích tự do tư duy sáng
tạo mà còn ảnh hưởng đến khả năng đề kháng sự nô dịch sùng ngoại; trong xã hội không
hiếm tư tưởng “ăn đong” và tư tưởng làm thuê, không hiếm hiện tượng vùi dập và bỏ phí
người tài Tất cả những yếu kém này vừa đang cản trở khả năng phấn đấu của từng cá
nhân, vừa tiếp tục khoét sâu các mặt suy yếu của xã hội, của đất nước. Đã thế, lại có
khuynh hướng đổ hết mọi tội lỗi lên cơ chế thị trường! Tiến sâu vào thời kỳ phát triển hiện
đại và hội nhập, nhưng nhìn chung trong cả nước ý thức luật pháp đối với nhà nước pháp
quyền, cũng như ý thức tự chủ đối với xã hội dân sự của những người trong hệ thống bộ
máy nhà nước cũng như của người dân còn nhiều mặt hạn chế.
 Chất lượng giáo dục còn kém
Nhiều trường, nhiều trường lớn và đông, chất lượng nhìn chung thấp, nhiều nơi rất
thấp. Đó là đặc điểm chung nhất cho các loại trường từ tiểu học cho đến đại học, các học
viện, viện nghiên cứu. Xin lưu ý, đã có một thời nước ta còn nghèo hơn hiện nay, trong
nước còn chiến tranh, thế nhưng nền giáo dục nước ta thời đó đã đóng góp không nhỏ vào
cuộc kháng chiến và mọi nhiệm vụ khác nó phải cáng đáng đối với đất nước, đã trở thành
niềm tự hào lớn của đất nước, một vết son sáng ngời của chế độ chính trị nước ta thời đó
với những tên tuổi bất hủ như Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Tôn
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 10
Thất Tùng, Đặng Thai Mai, Đặng Văn Ngữ , với không ít những mái trường từ trung học
phổ thông đến đại học, từ trường dạy nghề đến trường cao đẳng… đã một thời làm dạng
danh nền giáo dục Việt Nam. Chính quá khứ đáng ghi nhớ này thôi thúc chúng ta phải kiên
tâm đi tìm đâu là những nguyên nhân đích thực của những yếu kém hôm nay trong nhà
trường của nước ta. Bàn riêng về nhà trường, những yếu kém chính là chương trình giảng
dạy, điều kiện vật chất kỹ thuật và trường sở, thư viện, sách tham khảo… Nếu so với nền
giáo dục ở thời đại tin học thì còn phải nêu nhiều yếu kém khác nữa.

 Chương trình học tiếng nước ngoài còn hạn chế
Ngoại ngữ đang là một trong những vấn đề bức thiết nhất và cũng là một trong những
bất cập lớn nhất của nhà trường nước ta. Không thể hình dung sống trong thế giới ngày nay
không có ngoại ngữ. Con đường tiếp cận mọi thành tựu văn hóa, tiến bộ khoa học và kỹ
thuật của thế giới, con đường hội nhập vào kinh tế và cộng đồng thế giới đều phải đi qua
cái cầu ngoại ngữ. Con đường khai thác lợi thế nước đi sau và làm giàu trí tuệ của chính
mình phải có ngoại ngữ hỗ trợ. Sự thật là nền giáo dục nước nhà không quan tâm đúng mức
vấn đề ngoại ngữ, lại quen lối tư duy đổ tội cho cái nghèo một cách không thể biện bạch
được. Đã đến lúc phải đưa chương trình dạy ngoại ngữ trở thành một phần bắt buộc trong
chương trình giảng dạy từ cấp phổ thông – khả năng cho phép đến đâu thì thực hiện tới đấy
rồi mở rộng dần ra – ví dụ bắt đầu từ các vùng đô thị và kinh tế phát triển. Vì yêu cầu hội
nhập và vì ở sát nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc, học tiếng Anh và tiếng Hoa ngày càng
trở nên cấp thiết.
 Giới trẻ thường sao nhãng việc học văn hóa truyền thống
Riêng về mặt văn hóa, lịch sử và ngôn ngữ, phát huy truyền thống và bản sắc dân
tộc, vấn đề duy dưỡng và khai thác vốn Hán nôm của quốc gia ngày càng trở nên quan
trọng. Vấn đề này bị sao lãng hời hợt đến mức có nguy cơ đi tới một nền văn hóa mất gốc.
Còn rất nhiều việc phải làm để văn hóa Việt trở thành tâm hồn dẫn dắt con đường đi lên của
đất nước, là yếu tố gìn giữ bản sắc và sự trường tồn của dân tộc ta. Để đứng được trong
cạnh tranh của toàn cầu hóa, Việt Nam chẳng những cần hiển diện trước thế giới là một nền
kinh tế mà còn là một hình ảnh văn hóa của chính mình.
 Thư viện còn hạn chế về chất lượng cũng như số lượng
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 11
Trong nhà trường còn có vấn đề sách và thư viện không thể bỏ qua được. Nếu
nói tỷ lệ số lượng sách in ra so với dân số, có lẽ phải xếp hạng bậc cao hay rất cao cho nước
ta, có lần báo chí nước ta đã tự xếp hạng ta là nước Đông Nam Á có cố lượng đầu sách
hàng năm cao nhất trong vùng, không rõ chính xác đến mức nào. Nhưng xin hãy đến thăm
bất kỳ cửa hàng sách hay vào bất kỳ thư viện nào của các trường, viện, nhìn chung sách của
tác giả nước ta chất lượng thấp, không ít nội dung sao chép một cách chắp vá của bên

ngoài, lạc hậu xa so với trình độ chung trên thế giới, nhiều sách rất khó tin cậy cho việc
nghiên cứu nghiêm túc của người dậy cũng như người học ở tất cả các bậc học. Trong khi
sách dịch cũng rất nhiều chuyện để nói. Điều khổ sở nữa là giá sách đắt quá so với số đông
trong xã hội. Dạy mà không có sách tốt cho tham khảo, nghiên cứu, cập nhật thì chỉ còn
cách mài giáo án – dù là giáo án vay mượn - ra mà dạy. Học mà không có sách cho tự học
thì chỉ còn cách học nhồi sọ và học thuộc lòng. Tình hình thư viện nói chung của các
trường, viện cũng đáng buồn như vậy. Rất nên có một chuyên đề riêng bàn tính việc tháo
gỡ vấn đề sách và thư viện.
 Phương pháp giảng dạy còn chưa theo kịp xu hướng của thế giới
Nội dung và phương pháp giáo dục thể hiện xu hướng hư học cổ lỗ, dành nhiều thời
gian học những kiến thức lạc hậu vô bổ (sau nhiều lần bàn cãi cũng chỉ mới giảm được thời
lượng bắt buộc). Mặt khác lại quá thực dụng thiển cận, thiên về triết lý mì ăn liền mà coi
nhẹ những vấn đề có ý nghĩa cơ bản suốt đời cho mỗi người như: hình thành nhân cách, rèn
luyện năng lực tư duy, khả năng cảm thụ. Coi nhẹ kỹ năng lao động, kỹ năng sống, kỹ năng
giao tiếp, đức tính trung thực, năng lực sáng tạo, trí tưởng tượng, là những đức tính thời
nào cũng cần nhưng đặc biệt thời nay càng cần hơn bao giờ hết. Bằng cách đặt nặng quá
mức bằng cấp và thi cử, nhà trường đã vô tình tuôn ra xã hội mọi thứ rác rưởi độc hại: bằng
giả, bằng dỏm, học giả, v.v.
 Dân trí thấp
Là hệ quả tất nhiên của giáo dục yếu kém tác động tiêu cực đến môi trường, sức
khỏe cộng đồng, an toàn giao thông, và hàng loạt vấn nạn khác. Thêm vào đó, chất lượng
giáo dục quá thấp là nguyên nhân quan trọng gây ra nạn chảy máu chất xám đang làm xã
hội mất đi những nguồn lực trí tuệ quý giá. Hai năm gần đây đã có một số chuyển biến tích
cực nhưng vì chưa động tới các vấn đề cốt lõi - nơi sức ỳ đã bám rễ trong nhiều năm - nên
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 12
chưa tạo đủ xung lực cho một cuộc lột xác của giáo dục hiện đang là đòi hỏi cấp bách của
xã hội.
Xuất phát từ quan niệm lệch lạc về sứ mạng và vai trò người thầy trong nền giáo
dục hiện đại. Phản ứng lại tư duy lạc hậu trong nhà trường cũ, gán cho thầy quyền uy tuyệt

đối theo quan niệm “không thầy đố mầy làm nên”, biến giáo dục thành quá trình truyền đạt
và tiếp thu hoàn toàn thụ động, đã xuất hiện tư duy cực đoan ngược lại, phủ nhận vai trò
then chốt của thầy đối với chất lượng giáo dục.
 Chạy theo số lượng, hy sinh chất lượng
Bất chấp mọi chuẩn mực, thông lệ và kinh nghiệm quốc tế, khiến việc hội nhập khó
khăn và không cạnh tranh nổi ngay với giáo dục các nước trong khu vực. Với cách quản lý
xô bồ, số phế phẩm tuôn ra xã hội ngày càng đông, tài năng làng nhàng chiếm ưu thế, rồi
phế phẩm thế hệ 1 sản xuất ra phế phấm thế hệ 2, cứ thế thành cái vòng xoáy trôn ốc nhấn
chìm giáo dục trong một mớ bòng bong, không gỡ ra được (tình hình lộn xộn về các bằng
cấp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và các chức danh GS, PGS hay các danh vị khác đã
khiến các sản phẩm giáo dục VN mất giá thảm hại trên quốc tế).
2.2 Giáo dục trong gia đình
Nếu như giáo dục trong nhà trường quá trình phát triển tri thức là chủ yếu thì giáo dục
trong gia đình và ngoài xã hội lại là quá trình nhận thức về đạo đức; giúp con người phát
triển toàn diện về mọi mặt.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, ta đã biết được 1 số sự việc khiến không ai
có thể làm ngơ như:
_ Thứ 4, ngày 10/03/2010, trên hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng từ báo, đài,
internet… đều đồng loạt đăng tải một tin làm dư luận xã hội bàng hoàng, xôn xao: Sốc với
clip nữ sinh đánh đập, xé áo bạn trên phố. Sau khi sự việc này lan rộng và nhận được sự
quan tâm của nhiều ngành chức năng, tất cả đều có chung nhận xét: sự việc này là hồi
chuông cảnh báo về những biểu hiện đáng lo ngại liên quan đến đạo đức của học sinh hiện
nay.
_Thứ 3 ngày 27/04/2010, một video clip ghi lại cảnh “nữ sinh đánh bài cởi áo trong lớp
học” được lan truyền với tốc độ “chóng mặt” trên internet. Sau khi xem xong clip này, hầu
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 13
hết lại có chung nhận định: video nữ sinh chơi bài cởi áo thêm một lần nữa gióng lên hồi
chuông về sự xuống cấp về đạo đức trong lối sống của một bộ phận học sinh hiện nay.
Trên đây chỉ là một trong vô vàn những tình huống, những sự việc phản ánh tình trạng

đáng báo động về đời sống đạo đức của học sinh. Sau những câu chuyện đau lòng và đáng
buồn như vậy, đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như: Ai sẽ là người chịu trách nhiệm
chính trong các vụ việc này? Vai trò và trách nhiệm giáo dục của gia đình, nhà trường và
rộng lớn hơn là của xã hội ở đâu? Tại sao các em lại hành xử như vậy? Tại sao bạn bè các
em lại có thái độ thờ ơ, thậm chí cổ vũ, quay video để tung lên mạng? Rất nhiều rất nhiều
câu hỏi được đặt ra và cần phải có những câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề nóng bỏng này!
Người ta cứ nói: đã đến lúc nhìn lại thực trạng giáo dục đạo đức; đã đến lúc cha mẹ phải
quan tâm hơn, có trách nhiệm hơn trong việc giáo dục con cái… nhưng đó chỉ là những lúc
rộ lên những video, những trường hợp bị bạo lực, còn sau đó đâu lại vào đấy. Và rốt cuộc,
người chịu nhiều đau khổ, thương tâm vẫn là những em là nạn nhân của bạo lực học đường.
Người ta nói phải “coi trọng” vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, nhưng cũng chỉ dừng
lại ở “coi” chứ chưa có “trọng”. Trong khi giáo dục ở nhà trường còn nặng về dạy chữ, nhẹ
về dạy người thì ai sẽ có vai trò chính và sự ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức cho học sinh?
Nhận thức được tầm quan trọng của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho con cái, cũng
như nhận thấy gia đình là nơi hình thành nên những giá trị đạo đức nền tảng cho con cái,
gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến lối sống đạo đức của học sinh.
2.2.1 Ưu điểm
 Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống.
Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là môi trường đầu tiên và cũng là tiểu
môi trường trọn đời của mỗi con người. Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn
mạnh: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình
tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Gia đình không những là môi
trường đầu tiên mà còn là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình
thành nhân cách cho mỗi con người. Nói cách khác, gia đình là môi trường không thể thiếu
và cũng không thể thay thế được đối với sự phát triển của mỗi con người. Bởi, “gia đình là
trường học đầu tiên” trước khi con người đến với trường đời. Một nhà nghiên cứu đã rất có
lý khi cho rằng: “Tình cảm nhân hậu, phong độ xúc cảm là trung tâm của nhân tính. Nếu
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 14
tình cảm nhân hậu không được giáo dục từ thời ấu thơ thì bạn sẽ không bao giờ giáo dục

được nữa, bởi vì chất người chân chính đó chỉ được định hình trong tâm hồn con người
đồng thời với việc nhận thức những chân lý đầu tiên và quan trọng nhất…”. Ai cũng biết,
ngay từ đầu, sự phát triển của mỗi chúng ta đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của giáo dục đạo
đức gia đình, của “nếp nhà”, của “gia phong”. Thi hào Gớt đã nói rằng, ai tìm được sự bình
an trong tổ ấm gia đình, thì đó là người hạnh phúc nhất. Cho nên, gia đình là môi trường
quan trọng bậc nhất trong giáo dục. Bởi giáo dục gia đình là nền tảng có tác động vô cùng
to lớn đến sự phát triển của cá nhân và cả cộng đồng. Điều đó đã lý giải vì sao Đảng và Nhà
nước ta luôn coi việc xây dựng gia đình văn hóa mới là một trong những nội dung quan
trọng của chiến lược phát triển đất nước, phát triển con người. Trong Báo cáo chính trị tại
Đại hội VIII, Đảng ta đã khẳng định: “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh
phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.
 Là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân
cách con người.
Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế thị trường cùng với quá trình toàn cầu hóa đã
ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự ổn định và bền vững của gia đình. Để tồn tại và phát triển, đòi
hỏi mỗi gia đình phải tìm cách thích ứng, điều chỉnh các quan hệ giữa các thành viên trong
gia đình và ngoài xã hội. Trên thực tế, nhiều gia đình không những vẫn giữ gìn được nền
nếp gia phong, làm tốt chức năng giáo dục con cái mà còn biết phát huy tính chủ động của
các thành viên trong việc phát triển kinh tế, góp phần vào sự phồn vinh của xã hội. Những
gia đình như vậy thực sự là những tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc cho con người. Tuy
nhiên, bên cạnh đó, đang có những biểu hiện của sự sút kém, đặc biệt là “sự sút kém vai trò
và hiệu quả của giáo dục gia đình, là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến nhiều hiện
tượng tiêu cực trong xã hội mà gia đình không ngăn chặn được ngay từ đầu”.
 Bảo tồn và phát huy văn hóa, truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ
nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng gia đình văn hóa luôn gắn liền với tăng
cường trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục đạo đức theo những chuẩn mực tốt đẹp
của dân tộc, để mỗi con người được lớn lên trong tình cảm, trong sự quan tâm, chăm sóc
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09

Tiểu học
Trung học
Trung học phổ thông
Phần B:Nội dung tiểu luận 15
lẫn nhau. Làm được như vậy, gia đình trở thành nơi có đủ sức mạnh đề kháng, chống lại
mọi sự ô nhiễm từ bên ngoài, ngăn chặn mọi tiêu cực từ phía xã hội, giúp con người có khả
năng phát triển tốt hơn. Đây không chỉ là biện pháp quan trọng để củng cố và phát triển gia
đình, để gia đình thực sự trở thành “hạt nhân của xã hội” mà đây còn là yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.
 Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng đạo đức
Giáo dục đạo đức đang là một trong những vấn đề nhức nhối và cấp bách của toàn xã
hội. Nhà trường và xã hội không thể làm hết, làm thay trách nhiệm, bổn phận của những
bậc sinh thành trong việc giáo dục đạo đức cho con cái. Do đó, gia đình mà đặc biệt là cha
mẹ phải nhận thấy vai trò và trách nhiệm của mình trong vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế
xã hội, ngoài một bộ phận những bậc cha mẹ biết cách giáo dục và uốn nắn con cái trở
thành những con ngoan, trò giỏi thì còn không ít các bậc phụ huynh có những quan điểm và
lối giáo dục chưa đúng đắn, chưa phù hợp.
Qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể thấy: thực trạng đạo đức của học
sinh đang đi xuống, những giá trị đạo đức truyền thống đang thay đổi. Điều này có thể
được minh chứng bởi số liệu nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt
Nam về vấn đề học sinh nói dối cha mẹ tăng dần cùng lứa tuổi (đặc biệt là trong lứa tuổi vị
thành niên).
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 16
Biểu đồ tỷ lệ học sinh nói dối cha mẹ theo lứa tuổi
Theo bà Lê Nguyên Hương, Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ cho
rằng, càng lớn, ý thức đạo đức của học sinh càng đi xuống. Số liệu trên phản ánh phần nào
thực trạng lỏng lẻo trong việc giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình.
Có thể dễ dàng nhận thấy, với việc coi nhẹ vấn đề giáo dục đạo đức cho con cái,
nuông chiều con một cách hết mực, đáp ứng mọi nhu cầu của con, không la mắng con dù

biết là sai trái, sẵn sàng bao che những lỗi lầm của con… là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới
việc sa sút trong lối sống đạo đức của học sinh ngày nay. Chính lối giáo dục này của cha
mẹ dẫn tới việc các em trở nên không vâng lời, hay nói dối cha mẹ, thiếu ý thức tôn trọng
thầy cô, kỷ luật của nhà trường; gian lận trong thi cử, thiếu ý thức sống tôn trọng và làm
theo pháp luật. Được người lớn nuông chiều, “bao che”, các em thể hiện bản thân một cách
quá đáng, quan hệ yêu đương quá sớm và không lành mạnh. Được cha mẹ đáp ứng mọi nhu
cầu, các em đề cao giá trị vật chất, lối sống ưa hưởng thụ. Cha mẹ bận rộn với việc làm ăn
kinh tế, không chăm lo giáo dục con cái làm các em xa rời giá trị đạo đức, chuẩn mực.
Gia đình là xã hội thu nhỏ, gia đình là tế bào của xã hội. Nói như thế để thấy được vai
trò của gia đình trong xã hội ngày nay, đặc biệt là trong vấn đề giáo dục đạo đức cho con
cái. Truyền thống đạo đức của gia đình có ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến con cái. Ngay
từ khi lọt lòng, trẻ đã được chăm sóc, nuôi dạy cùng với những người thân yêu trong gia
đình. Số thời gian trẻ sống ở gia đình cũng nhiều hơn ở trường, do vậy, mối quan hệ ông bà,
cha mẹ, anh chị em có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm của trẻ. Đặc biệt với tuổi vị thành
niên, các em dần hình thành thái độ nhận xét, đánh giá về sự quan tâm, mối tương quan
giữa các thành viên trong gia đình…Khi trẻ được sống trong một gia đình nề nếp, có những
giá trị đạo đức của xã hội được ông bà, cha mẹ và anh chị em lựa chọn, điều này sẽ tác
động trực tiếp, thường xuyên, lâu dài và mạnh mẽ đến các em. Do vậy các em dễ dàng tiếp
nhận và thực hiện một cách tự nguyện. Trẻ vị thành niên là những người đang phát triển rất
mạnh mẽ về óc phê phán và nhận xét, do vậy, dưới sự định hướng của gia đình, kết hợp với
truyền thống đạo đức của gia đình, sẽ tác động rất tích cực tới đời sống và các hành vi đạo
đức của các em. Còn khi gia đình không hòa thuận, ông bà, cha mẹ không sống đúng với
vai trò của mình, cha mẹ không quan tâm đến con cái, chỉ biết làm giàu, coi việc giáo dục
là của nhà trường, không biết con cái cần gì, suy nghĩ gì, ai cũng sống ích kỷ… thì sẽ có
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 17
những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của các em trong xã hội ngày càng phát triển này.
Gia đình rất quan trọng trong việc hình thành nề nếp đạo đức, lối sống cho con cái. Sự quan
tâm chăm sóc, dạy dỗ, ân cần chỉ bảo của cha mẹ tác động rất nhiều đến con trẻ. Ví dụ như
trước khi con cái đi học, cha mẹ đều dạy dỗ, dặn dò kỹ lưỡng con em luôn ăn mặc chỉnh tề,

đầu tóc gòn gàng, vào lớp học không được nói chuyện, cười giỡn… thì nhất định các em sẽ
trở thành những con ngoan, trò giỏi, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Nhận thức được vấn đề
này, mới thầy tầm quan trọng, sự ảnh hưởng của gia đình với việc hình thành nên đạo đức.
2.2.2 Nhược điểm
 Nhiều bậc cha mẹ mải làm kinh tế mà không quan tâm đến con cái,
phó mặc cho nhà trường.
Từ thuở thơ ấu, bài học đầu đời dành cho con trẻ chính là việc chào hỏi ông bà, cha mẹ, anh
chị, bà con cô bác khi tiếp xúc gặp gỡ. Khi có khách đến nhà, cha mẹ thương nhắc nhở con
cái “Vòng tay chào ông/bà/bác/chú đi con”. “Dạy con từ thuở còn thơ” – đó là điều mà các
bậc cha mẹ luôn phải tâm niệm. Nhiều bậc phụ huynh không ý thức được vấn đề này, cứ để
con cái sống tự do. Đến khi nhận thấy con hư, con khó bảo, không vâng lời, có muốn uốn
nắn, muốn giáo dục thì cũng đã muộn vì “nhỏ không ươm, lớn gãy cành”. Vậy nên, ngay
khi còn uốn nắn được, các bậc cha mẹ nên dạy con những bài học tuy sơ đẳng nhưng lại tối
quan trọng như chào hỏi, đi thưa về gửi, ăn nói văn minh lịch sự, không nói dối, không nói
tục chửi thề… Với lứa tuổi vị thành niên – tuổi gần bạn xa mẹ - nếu cha mẹ cứ để con cái
tự do, không giáo dục, cứ để con cái đi đâu thì đi, chơi với ai cũng không cần quan tâm…
thì thật dễ xảy ra những rủi ro, hậu quả đáng tiếc.
 Vẫn còn hiện tượng “trọng nam khinh nữ”
Do tư tưởng có con trai nối dõi, hương khói mà nhiều bậc sinh thành đã không yêu quý cân
bằng giữa các con của mình. Chính từ đó, các em đã mặc cảm và dẫn tới hậu quả là không
phát triển toàn diện về mọi mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tương lai.
Tóm lại, có thể thấy trong xã hội ngày nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho con cái
đang bị xao nhãng và không được quan tâm đúng tầm, đúng mức của nó. Trong khi nhà
trường và xã hội đang loay hoay tìm lời giải cho vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh thì
vai trò của gia đình lại càng trở nên hết sức quan trọng. Gia đình cần nhận thấy trách nhiệm
và bổn phận của mình trong việc xây dựng một nền tảng.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 18
2.3 Giáo dục ngoài xã hội
Việc giáo dục trong gia đình và nhà trường thôi vẫn chưa đủ, mà xã hội cũng đóng

vai trò rất quan trọng trong giáo dục. Mỗi con người chúng ta sinh ra được gia đình nuôi
dưỡng, dạy bảo, lớn hơn môt chút khi đến trường được học những kiến thức, được rèn
luyện đạo đức, trang bị hành trang để bước vào cuộc sống tất bật. Môi trường xung quanh
sẽ ảnh hưởng tới tính cách, suy nghĩ của chúng ta. Theo đó, nhân tố xã hội cơ bản có ảnh
hướng lớn đến sự hình thành nhân cách là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử -
cụ thể mà cá nhân đó sống. Còn tính tích cực xã hội của mỗi cá nhân, một mặt, phụ thuộc
nào nhu cầu và lợi ích của họ, mặt khác, phụ thuộc vào môi trường xã hội và khuynh hướng
tiên bộ xã hội, như nền dân chủ. các quan hệ xã hội…
2.3.1 Ưu điểm
 Cùng với giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội là sự tiếp
tục quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện ý thức đạo đức và năng lực thực
hiện hành vi đạo đức cho con người.
Giáo dục xã hội là môi trường góp phần làm phong phú thêm cho những điều con người
học được trong gia đình và trong nhà trường. Có thể nói rằng, cả ba môi trường này là sự
kết hợp liên tục, kế tiếp nhau của quá trình giáo dục đạo đức và tri thức. Bởi vì, “không
phải chỉ ở tại nhà trường, có lên lớp, mới học tập tu dưỡng, rèn luyện và tự cải tạo được.
Trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều có thể và đều phải học tập”. Môi trường xã
hội còn là nơi diễn ra mọi hoạt động đa dạng của con người, đồng thời cũng là nơi thử
thách ý chí, bản lĩnh và năng lực thực hành đạo đức của từng cá nhân. Cho nên, trong sự
nghiệp giáo dục đạo đức, nếu lơ là hay buông lỏng một môi trường nào thì chắc chắn sẽ dẫn
đến sự thiếu hụt những giá trị nhân văn, sự trống rỗng, thậm chí xuống cấp về đời sống đạo
đức của xã hội. Vì vậy, “Sự xem nhẹ giáo dục đạo đức và lối sống, việc xã hội xem nhẹ vấn
đề đời sống gia đình, tình trạng suy thoái của nền giáo dục học đường cũng như xu hướng
thương mại hóa các hoạt động văn hóa - xã hội bao gồm cả giáo dục y tế… dẫn tới sự thiếu
hụt chất lượng nhân văn… phải được coi là những dấu hiệu nguy hiểm đe doạ sự phát triển
bền vững của xã hội”.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 19
 Tính cộng đồng ngày càng được quan tâm
Thực tiễn cho thấy trong mấy năm gần đây, thang giá trị của xã hội đang có sự thay

đổi nhanh chóng. Chính sự thay đổi một số giá trị dẫn đến sự thay đổi đặc điểm nhân cách
của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kỳ mới. Định hướng giá trị là yếu tố quan trọng nhất của
cấu trúc bên trong nhân cách. Chúng ta đang trong quá trình vận động và chuyển đổi trên
mọi lĩnh vực. Vì vậy, không thể không có sự chuyển đổi thang giá trị, biểu định hướng giá
trị trong việc kế thừa và duy trì các giá trị truyền thống và hình thành những giá trị chuẩn
mực mới, tiếp cận thời đại. Những giá trị truyền thống gia đình, tình nghĩa, đề cao cái tâm,
chữ tín và đạo hiếu, lễ nghĩa vẫn được duy trì nhằm hạn chế, khắc phục tính ích kỷ, thờ ơ
thậm chí là lạnh lùng của một số người dưới tác động của cơ chế thị trường. Tính cộng
đồng vẫn được quan tâm nhưng bên cạnh đó một số giá trị phẩm chất cá nhân ngày càng
được đề cao như: Học vấn, sức khoẻ, sáng tạo, tự lập, tự trọng, tinh thần khám phá, chí
tiến thủ,… Mục tiêu, yêu cầu của mô hình nhân cách tuổi trẻ Việt Nam cần phải có sự kết
hợp những giá trị chuẩn mực truyền thống và mô hình phát triển của con người Việt Nam
XHCN như mục tiêu Đại hội Đảng IX, X đề ra gồm có: Lòng yêu nước, yêu CNXH, đạo
đức lối sống, tính cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, ý chí tự
lập, tự cường xây dựng đất nước…
Thanh niên phải đi đầu đấu tranh chống tệ nạn xã hội. Hiện nay, tệ nạn xã hội đang
tấn công và hủy hoại cuộc sống và nhân cách của một số người. Thanh niên, học sinh rất dễ
bị lôi kéo sa vào tệ nạn xã hội. Do vậy, lực lượng thanh niên cần có sự nhận thức về tác hại,
hậu quả của tệ nạn xã hội. Đồng thời biết cách phòng tránh và đấu tranh để xây dựng xã hội
Việt Nam thực sự trong sạch và lành mạnh.
 Xã hội giúp cho con người nhận thức về xu hướng quốc tế hoá đang diễn
ra trên toàn cầu.
Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã mang lại nhiều tiện ích và nâng cao hiệu
quả công việc, cũng như trong lĩnh vực giải trí. Để sẵn sàng nắm bắt những thời cơ thuận lợi và
sự thay đổi đang diễn ra trên thế giới, mọi người cần sử dụng tốt ngoại ngữ và vi tính, đó là
những công cụ phục vụ đắc lực không thể thiếu được trong công việc của mỗi người, đặc biệt
là lớp trẻ luôn đi đầu trong việc tiếp cận cái mới.
2.3.2 Nhược điểm
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 20

 Xã hội phức tạp với nhiều tệ nạn, nhiều cám dỗ khiến cho con người
dễ bị sa ngã
Nếu chúng ta nhìn được “lập trình” từ trước do những ảnh hưởng không mong muốn
của xã hội. Lối sống vào những gì đã và đang diễn ra hằng ngày sẽ thấy những hiện tượng
tha hóa đạo đức không phải là hành động bộc phát, mà hầu như chúng tuân theo “quy luật
nhân quả”; những hành vi đáng tiếc đó đại. Có người đã nói: cuộc sống càng hiện đại bao
nhiêu thì giới trẻ ngày càng hư hỏng bấy nhiêu. Và cuộc sống càng văn minh hiện đại bao
nhiêu thì hình như con người càng làm nô lệ cho nhiều thứ chán nản, thất vọng. Khi đó họ
tìm đến với rượu bia, xì ke, ma tuý, thuốc lắc, ăn chơi trác táng.
 Kinh tế thị trường phát triển khiến cho giới trẻ chạy theo giá trị vật chất
Do sống trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường, giới trẻ khó đứng vững được trước
những thay đổi chóng mặt của nó. Họ phải chạy theo những giá trị vật chất, những thứ đảm
bảo cho một cuộc sống thoải mái hơn về tiện nghi. Với xu thế đó, họ không có thời gian để
thưởng thức những giá trị tinh thần cao đẹp như những liều thuốc an thần. Thay vào đó, họ
cứ lao đầu vào dòng đời ngược xuôi tốc độ, cạnh tranh. Trong thời đại này, ai bình chân
người đó sẽ chết đói, có người cho rằng “thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm”; nếu cứ sống
một cách lương thiện thì áo chẳng có mà mặc, cơm chẳng có mà ăn, nói chi là “ăn no mặc
ấm, ăn sung mặc sướng”.
Nhìn vào thực tế, ta thấy được những hậu quả do sự phát triển của xã hội, do lối giáo
dục từ chương, nhồi sọ, và do cơ chế quản lý. Đó là một lối sống buông thả, gian lận trong
thương trường và hưởng thụ quá độ. Những vụ việc như “múa kiếm”, tham ô tham nhũng
của người lớn được du di cho qua không thể không khiến người trẻ nghĩ rằng “làm sai cũng
chẳng sao cả”, vì đâu có thấy những hành vi đó bị trừng phạt thích đáng.
 Do hội nhập văn hoá làm cho giới trẻ sống “tây hoá” không còn biết đến nền tảng
đạo đức của con người.
Từ đó, nẩy sinh ra nhiều kiểu sống bệnh hoạn, làm băng hoại những giá trị truyền thống
văn hoá. Trong mục “Gặp gỡ đầu tuần” của báo Phụ Nữ ngày 21 tháng 03 năm 2009, cố
Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Oanh cho biết: “Dường như xã hội chưa quan tâm đến việc
giáo dục nhân cách cho giới trẻ”. Mối quan ngại của bà là mặc dù ngày nay lãnh vực khoa
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09

Phần B:Nội dung tiểu luận 21
học kỹ thuật, kinh tế phát triển rất nhanh nhưng xã hội khó lòng đi lên nếu thế hệ trẻ không
coi trọng việc học và rèn luyện đạo đức làm người.
PHẦN C. KẾT LUẬN
Sự nghiệp giáo dục - theo quan điểm của Hồ Chí Minh - là sự nghiệp của toàn Đảng,
của nhà nước và của nhân dân. Trong “Thư gửi cán bộ, thầy giáo, cô giáo, học sinh nhân
dịp khai giảng năm học mới”, người khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng,
cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết chặt
chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng
lợi nhiệm vụ đó. Giáo dục nhằm đào tạo con người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của
Đảng và nhân dân ta. Do đó các ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa phương phải thật
sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy mạnh
sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới ”.
Thực hiện di huấn của Người, trong hơn 30 năm qua, sự nghiệp giáo dục và khoa học
luôn được Đảng ta thật sự coi là quốc sách hàng đầu nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó, Đảng và
nhà nước ta đã tiến hành nhiều cuộc cải cách, xây dựng và nỗ lực triển khai thực hiện nhiều
chương trình, kế hoạch nhằm đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục.
Vị trí, vai trò của giáo dục đã được Hồ Chí Minh khẳng định là quốc sách hàng đầu,
được thể hiện xuyên suốt và nhất quán trong tất cả các phát biểu, quan điểm, tư tưởng của
Người, kể từ những ngày đầu đất nước mới giành được độc lập cho đến lúc Người đi xa. Từ
những phân tích trên chúng ta nhận ra vai trò quan trọng của gia đình, nhà trường và xã hội
đối với giáo dục. Thực trạng giáo dục hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề nan giải, để giải
quyết vấn đề nan giải này cần phải có sự quan tâm thực sự của các cấp ban ngành liên quan
và phải có sự đóng góp nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức, gia đình và nhà trường bằng
những hành động cụ thể, bằng những sáng kiến cải cách, bằng của cải vật chất và bằng
công sức của mỗi cá nhân và tập thể. Giải pháp cải cách giáo dục cần được bộ giáo dục
nghiên cứu cả về chiều sâu và chiều rộng. Phương pháp giáo dục, giảng dạy hay cần được
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 22

chia sẻ để giáo viên trao đổi, học hỏi, trau dồi. Học viên phải ý thức được nhiệm vụ cao cả
của mình trong việc bảo vệ, xây dựng, và phát triển đất nước.
1. Về phía cá nhân
Mỗi bạn trẻ chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người, trau dồi,
học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái với những người xung
quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình. Ngoài ra, cần phải học hỏi
những tấm gương của những người đạo đức trong xã hội hiện tại.
2. Về phía gia đình
Gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con
người. Gia đình là ngôi trường đầu tiên của con người, từ đó những đứa trẻ học được nhân
cách làm người. Vì thế, muốn cho con cái trở nên tốt, gia đình phải là nơi mọi người sống
yêu thương, nâng đỡ và đùm bọc lẫn nhau. Các thế hệ cùng chung sống phải biết quan tâm
tới nhau, thì người trẻ sẽ có nền tảng đạo đức tốt. Hay nói cách khác, giới trẻ sống trong gia
đình đó sẽ rập theo nếp sống của cha ông họ. Đồng thời, gia đình phải sống hạnh phúc, nơi
đó cha mẹ và con cái sống hài hoà với nhau, người trẻ sẽ cảm nhận được những giá trị cao
đẹp như: hạnh phúc, lắng nghe, yêu thương, tha thứ, nâng đỡ và chấp nhận những khác biệt
của nhau… Bên cạnh đó, trong một thế giới đang đề cao sự thỏa mãn tức thời, những ham
muốn bản năng, thì gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc khơi dậy ý thức về cái tốt
và cái xấu, về cái đáng làm và không nên làm.
3. Về phía nhà trường
Môi trường giáo dục nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến thức mà còn phải
quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho các bạn trẻ. Một khi nhà trường biết
quan tâm đúng mức về giáo dục đạo đức cho giới trẻ thì kết quả sẽ khả quan hơn. Vấn đề
này thấy rõ trong các trường Công giáo và các cơ sở nội trú của các nhà Dòng. Các học
sinh, sinh viên khi được giáo dục ở đó, họ không chỉ biết sống lễ phép với mọi người mà
còn sống gương mẫu, ngoan ngoãn, biết quan tâm yêu thương mọi người.
4. Về phía xã hội
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 23
Xã hội nên quan tâm đến giới trẻ, tạo những cơ hội cho họ, giúp họ sống theo

chuẩn mực đạo đức của xã hội, nhất là những người lầm lỡ, giúp họ trở thành những con
người có ích cho xã hội. Tiến sĩ Tâm lý Đinh Phương Duy cho biết: “Giới trẻ ngày nay,
không phải là họ không muốn sống cho ra người mà còn muốn sống tốt hơn nữa”. Có người
đã nói: “Cơn khát làm một người sống lương thiện, sống đạo đức cháy âm ỉ trong tâm khảm
của họ. Chính vì thế, họ đang cần được xã hội quan tâm giúp đỡ, nhất là mở những lớp học
về cách ứng xử trong cuộc sống. Đồng thời họ mong muốn những người có trách nhiệm
nên làm gương cho họ”.
Thay lời kết
Để phát triển xã hội bền vững, những nhà giáo dục và những người có trách nhiệm
phải có một hướng đi đúng đắn cho thế hệ trẻ hôm nay. Trong giá trị đạo đức, cần định
hướng để họ có một lý tưởng sống, biết xây dựng cuộc sống trên những giá trị cao đẹp.
Đồng thời, mọi người cần quan tâm đến những giá trị đạo đức, nhất là cần áp dụng những
cách giáo dục mới vào việc đào tạo thế giới trẻ, vì họ là rường cột của xã hội. Giáo dục theo
lối mới là giáo dục bằng tình thương yêu, nâng đỡ.
Hơn nữa, chúng ta cần nhìn vào tình hình thực tế để cảnh giác hơn đối với những
cạm bẫy đang cám dỗ giới trẻ. Toàn xã hội cần phải làm nhiều hơn nữa để giáo dục một thế
hệ trẻ có đạo đức, có lý tưởng sống để có thể đứng vững trước mọi thách thức và sóng gió
trong cuộc đời. Một lần nữa xin nhấn mạnh rằng, để xây dựng đất nước ngày một giàu
mạnh, chúng ta không chỉ chú trọng đến việc phát triển "Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại
Hoá", mà còn phải hết sức chú trọng đến công tác "Phát triển nguồn nhân lực". Phải đầu tư
thực sự để ươm những mầm non - hạt giống cho tương lai.

Tài liệu tham khảo
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 24
1. Website: />ve-giao-duc.html
2. Website: />co_id=30525&cn_id=44609
3. Website: />option=com_content&task=view&id=338&Itemid=70
4. Website của báo Tuổi trẻ
5. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam do khoa lý luận chính trị

Và nhiều nguồn khác.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09
Phần B:Nội dung tiểu luận 25
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Nhóm 09

×